Giáo án Sinh học 6 - Tiết 8, Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: tìm hiểu các miền của rễ

GV:+ Gọi 1-2 HS đọc to nội dung SGK trang 30 → giới thiệu các miền của rễ

 + Cho HS xem tranh H 9.3, gọi 1-2 HS lên bảng chỉ các miền của rễ

 ? Rễ có mấy miền, đó là những miền nào

 ? Nêu chức năng các miền của rễ

HS: Xem thông tin SGK, lên bảng chỉ trên tranh và trả lời câu hỏi → chốt lại kiến thức

 ? Có phải tất cả các cây rễ đều có lông hút

 ? Có phải tất cả các rễ cây đều mọc ở dưới đất

GV giảng thêm:

 Nạn phá rừng bừa bãi, ảnh hưởng tới cây( rừng), làm đồi núi trọc → lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất

 Bảo vệ thực vật bằng cách: Cấm phá rừng bừa bãi, xây dựng các khu bảo tồn TV, trồng cây

 

docx5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 8, Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/2015
CHƯƠNG II: RỄ
TIẾT 8 – BÀI 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
Mục tiêu
Kiến thức
HS phân biệt được 2 loại rễ chính là: rễ cọc và rễ chùm
Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ
Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm
Thái độ
GD HS ý thức bảo vệ thực vật
Hình thành và phát triển năng lực HS
Năng lực quan sát, thảo luận nhóm, so sánh giúp HS rút ra kết luận
Năng lực tự thu thập thông tin, lấy kiến thức trên tranh, hình
Chuẩn bị
GV: + Hình, tranh “các miền của rễ”
 + Phiếu học tập
Stt
Nhóm
A
B
1
2
3
Tên cây
Đặc điểm
Tên rễ
 HS: + Mẫu vật : Cây táo, cây bang, cây cải, cây hành, cây lúa
 + Tìm hiểu trước bài ở nhà
Hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 ? Tế bào ở những bộ phận nào có khả năng phân chia, nêu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với thực vật 
Bài mới
Rễ giúp cho cây đứng vững trên mặt đất, hút nước và muối khoáng hòa tan. Vậy có phải tất cả các cây đều có cùng 1 loại rễ không, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HT và PT năng lực học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ
GV: + Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6-8 HS
 + Yêu cầu 4 nhóm bỏ tất cả các mẫu vật lên khay, quan sát các rễ cây của nhóm + quan sát H 9.1 → phân chia mẫu rễ thành 2 loại và điền vào phiếu học tập( PHT)
 B
 ? Em hãy nêu đặc điểm chính của rễ cọc và ễ chùm
HS: Quan sát mẫu vật + H9.1→ điền vào phiếu học tập
GV: Gọi nhóm trưởng mang PHT lên bảng, gọi nhóm khác nhận xét, bổ xung → chốt lại nội dung kiến thức trên bảng phụ
Các loại rễ
Năng lực quan sát, thảo luận nhóm, so sánh giúp HS rút ra kết luận
Stt
nhóm
A
B
1
Tên cây
Bàng, táo, cải
Lúa, hành
2
Đặc điểm
1 rễ to khỏe đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc ra nhiều rễ nhỏ hơn
Gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân thành chùm 
3
Tên rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
GV:+ Yêu cầu HS dựa vào PHT và H 9.1, 9.2 hoàn thành bài tập ∆ trang 29, 30
 + Gọi 1 – 2 HS làm bài, HS khác nhận xét, bổ xung
→ GV chốt lại kiến thức
H 9.2: + Rễ chùm: cây tỏi, cây lúa
 + Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm
→ KL: 
 Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm
Rễ cọc gồm 1 rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc ra nhiều rễ bé hơn
Rễ chùm gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân thành chùm
Hoạt động 2: tìm hiểu các miền của rễ
GV:+ Gọi 1-2 HS đọc to nội dung SGK trang 30 → giới thiệu các miền của rễ
 + Cho HS xem tranh H 9.3, gọi 1-2 HS lên bảng chỉ các miền của rễ
 ? Rễ có mấy miền, đó là những miền nào
 ? Nêu chức năng các miền của rễ
HS: Xem thông tin SGK, lên bảng chỉ trên tranh và trả lời câu hỏi → chốt lại kiến thức
 ? Có phải tất cả các cây rễ đều có lông hút
 ? Có phải tất cả các rễ cây đều mọc ở dưới đất
GV giảng thêm:
 Nạn phá rừng bừa bãi, ảnh hưởng tới cây( rừng), làm đồi núi trọc → lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất
 Bảo vệ thực vật bằng cách: Cấm phá rừng bừa bãi, xây dựng các khu bảo tồn TV, trồng cây
Các miền của rễ
→ KL: 
Rễ có 4 miền
Miền trưởng thành( có mạch dẫn): Dẫn chuyền
Miền hút( có lông hút): Hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan
Miền sinh trưởng( nơi TB phân chia): Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ: Che trở cho đầu rễ
năng lực tự thu thập thông tin, lấy kiến thức trên tranh, hình 
4. Củng cố
GV gọi 1-2 HS đọc to ghi nhớ SGK
 * Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Các loại rễ chính ở cây 
A. Rễ cọc và rễ móc C. Rễ cọc và rễ chùm 
D. Rễ cọc và rễ củ B. Rễ chùm và rễ thở 
Câu 2: Trong các miền rễ sau, miền nào làm cho rễ dài ra 
A. Miền trưởng thành	C. Miền hút 
B. Miền chóp rễ	D. Miền sinh trưởng 
Câu 3: Nhóm có toàn các cây có rễ chùm là 
A. Cây: lúa, hành, ngô, tỏi C. Cây: mía, cà chua, lạc, nhãn 
B. Cây: tre, lúa, dừa, bang D. Cây: chanh, tỏi tây, lúa, ngô 
Câu 4: Nhóm có toàn các cây có rễ cọc là 
A. Cây: xoài, hành, đậu, hoa cúc C. Cây: mít, táo, lạc, nhãn 
B. Cây: bưởi, cải, hành, dừa	 D. Cây: tre, dừa, lúa, ngô 
5. Dặn dò
 Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
 Đọc mục “em có biết”
 Nghiên cứu trước nội dung bài 10 SGK

File đính kèm:

  • docxBai_9_Cac_loai_re_cac_mien_cua_re.docx
Giáo án liên quan