Giáo án Sinh học 6 - Trường THCS Phương Trung

CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG

Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

- Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại có hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II/ CHUẨN BỊ

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng phụ bảng SGK tr.88.

- Tranh phóng to hình 26.1 – 26.4.

- Mẫu vật: rau má, sái đất, củ gừng, củ dong ta củ nghệ (có mầm), cỏ gấu, cỏ tranh, củ khoai lang có chồi, lá thuốc bỏng, lá sống đời có mầm,

 

doc191 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Trường THCS Phương Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S thảo luận, trả lời đạt:
1. Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.
2. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
3. Vì sự thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS trả lời đạt: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.
2. Thụ tinh.
 Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử.
 Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
3. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
- GV nhận xét, chốt lại ý chính
- GV mở rộng: Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó? 
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt do noãn của hoa tạo thành.
2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi.
3. Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt.
- HS ghi bài
- HS trả lời đạt: 
+ Phần đài của hoa vẫn còn lại trên quả như cà chua, hồng, ổi, thị, hồng xiêm,
+ Phần đầu nhụy, vòi nhụy như chuối, ngô,
3. Kết hạt và tạo quả.
 Sau khi thụ tinh:
+ Hợp tử phát triển thành phôi.
+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (một số ít loài cây ở quả còn dấu tích của một số bộ phận của hoa).
4. Củng cố đánh giá: 
 - Y/c học sinh đọc khung ghi nhớ màu hồng SGK.
 - Câu 1: Đáp án: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.
 - Câu 2: Đa: Quả do bầu của hoa tạo thành. Hạt của hoa do noãn tạo thành.
5. Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Đọc phần Em có biết ?
Chuẩn bị bài tiếp theo và quan sát trước các loại quả ở nhà theo yêu cầu của SGK.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tuần 21	Ngày soạn: 03/1/2011
Tiết 39	Ngày dạy: 14/01/2011
Chương VII: QUẢ VÀ HẠT
Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ + TÍCH HỢP GIÁO DỤC MT P2
I/ MỤC TIÊU.
- 	Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau. 
- 	Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: Nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: Hai loại quả khô và hai loại quả thịt.
* KN sống: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào kỹ năng sống như: Hợp tác nhóm, trao đỗi thảo luận trong nhóm, trình bày trước đám đông. Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau thu hoạch.
 - Giáo dục ý thức BV thiên nhiên, cải tạo môi trường sống.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
 - Dạy học nhóm, trực quan, vấn đáp tìm tòi, trình bày 1 phút 
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 32.1 Sưu tầm một số loại quả khô, quả thịt: cải, đậu, bồ kết, táo, mơ
- HS: Đọc bài trước ở nhà. Quan sát các loại quả trước ở nhà và chuẩn bị một số quả phổ biến: Táo, đậu, cải, mơ
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Sự thụ tinh là gì? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
 - Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó? 
 3. Bài mới : 	CÁC LOẠI QUẢ 
* Khám phá: Y/c HS kể một số loại quả mà em được biết, chúng giống và khác nhau ở điểm nào? ứng dụng kiến thức trên vào thực tế như thế nào?
* Kết nối:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: quan sát mẫu vật nhóm mang theo và những quả có trong hình 32.1 SGK tr.105 -> chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau
- GV hỏi: Nhóm đã dựa vào đặc điểm nào để phân chia các quả trên vào các nhóm?
- GV nhắc lại tóm tắt cách phân chia của HS, từ đó hướng dẫn cách chia nhóm các loại quả như sau:
+ Trước hết quan sát các loại quả, tìm xem giữa chúng có những điểm nào khác nổi bật mà người quan tâm có thể chia chúng thành các nhóm khác nhau. Ví dụ: số lượng hạt, đặc điểm màu sắc của quả,
+ Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó. Ví dụ: về số lượng hạt (một hạt, không có hạt, nhiều hạt); về màu sắc của quả (màu sặc sỡ, màu nâu, màu xám,)
+ Cuối cùng chia các nhóm quả bằng cách: xếp các quả có những đặc điểm giống nhau vào một nhóm.
