Giáo án sinh học 6 - Trường THCS Phan Bội Châu

BÀI 21: QUANG HỢP (Tiết 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.

- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp

- Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích thí nghiệm.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây, yêu thích môn học

 

doc233 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án sinh học 6 - Trường THCS Phan Bội Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.
- Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhụy tạo thành bao hoa, chức năng chính là che chở bảo vệ cho nhị và nhụy.
IV. Củng cố & dặn dò
- GV củng cố lại toàn bộ nội dung chính của bài học
- Gọi 1 HS đọc kết luận sgk
- Yêu cầu
+ HS học bài, trả lời câu hỏi sgk
+ Làm bài tập tr 95 sgk
 + Chuẩn bị: Hoa bưởi, hoa huệ, bìm bìm, dâm bụt,Hoa bí đỏ, mướp, dưa chuột, Hoa hồng, sen, lan, hoa ổi, bí ngô, hoa hồng, hoa loa kèn,
 Tranh ảnh các loại hoa khác nhau.
Tuần: 17 Ngày soạn: 05/12/2014
Tiết: 33 Ngày giảng:8,10,11/12/2014
BÀI 29: CÁC LOẠI HOA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được hai loại hoa: Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính
- HS phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm
3. Chuẩn bị
- Giáo dục HS có ý thức yêu thích môn học, bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị
GV: 1 số mẫu hoa đơn tính: Hoa bí đỏ, mướp, dưa chuột, ngô.
 1 số hoa lưỡng tính: Hoa bưởi, hoa huệ, bìm bìm, dâm bụt,...
 1 số hoa mọc đơn độc: Hoa hồng, sen, lan, hoa ổi, bí ngô, hoa hồng.
HS: Mang đủ các loại hoa trên.
 Kẻ bảng tr 97 sgk vào vở bài tập
III. Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
kiểm tra bài cũ
? Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận là gì?
Bài mới
Mở bài: Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm thì phải căn cứ vào bộ phận chủ yếu nào của hoa?
HOẠT ĐỘNG GV & HS
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS đặt hoa lên bàn, quan sát theo nhóm hoàn thành cột 1, 2, 3 vào vở bài tập.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm rồi viết ra giấy.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng
 Gọi đại diện 1 vài nhóm HS lên hoàn thành bảng
HS: Đại diện 1 vài nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét bổ sung.
GV: Giúp HS hoàn thành bảng
- Nhóm thứ nhất gồm các hoa có đủ 2 bộ phận sinh sản chủ yếu
- Nhóm thứ 2 gồm các hoa thiếu 1 trong 2 bộ phận sinh sản
GV: Tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm căn cư vào sự phân chia nhóm hoa trên và hoàn thành bài tập điền từ sgk
HS: Thảo luận nhóm, bài bài tập
GV: Gọi đại diện 1 vài nhóm HS lên hoàn thành bài tập điền từ
HS: Đại diện 1 vài nhóm HS hoàn thành bài tập điền từ
GV: Giúp HS hoàn thành bài tập điền từ.
1. Hoa lưỡng tính
2. Hoa đơn tính
3. Hoa đực
4. Hoa cái
GV: Yêu cầu HS dựa vào bài tập vừa hoàn thành, gọi đại diện 1 vài nhóm HS hoàn thành nốt cột cuối cùng của bảng
HS: Đại diện 1 vài nhóm HS hoàn thành bảng, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung
GV: Giúp HS hoàn thành bảng
? Dựa vào bộ phận sinh sản của hoa có thể chia hoa thành mấy loại? Đó là những loại nào? 
? Thế nào là hoa đơn tính và thế nào là hoa lưỡng tính?
GV: Gọi 2 HS lên bảng nhặt riêng những hoa đơn tính và những hoa lưỡng tính
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, kết hợp quan sát H29.2 sgk và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt cách xếp hoa chính trên cây.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
? Dựa vào cách xếp hoa trên cây đã chia hoa làm mấy nhóm chính? Đó là những nhóm hoa nào?
? Hãy lấy 1 vài ví dụ về hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm mà em biết?
