Giáo án Sinh học 6 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của các loại lá biến dạng, cho ví dụ.
- Giải thích được đặc điểm của biến dạng phù hợp với chức năng.
- Nhận dạng một số loại lá biến dạng thường gặp.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh vẽ phóng to Hình 25.1 – 25.7 “Các loại lá biến dạng”
Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 85 sgk
Các mãnh bìa: ghi nội dung bảng trang 85.
Vật mẫu: Các loại lá biến dạng như: đoạn dây mây, củ bột báng, xương rồng.
- Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả thí nghiệm xác định sự thoát hơi nước qua lá ?
( Thí nghiệm của Tuấn và Hải)
- Nêu ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá ? Tại sao khi bứng cây, người ta phải tỉa bớt lá và chọn những ngày râm mát ?
Thoát hơi nước giúp tạo động lực cho sự hút nước, mk, giúp lá khỏi bị đốt nóng;
3. Nội dung bài mới:
Mở bài: Lá thường có dạng bản dẹt có chức năng chính là chế tạo chất ddưỡng cho cây. Nhưng ở một số cây do thực hiện chức năng khác, lá đã thay đổi hình dạng để thực hiện tốt những chức năng này !
Ngày soạn: 12/11/2015 Tiết thứ: 27 Tuần: 14 BÀI 24 PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết: nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá, các đk bên ngoài ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước qua lá. - Hiểu: Lựa chọn 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận: phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra ngoìa bằng sự thoát hơi nuớc. - Vận dụng: Giải thích được 1 số ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến thoát hơi nước ở cây. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh bảo vệ cây xanh . II.Chuẩn bị: - Thầy: Tranh vẽ phóng to hình 24.1, 23 có ghi kết quả thí nghiệm. - Trò: Xem lại cấu tạo trong của biểu bì và thịt lá. III. Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ - Trình bày thí nghiệm chứng minh sự hô hấp ở cây ? Tại sao ban đêm khi ngủ không để nhiều cây trong phòng ngủ đóng kín cửa ? - Thế nào là hô hấp ở cây ? Ứng dụng hiểu biết về hô hấp ở cây như thế nào trong trồng trọt ? - Hô hấp là hiện tượng cây lấy khí oxi , Ứng dụng: phải làm đất tơi xốp 3. Nội dung bài mới : Mở bài: chúng ta đều biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động sống khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu ? Hoạt động1: Tìm hiểu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng hô hấp ở cây. Mục tiêu: nêu được các bước tiến hành tn, tập thiết kế tn để rút ra kết luận. Hoạt động của thầy H.động của trò Nội dung ghi bảng Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk mục 1 trả lời: + Một số hs dự đoán điều gì? + Để chứng minh dự đoán đó họ đã làm điều gì ? Ghi dự đoán hs lên bảng. Treo tranh vẽ phóng to hình 24.1, 2 thảo luận nhóm trong 5’ trả lời 3 câu hỏi mục Ñ trang 81. Yêu cầu học sinh đại diện nhóm khác có lựa chọn khác trình bày. Lưu ý hs: + Chọn thí nghiệm phải chứng minh dự đoán ban đầu; + Thí nghiệm Dũng và Tú chứng minh dự đoán ban đầu. + Thí nghiệm Tuấn và Hải đã chứng minh những nội dung nào của dự đoán ? Vậy lựa cọn nào đúng ? Cá nhân đọc thông tin đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. Quan sát tranh vẽ phóng to, Thảo luận nhóm ; nghe gv hướng dẫn, Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. Thảo luận toàn lớp đại diện trình bày. I. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu: 1) Thí nghiệm1 :(nhóm Tuấn và Hải): Kết quả : sau 1 giờ : + Mực nước ở lọ A giảm hẳn. + Mực nước ở lọ B như cũ. + Kim cân lệch về phía có lọ B. 2) Kết luận : Nước →Lông hút →Vỏ rễ →Mạch dẫn của rễ , thân , lá →thoát re ngoài ( qua lỗ khí ) . Hoạt động2: Tìm hiểu về ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá. + Mục tiêu: nêu được 2 ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ð mục 2, đại diện trả lời: Sự thoát hơi nước có ý nghĩa gì với cây ? Cá nhân xem thông tin đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. II. Ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá: Sự thoát hơi nước qua lá giúp: Tạo động lực cho rễ hút và vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới áng nắng mặt trời. Hoạt động3: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá. Mục tiêu: kể và g.th được sự t.