- GV giảng giải: các em đã biết cách chia quả thành những nhóm khác nhau theo mục đích và những tiêu chuẩn mình tự đặt ra. Tuy nhiên vì không xuất phát từ mục dích nghiên cứu nên cách phân chia đó còn mang tính tùy tiện. Bây giờ chúng ta sẽ học cách phân chia quả theo những tiêu chuẩn mà các nhà khoa học đề ra nhằm mục đích nghiên cứu. 
- HS hoạt động nhóm: quan sát mẫu vật nhóm mang theo và những quả có trong hình 32.1 SGK tr.105 -> chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau
- Có thể dự đoán HS phân chia dựa vào các cách sau:
+ Nhóm quả nhiều hạt, nhóm quả có một hạt, nhóm quả không có hạt
+ Nhóm quả ăn được, nhóm quả không ăn được
+ Nhóm quả có màu sắc sặc sỡ, nhóm qảu có màu nâu xám.
+ Nhóm quả khô, nhóm quả thịt.
- HS lắng nghe.
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại quả?
- Trước hết quan sát các loại quả, tìm xem giữa chúng có những điểm nào khác nổi bật mà người quan tâm có thể chia chúng thành các nhóm khác nhau.
- Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó.
- Cuối cùng chia các nhóm quả bằng cách: xếp các quả có những đặc điểm giống nhau vào một nhóm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục qSGK tr. 106 -> nêu tiêu chuẩn của hai nhóm quả chính: quả khô và quả thịt.
- GV yêu cầu HS xếp các quả của nhóm mình thành hai nhóm quả đã biết
a. Các loại quả khô:
- GV yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia qủa khô thành hai nhóm
+ Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô
+ Gọi tên hai nhóm quả khô đó
- GV nhận xét, chốt ý
- GV yêu câu HS cho ví dụ các loại quả của hai nhóm 
- GV liên hệ thực tế: Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh, đậu đen trước khi quả chín khô?
b. Các loại quả thịt:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.106 -> tìm hiểu đặc điểm phân biệt hai nhóm quả thịt?
- GV yêu cầu các nhóm nêu ví dụ
- GV cho HS tự rút ra kết luận
- GV liên hệ: Người ta có cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?
- GDMT: Con người sử dụng các sản phẩm từ cây xanh: thân, rễ, lá, các loại hoa quả à chúng ta cần phải bảo vệ, gìn giữ và phát triển cây xanh ngày một tốt hơn.
- HS đọc thông tin mục qSGK tr. 106 để biết tiêu chuẩn của hai nhóm quả chính: quả khô và quả thịt
- HS xếp các quả của nhóm mình thành hai nhóm quả đã biết
- HS quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia qủa khô thành hai nhóm: 
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài: cải, các loại quả đậu, đậu bắp, chi chi, quả bông,.
+ Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự tách ra: thìa là, chò, .
- HS trả: Vì nếu đợi đến lúc quả chín khô, quả tự nẻ, hạt sẽ rơi hết xuống ruộng không thể thu hoạch được.
- HS đọc thông tin SGK tr.106 
-> nắm được:
+ Quả mọng gồm toàn thịt: chanh, cà chua, đu đủ, chuối, hồng, nho,
+ Qủa hạch có hạch cứng bao bọc lấy hạt: táo ta, đào, mơ, dừa,
- HS trả lời đạt: Rửa sạch, cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh, phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu,.
2: Các loại quả chính.
 Dựa vào đặc điểm của vỏ có thể chia quả thành 2 nhóm:
- Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng.
- Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
a. Các loại quả khô: 
+ Quả khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nứt ra.
+ Qủa khô không nẻ: Khi chín vỏ không tự nứt ra.
b. Các loại quả thịt:
+Quả mọng: gồm toàn thịt.
+ Qủa hạch: có hạch cứng bao bọc lấy hạt.
4. Củng cố đánh giá: 
- Y/c HS đọc khung ghi nhớ.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
5. Dặn dò:
Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại.
Đọc phần Em có biết ?
Chuẩn bị bài kế tiếp. Hướng dẫn ngâm hạt đậu đen, hạt ngô chuẩn bị cho bài sau.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tuần 21	Ngày soạn: 03/1/2011
Tiết 40	Ngày dạy: 15/1/2011
Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT + TÍCH HỢP GDMT P1
I/ MỤC TIÊU.
- Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm
-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
* KN sống: Rèn kỹ năng tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình.
- Biết cách chọn và bảo quản hạt giống.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Phương pháp trực quan, quan sát, phân tích, hợp tác nhóm
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. GV.
- Tranh câm về các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô.
- Mẫu vật: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày
- Kim mũi mác, kính lúp cầm tay. Bảng phụ bảng SGK tr.108
2. HS:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Mổi nhóm chuẩn bị: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả thịt và quả khô? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt có ở địa phương em. 
- Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Kể tên 3 loại quả mọng, 3 loại quả hạch có ở địa phương em. 
 3. Bài mới: 	HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT 
* Khám phá: Hạt phát triển thành cây. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào?
* Kết nối:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- GV hướng dẫn nhóm chưa bóc tách được
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng
- GV gọi HS lên điền tranh câm
- GV nhận xét -> chốt lại kiến thức. 
- GDMT: Giáo dục cho HS biết tác dụng của cây xanh, cung cấp nguồn hạt giống và lương thực cho động vật và con người.
- HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- HS lên hoàn thành bảng
- HS lên điền tranh câm
- HS ghi bài
1:Các bộ phận của hạt.
 Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 
BẢNG HỌC TẬP
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Hạt đỗ đen
Hạt ngô
Hạt gồm có những bộ phận nào?
Vỏ và phôi
Vỏ, phôi, phôi nhủ
Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
Vỏ hạt
Vỏ hạt
Phôi gồm những bộ phận nào?
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Phôi có mấy lá mầm?
Hai lá mầm
Một lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?
Ở hai lá mầm 
Ở phôi nhũ 
Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm 
.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Căn cứ vào bảng SGK tr.108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào?
2. Thế nào là cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm?
- GV chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt một lá mầm có: phôi nhủ, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhủ.
 Hạt hai lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở hai lá mầm
2. Cây Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm.
 Cây Một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
- HS ghi bài.
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm:
- Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm.
- Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm.
hat 
- Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm.
 - Cây Một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
4. Củng cố đánh giá: 
Sử dụng câu hỏi 1,2 SGK
Trả lời câu 2: chọn các hạt để lại làm giống có đủ các điều kiện sau:
	+ Hạt to, mẩy, chắc: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe
+ Hạt không sứt sẹo: các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới bảo đảm cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con, hạt nảy mầm được.
+ Hạt không bị sâu, bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.
Trả lời câu 3: Hạt lạc có cấu tạo giống như hạt đâu đen chỉ gồm có 2 bộ phận là vỏ và phôi, vì chất dinh dưỡng dự trữ của hạt không tạo thành một bộ phận riêng mà được chứa trong 2 lá mầm (là một phần của phôi). Vì vậy, câu nói của bạn đó chưa thật chính xác.
5. Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Làm bài tập SGK tr.109
Chuẩn bị làm thí nghiệm bài 35.
Chuẩn bị: quả chò, quả ké, quả trinh nữ, hạt xà cừ,....
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tuần 22	Ngày soạn: 13/1/2011
Tiết 41	Ngày dạy: 21/1/2011
Bài 34: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT + TÍCH HỢP GDMT P1
I/ MỤC TIÊU.
- Phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt. 
- Tìm những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán. 
* KN sống: tiếp tục phát huy khả năng hợp tác nhóm, khả năng làm việc độc lập. Xử lý thông tin và tìm những kiến thức trọng tâm dựa vào yêu cầu của bài học. Áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, phát triển cây xanh ở địa phương.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, phương pháp tư duy độc lập, trình bày logic. Quan sát trực quan qua tranh ảnh, thu thập kiến thức từ thực tế.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo viên:
- 	Tranh phóng to hình 34.1 SGK tr.110
-	Bảng phụ phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
-	Nhóm chuẩn bị mẫu: quả chò, quả ké, quả trinh nữ, hạt xà cừ
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hạt gồm những bộ phận nào? Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào? 
- Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? 
 3. Bài mới : 	PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT 
* Khám phá: Cây thường sống cố định nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy yếu tố nào để quả và hạt phát tán được?
* Kết nối:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV phát phiếu học tập, yếu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập 1 ở phiếu -> hỏi: Quả và hạt thường được phát tán ra xa cây mẹ nhờ những yếu tố nào?
- GV nhận xét, chốt lại: có 3 cách phát tán: tự phát tán, nhờ gió, nhờ động vật,
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 ở phiếu học tập 
- GV hỏi: Quả và hạt có những cách phát tán nào? Cho ví dụ
- GV cho HS ghi bài.
- GDMT: Ý thức trong việc áp dụng kiến thức để chăm sóc, bảo vệ, phát triển cây xanh ở địa phương.
- HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập 1 ở phiếu, căn cứ vào kết quả -> trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe
- HS làm bài tập 2 ở phiếu học tập -> đại diện nhóm thông báo kết quả.
- HS trả lời đạt: Có 3 cách phát tán quả và hạt: tự phát tán, phát tán nhờ gió, nhờ động vật
- HS ghi bài
1: Các cách phát tán quả và hạt. 
 Có 3 cách phát tán quả và hạt: tự phát tán, phát tán nhờ gió, nhờ động vật
 Ngoài ra còn có một vài cách phát tán khác như phát tán nhờ nước hoặc nhờ con người,
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3 ở phiếu học tập căn cứ vào HD mục 6 SGK tr.111.
- GV quan sát, hướng dẫn nhóm chưa làm được.
- GV gọi nhóm trình bày 
-> nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- GV cho HS kiểm tra lại bài tập 2 và nêu thêm một vài ví dụ
- GV hỏi: 
1. Hãy giải thích hiện tượng quả dưa hấu trên đảo của Mai An Tiêm.
2. Con người có giúp cho việc phát tán quả và hạt không? Bằng những cách nào?
- GV chốt ý -> HS ghi bài
- GV hỏi:
1. Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết, điều đó đúng hay sai, vì sao?
2. Tại sao nông dân thường thu hoạch đỗ khi quả mới già?
3. Sự phát tán có lợi gì cho thực vật?
- HS làm bài tập 3 ở phiếu học tập căn cứ vào hướng dẫn mục 6 SGK tr.111.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ.
- HS ghi bài.
- Lớp kiểm tra lại bài tập 2, tự sửa lỗi sai -> đại diện nhóm cho thêm ví dụ.
- HS trả lời đạt:
1. Đó là hiện tượng phát tán nhờ động vật.
2. Con người cũng giúp rất nhiều cho sự phát tán của và hạt bằng nhiều cách như: vận chuyển quả và hạt đi tới các vùng, miền khác nhau hoặc giữa các nước thực hiện việc xuất khẩu, nhập nhiều loại quả và hạt
- HS ghi bài.
- HS trả lời đạt:
1. Điều đó đúng vì những hạt có khối lượng nhẹ thường rơi chậm và do đó dễ bị lá thổi đi xa hơn những hạt có khối lượng lớn. 
2. Vì nếu đợi đến lúc quả chín khô, quả tự nẻ, hạt sẽ rơi hết xuống ruộng không thể thu hoạch được.
3. Mở rộng diện tích phân bố, phát triển số lượng cá thể loài.
2. Đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt.
- Phát tán nhờ gió, quả hoặc hạt có đặc điểm: có cánh hoặc có túm lông, nhẹ (quả chò, quả trâm bầu, hạt hoa sữa, hạt bồ công anh)
- Phát tán nhờ động vật (gồm quả trinh nữ, quả thông, quả ké đầu ngựa...) Quả thường có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều gai hoặc nhiều móc.
- Tự phát tán: quả đậu, quả cải, quả chi chi, Chúng thường có những đặc điểm: vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài.
- Con người cũng giúp rất nhiều cho sự phát tán của và hạt bằng nhiều cách. Kết quả là các loài cây được phân bố ngày càng rộng và phát triển khắp nơi. 
PHIẾU HỌC TẬP
BT 1
Cách phát tán
Phát tán nhờ gió
Phát tán nhờ động vật
Tự phát tán
BT 2
Tên quả và hạt
quả chò, quả trâm bầu, hạt hoa sữa, hạt bồ công anh
quả trinh nữ, quả thông, quả ké đầu ngựa, dưa hấu, quả sim, quả ổi,
quả cây họ đậu, quả cải, quả chi chi, xà cừ, bằng lăng
BT 3
Đặc điểm thích nghi
Quả có cánh hoặc túm lông, nhẹ
Quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều gai hoặc nhiều móc.
vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài.
4. Củng cố đánh giá: 
 - Sử dụng câu hỏi 1,2, 3 SGK
5. Dặn dò:
 Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
 Xem trước bài tiếp theo.
 Chuẩn bị thí nghiệm bài 35 SGK trang 113.
Hạt đỗ đen trên bông ẩm
Hạt đỗ đen trên bông khô
Hạt đỗ den ngâm ngập trong nước
Hạt đỗ đen trên bông ẩm đặt trong tủ lạnh
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
...........

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_6_20150726_103543.doc