1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
- Dựa vào bộ phận sinh sản của hoa có thể chia hoa thành 2 loại: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính
+ Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
+ Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy
2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
- Dựa vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa làm 2 nhóm chính
+ Hoa mọc đơn độc
+ Hoa mọc thành cụm
IV. Củng cố & dặn dò
- GV củng cố lại toàn bộ nội dung chính của bài học
- Gọi 1 HS đọc kết luận sgk
- Yêu cầu
+ HS học bài, trả lời câu hỏi sgk
+ Sưu tầm hoa, tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Tuần:17 Ngày soạn:08/12/2014
Tiết: 34 Ngày giảng: 11,13/12/2014
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU: Qua tiết này HS phải:
1.Kiến thức : hệ thống hoá các kiến thức về đặc điểm cơ thể sống, đặc điểm của thực vật, các đặc điểm cấu tạo, chức năng, sự biến dạng của rễ thân lá, sinh sản sinh dưỡng, cấu tạo chứa năng của hoa .
2.Kĩ năng :Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp .
3.Thái độ :Có ý thức yêu thích bộ môn , có ý thức bảo vệ thực vật, có tinh thần hợp tác nhóm
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Bảng phụ nghi nội dung các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận 
2. Học sinh :On tập các kiến thức theo đề cương. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp
2.Bài mới :
BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Cấu tạo tế bào	
- Tế bào thực vật gồm 4 phần
+ Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định
+ Màng sinh chất: Bao bọc ngoài tế bào chất
+ Tế bào chất: Chứa nhiều bào quan khác nhau như lục lạp (lục lạp chứa chất diệp lục làm cho phần lớn cây có màu xanh)
+ Nhân: Cấu tạo phức tạp điều khiển mọi hoạt động sống cử tế bào
+ Ngoài ra còn có có không bào chứa dịch tế bào
2. Mô
- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện 1 chức năng riêng
Các tế bào trong 1 mô có chức năng Làm cho các cơ quan cử thực vật lớn lên , nhất là mô phân sinh ngọn.
BÀI 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
1. Sự phân chia tế bào
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau
+ Sau đó tế bào chất được phân chia xuất hiện 1 vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
+ Tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ, các tế bào này lại tiếp tục phân chia thành 4, rồi thành 8, tế bào
2. Ý nghĩa của sự phân chia tế bào
Giúp thực vật lớn lên (sinh trưởng và phát triển)
BÀI 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
1. Các loại rễ
- Có 2 loại rễ chính
- Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm
+ Rễ cọc: Có 1 rẽ cái to khỏe, đâm sâu xuống đát và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con mọc ra nhiều rễ bé hơn
+ Rễ chùm: Gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành 1 chùm
2. Các miền của rễ
- Rễ có 4 miền
+ Miền trưởng thành có các lớp bần bao bọc bên ngoài, các bó mạch dẫn ở bên trong, chức năng dẫn truyền
+ Miền hút gồm các lông hút chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra
+ Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ
BÀI 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
1. Cấu tạo và chức năng của miền hút
* Miền hút gồm 2 phần: Miền vỏ và phần trụ giữa
- Miền vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
+ Biểu bì gồm :
 1 tế bào hình đa giác xếp sít nhau
 Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài
→Biểu bì có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong rễ
+ Thịt vỏ gồm: Nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
* Trụ giữa gồm
- Bó mạch
+ Mạch rây gồm những tế bào có vách mỏng có chức năng chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
+ Mạch gỗ gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào có chức năng chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
- Ruột gồm những tế bào có vách mỏng chứa chất dự trữ
BÀI 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng
 - Có 4 loại rẽ biến dạng
+ Rễ củ là Rễ phình to Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả
+ Rễ móc là Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên
+ Rễ thở sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất
+ Giác mút là Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác lấy thức ăn từ cây chủ
BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
1. Cấu tạo ngoài của thân
- Theo vị trí của thân trên mặt đất được chia thân làm 3 loại: Thân đứng, thân leo, thân bò.
+ Thân đứng có 3 dạng
Thân gỗ: Cứng, cao, không có cành
Thân cột: Cứng, cao, không có cành
Thân cỏ: Mềm, yếu, thấp
+ Thân leo: Leo bằng thân quấn, tua quấn
+ Thân bò: Mềm, yếu, bò sát đất
BÀI 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
1. Cấu tạo trong của thân non
 - Vỏ gồm
+ Biểu bì: Gồm 1 lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau chức năng bảo vệ bộ phận bên trong
+ Thịt vỏ Gồm nhiều tế bào lớn hơn
 Một số tế bào chứa chất diệp lục
→ Thịt vỏ có chức năng dự trữ và tham gia quang hợp
- Trụ giữa gồm
+ Bó mạch gồm :
• Mạch rây là những tế bào sống, vách mỏng vận chuyển chất hữu cơ
• Mạch gỗ là những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào chức năng vận chuyển muối khoáng và nước.