động của các đk bên ngoài đến sự thoát hơi nước. Y/c h/s đọc thông tin ð mục 3, thảo luận nhóm trong 3’, đ.diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. + Vì sao người ta phải làm như vậy ? + Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những đk bên ngoài nào ? B.s hoàn chỉnh nội dung. Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. III. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá: Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí. * Ứng dụng: cần tưới đủ nước cho cây vào những thời kì khô hạn, ngày nắng nóng. 4.Củng cố: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk trang 82. 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. - Xem mục “Em có biết” trang 82. - Hướng dẫn nhóm hs chuẩn bị các vật mẫu: đoạn dây mây, củ bột báng, cây xương rồng, củ hành. - Học bài cũ và xem trước bài mới. IV.Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 12/11/2015 Tiết thứ: 28 Tuần: 14 BÀI 25 BIẾN DẠNG CỦA LÁ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được đặc điểm của các loại lá biến dạng, cho ví dụ. - Giải thích được đặc điểm của biến dạng phù hợp với chức năng. - Nhận dạng một số loại lá biến dạng thường gặp. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. II.Chuẩn bị: - Thầy: Tranh vẽ phóng to Hình 25.1 – 25.7 “Các loại lá biến dạng” Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 85 sgk Các mãnh bìa: ghi nội dung bảng trang 85. Vật mẫu: Các loại lá biến dạng như: đoạn dây mây, củ bột báng, xương rồng. - Trò: Xem trước bài ở nhà. III. Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: - Mô tả thí nghiệm xác định sự thoát hơi nước qua lá ? ( Thí nghiệm của Tuấn và Hải) - Nêu ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá ? Tại sao khi bứng cây, người ta phải tỉa bớt lá và chọn những ngày râm mát ? Thoát hơi nước giúp tạo động lực cho sự hút nước, mk, giúp lá khỏi bị đốt nóng; 3. Nội dung bài mới: Mở bài: Lá thường có dạng bản dẹt có chức năng chính là chế tạo chất ddưỡng cho cây. Nhưng ở một số cây do thực hiện chức năng khác, lá đã thay đổi hình dạng để thực hiện tốt những chức năng này ! Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại lá biến dạng. Hoạt động của thầy Hđ của trò Nội dung ghi bảng Yêu cầu học sinh dựa vào những vật mẫu và kết hợp quan sát thông tin sgk, thảo luận nhóm trong 5’ hoàn thành bảng trang 85. Tre tranh vẽ, hướng dẫn hs quan sát tranh. Theo dõi, hdẫn hs thực hiện. Cho hs chơi trò “Thi điền bảng liệt kê”: mỗi nhóm cử 3 hs thgia nhận 3 mảnh bìa cho mỗi biến dạng, Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. Quan sát vật mẫu và tranh vẽ theo hướng dẫn, thảo luận nhóm, Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. I. Có những loại lá biến dạng nào ? Stt Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá b.dạng Tên lá biến dạng 1 Xương rồng Lá dạng gai nhọn Giảm thoát hơi nước Lá biến thành gai 2 Lá đậu Hà Lan Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo cao Tua cuốn 3 Lá mây Lá ngọn dạng tay móc Giúp cây leo cao Tay móc 4 Củ dong ta Lá vảy phủ trên thân rễ, dạng vảy mỏng, nâu nhạt Bảo vệ chồi của thân rễ Lá vảy 5 Củ hành Bẹ lá phình to thành dạng vảy dày màu trắng Chứa chất dự trữ Lá dự trữ 6 Cây bèo đất Trên lá có lông tuyến tiết chất dính để bắt mồi và tiêu hóa Bắt và tiêu hóa mồi. Lá bắt mồi 7 Cây nắp ấm Cuối gân lá tạo bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết dịch để bắt và tiêu hóa mồi Bắt và tiêu hóa sâu bọ chui vào bình. Lá bắt mồi Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của lá biến dạng. Hoạt động của thầy Hđ của trò Nội dung ghi bảng Hãy dựa vào bảng, nhận xét đặc điểm hình thái lá biến dạng so với lá bình thường ? Những đđiểm đó có ý nghĩa gì với cây ? Bs hoàn chỉnh nội dung Cá nhân quan sát bảng, nhận xét, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. II. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? * Vậy cây do điều kiện sống khác nhau còn thay đổi hình dạng của lá để thực hiện chức năng khác như: dự trữ chất dinh dưỡng, leo lên cao, bắt mồi. 4.Củng cố: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 85. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. - Yêu cầu học sinh đọc mục “Em có biết” trang 86. - Xem trước nội dung bài 26. - Nhóm hs chuẩn bị: Ôn tập chương I- IV IV. Rút kinh nghiệm: Ký duyệt tuần 14 Ngày 16 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng
File đính kèm:
- GA Sinh 6-Tuan 14.doc