+ Ruột gồm những tế bào có vách mỏng chứa chất dự trữ.
BÀI 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
1. Đặc điểm và chức năng của một số loại thân biến dạng
 - Có 3 loại thân biến dạng
+ Thân củ nằm trên hay nằm dưới mặt đất, chức năng dự trữ chất dinh dưỡng
+ Thân rễ nằm trong đất chức năng dự trữ chất dinh dưỡng
+ Thân mọng nước mọc trên mặt đất chức năng dự trữ nước, quang hợp.
BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
1. Đặc điểm bên ngoài của lá
a. Phiến lá
- Phiến lá hình bản dẹp và có màu lục.
- Diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với phần cuống lá.
b. Gân lá
- Có 3 kiểu gân lá
+ Gân hình mạng (lá gai)
+ Gân song song (lá rẻ quạt)
+ Gân hình cung (lá địa liền)
c. Lá đơn và lá kép
- Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến, cả cuống và phiến rụng cùng 1 lúc
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con mang 1 phiên lá (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có ở cuống con thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
- Có 3 kiểu xếp trên thân, cành
+ Kiểu mọc cách
+ Kiểu mọc đối
+ Kiểu mọc vòng
→ Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
BÀI 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
1. Cấu tạo trong của phiến lá
1. Biểu bì
- Biểu bì lá gồm 1 lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sát nhau, có vách ngoài dày để bảo vệ. Trên biểu bì có những lỗ khí giúp trao đổi khí và thoát hơn nước.
2. Thịt lá
- Thịt lá gồm nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp (chứa chất diệp lục) ở bên trong có chức năng chế tạo chất hữu cơ.
3. Gân lá
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây, chức năng vận chuyển các chất.
BÀI 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ
1. Những loại lá biến dạng
- Lá biến thành gai: Có dạng gai nhọn, chức năng làm giảm sự thoát hơi nước.
- Tua cuốn: Lá ngọn có dạng tua cuốn giúp cây leo trèo.
- Tay móc: Lá ngọn có dạng tay có móc, giúp cây bám để leo cao.
- Lá vảy: Lá phủ trên thân, rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt chức năng che chở cho chồi của thân, rễ.
- Lá dự trữ: Bẹ có phình to thành vảy dày, màu trắng chứa chất dự trữ cho cây.
- Lá bắt mồi: Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hóa mồi dùng đr bắt và tiêu hóa mồi. Ngoài ra lá bắt mồi còn có gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa được sâu bọ.
BÀI 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
1. Các bộ phận của hoa
- Hoa gồm các bộ phận:
+ Bao hoa: đài hoa và tràng hoa
+ Nhị
+ Nhụy
- Chức năng các bộ phận của hoa
+ Các tế bào sinh dục đực của hoa nằm trong hạt phấn ( ở nhị), các tế bào sinh dục cái của hoa nằm trong noãn (ở nhụy). Vậy nhyij và nhụy là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa.
+ Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhụy tạo thành bao hoa, chức năng chính là che chở bảo vệ cho nhị và nhụy.
CÂU HỎI THAM KHẢO THÊM
Câu 1: Giữa tế bào thực vật và tế bào lông hút có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 2: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?
Câu 3: Theo vị trí của thân trên mặt đất được chia thân thành mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại thân đó và cho 1 vài ví dụ cụ thể?
Câu 4: Nêu cấu tạo trong và chức năng của thân non?
Câu 5: Cấu tạo trong của rễ (miền hút) và thân non có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 6: Có mấy dạng thân biến dạng?Nêu cấu tạo chức năng từng dạng và cho ví dụ cụ thể?
Câu 7: Cây chuối có phải là thân biến dạng không? Vì sao?
Câu 8: Lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới có đặc điểm gì giống và khác nhau? Đặc điểm đó phù hợp với chức năng gì?
Câu 9: Biến dạng của lá có ý nghĩa gì đối với cây?
Câu 10: Vì sao ở nhiều loại lá, mặt trên có màu thẫm hơn mặt dưới?
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN : SINH HỌC 6
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Nội dung
Mức độ tư duy
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Rễ
2. Hoa 
Câu1: Các loại rễ (0,25đ)
Câu1b: Chức năng các miền của rễ (2đ)
Câu 2: Chức năng miền hút của rễ (0,25đ)
Câu1a: So sánh rễ cọc, rễ chùm (1đ)
Câu4: 
Chức năng của nhị và nhụy hoa (0,25đ)
3,75đ
3. Sinh sản sinh dưỡng
4. Quang hợp
Câu2a: Quang hợp (1đ)
Câu5: Giâm cành (0,25đ)
Câu2b: Sơ đồ quá trình quang hợp (0,5đ)
Câu3a: Thiết kế thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây và thử kết quả (2,5đ)
Câu 3b: Vận dụng quang hợp trong ngành trồng trọt (1đ)
5,25đ
5. Tế bào thực vật
6. Thân
Câu 3: Chức năng của nhân tế bào (0,25đ)
Câu 6: Cấu tạo trong của thân (0,75đ)
1,0đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng tỉ lệ
2
0,5
5
2
2
20
3
1,25
12,5
2
2,5
25
1
0,25
2,5
1
2,5
25
1
1
10
12
10
100
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
HỌ VÀ TÊN ........................... KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP : ...................... MÔN: SINH HỌC 6
 THỜI GIAN: 10 PHÚT
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ A:
A. Phần trắc nghiệm: (2điểm)
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu mà em cho là đáp án đúng nhất (1,25đ)
Câu 1: Trong các nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ chùm?
Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây tỏi
Cây xoài, cây đào, cây đậu, cây hoa hồng
Cây táo, cây mít, cây lúa, cây ngô
Cây me, cây cam, cây ổi, cây cau.
Câu 2: Bộ phận miền hút của rễ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa là :
 A. Biểu bì B. Thịt vỏ
 C. Bó mạch D. Ruột
Câu 3: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là chức năng của :
 A. Vách tế bào B. Màng sinh chất
 C. Chất tế bào D. Nhân tế bào
Câu 4: Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản? 
A. Nhị và noãn B. Nhụy và nhị 
 C. Tràng hoa và nhị D. Noãn và tràng hoa
Câu 5: Cách làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới được gọi là : 
 A. Giâm cành B. Chiết cành
 C. Ghép cây D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
II. Hãy ghép nội dung ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp (0,75đ)
Tên các bộ phận của thân non (A)
Chức năng (B)
Trả lời
1. Biểu bì 
2. Thịt vỏ 
3. Ruột
a. Chứa chất dự trữ
b. Bảo vệ các bộ phận bên trong
c. Dự trữ và tham gia quang hợp
1. ......
2. ......
3. ......
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
HỌ VÀ TÊN ........................... KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP : ...................... MÔN: SINH HỌC 6
 THỜI GIAN: 10 PHÚT
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ B:
A. Phần trắc nghiệm: (2điểm)
I. Hãy ghép nội dung ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp (0,75đ)
Tên các bộ phận của thân non (A)
Chức năng (B)
Trả lời
1. Biểu bì 
2. Thịt vỏ 
3. Ruột
a. Chứa chất dự trữ
b. Bảo vệ các bộ phận bên trong
c. Dự trữ và tham gia quang hợp
1. ......
2. ......
3. ......
II. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu mà em cho là đáp án đúng nhất (1,25đ)
Câu 1: Bộ phận miền hút của rễ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa là :
 A. Biểu bì B. Thịt vỏ
 C. Bó mạch D. Ruột
Câu 2: Cách làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới được gọi là : 
 A. Giâm cành B. Chiết cành
 C. Ghép cây D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 3: Trong các nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ chùm?
Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây tỏi
Cây xoài, cây đào, cây đậu, cây hoa hồng
Cây táo, cây mít, cây lúa, cây ngô
Cây me, cây cam, cây ổi, cây cau.
Câu 4: Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản? 
A. Nhị và noãn B. Nhụy và nhị 
 C. Tràng hoa và nhị D. Noãn và tràng hoa
Câu 5: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là chức năng của :
 A. Vách tế bào B. Màng sinh chất
 C. Chất tế bào D. Nhân tế bào
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
HỌ VÀ TÊN ........................... KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP : ...................... MÔN: SINH HỌC 6
 THỜI GIAN: 35 PHÚT
B. Phần tự luận: (8điểm)
Câu 1 : Rễ cọc khác rễ chùm như thế nào ? Nêu chức năng các miền của rễ ? (3đ)
Câu 2 : Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ? Tại sao trong ngành trồng trọt muốn có thu hoạch cao không nên trồng cây với mật độ quá dày? 
( 2,5đ) 
Câu 3 : Có các dụng cụ thí nghiệm gồm (1 cốc thuỷ tinh lớn, 1 cây trồng trong cốc nhỏ, 1 hộp quẹt diêm, 1 tấm kính và 1 túi giấy đen ) . Em hãy trình bày cách thiết kế thí nghiệm và cách thử kết quả như thế nào để biết được khi không có ánh sáng cây lấy khí ôxi của không khí và thải khí cacbonic ra ngoài? (2,5đ)
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
HỌ VÀ TÊN ........................... KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP : ...................... MÔN: SINH HỌC 6
 THỜI GIAN: 35 PHÚT
B. Phần tự luận: (8điểm)
Câu 1 : Rễ cọc khác rễ chùm như thế nào ? Nêu chức năng các miền của rễ ? (3đ)
Câu 2 : Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ? Tại sao trong ngành trồng trọt muốn có thu hoạch cao không nên trồng cây với mật độ quá dày?
 ( 2,5đ) 
Câu 3 : Có các dụng cụ thí nghiệm gồm ( 1 cốc thuỷ tinh lớn, 1 cây trồng trong cốc nhỏ, 1 hộp quẹt diêm, 1 tấm kính và 1 túi giấy đen ) . Em hãy trình bày cách thiết kế thí nghiệm và cách thử kết quả như thế nào để biết được khi không có ánh sáng cây lấy khí ôxi của không khí và thải khí cacbonic ra ngoài? (2,5đ)
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. Phần trắc nghiệm (2đ)
I. 
Câu 
1
2
3
4
5
Đề A
A
B
D
B
B
Đề B
B
B
A
B
D
II. Đề A & B: 1b ; 2c ; 3a 
B. Phần tự luận : (8đ)
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Phân biệt
+ Rễ cọc gồm rễ cái và nhiều rễ con
+ Rễ chùm gồm những rễ con mọc từ gốc thân
* Nêu chức năng 
- Miền trưởng thành chức năng dẫn truyền
- Miền hút → hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng → làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ → Che chở cho đầu rễ
1đ
2đ
Câu 2
* Khái niệm quang hợp : Là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục sử dụng nước, muối khoáng, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo tinh bột và nhả khí ôxi.
* sơ đồ: Ánh sáng
Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí oxi
 Chất diệp lục
* Vì:
Cây phải mọc chen chúc nhau sẽ bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, hơn nữa nhiệt độ không khí sẽ tăng cao, gây khó khăn cho quá trình quang hợp, cây chế tạo được ít chất hữu cơ, thu hoạch sẽ thấp
1đ
0,5đ
1đ
Câu 3
* Thiết kế thí nghiệm
Đặt cốc có trồng cây vào trong cốc thuỷ tinh lớn → đậy tấm kính lên →dùng túi giấy đen trùm kín.
* Thử kết quả
Sau khoảng 4 giờ :
Dùng diêm châm que đóm → hé tấm kính , đưa que đóm cháy còn tàn đỏvào trong cốc lớn →que đóm tắt
1,5đ
1đ
Tuần: 18 Ngày soạn:11/12/2013
Tiết: 36 Ngày giảng:18/12/2013
BÀI 30: THỤ PHẤN (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. KIến thức
- HS phát biểu được khái niệm thụ phấn
- HS nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
- Kĩ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ
- Kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức yêu thích môn học và bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị
GV: Sưu tầm 1 số hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ ở địa phương
 Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ
HS: Sưu tầm 1 loại hoa tự thụ phấn
 Sưu tầm 1 loại hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ
III. Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
kiểm tra bài cũ
? Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên 3 loại hoa lưỡng tính và 3 loại hoa đơn tính mà em biết?
Bài mới
Mở bài: Qúa trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào?
HOẠT ĐỘNG GV & HS
NỘI DUNG
GV: Sự thụ phấn lá bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa, có sự tiếp xúc giữa hạt phấn (là bộ phận sinh ra té bào sinh dục đực) và đầu nhụy (thuộc bộ phận chứa tế bào sinh dục cái) thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
? Thế nào là thụ phấn?
? Hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, kết hợp quan sát H30.1 sgk (chú ý quan sát vị trí của nhị và nhụy)
? Thế nào là hiện tượng tự thụ p

File đính kèm:

  • docBai_1_Dac_diem_cua_co_the_song_20150726_103604.doc