Giáo án Sinh học 6 - Tiết 6, Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật - Năm học 2015-2016

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, rút ra nhận xét về kích thước tế bào.

- GV nhận xét ý kiến của HS, rút ra kết luận, cung cấp thêm thông tin: Kích thước của các loại tế bào thực vật rất nhỏ như tế bào mô phân sinh, tế bào biểu bì vảy hành, mà mắt không nhìn thấy được. Nhưng cũng có những tế bào khá lớn như tế bào thịt quả cà chua, tép bưởi, sợi gai mà mắt ta nhìn thấy được. Có nhiều loại tế bào như tế bào mô phân sinh, tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và chiều rộng không khác nhau, nhưng cũng có những loại tế bào có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng như tép bưởi, sợi gai.

- GV nhận xét, cho HS ghi bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 6, Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03	Ngày soạn: 30/8/2015
Tiết: 6
BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: 
- Nắm được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
- Nêu được những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- Nêu được khái niệm về mô.
2) Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát.
3) Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tranh từ 7.1 đến 7.4 theo SGK
- Tranh về 1 vài loại mô thực vật.
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, vẽ hình 7.4 vào vở bài học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới: 
Ta đã quan sát những tế bào biểu bì vãy hành, đó là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Vậy có phải tất cả các thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vãy hành hay không?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, kích thước tế bào thực vật .
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1, 7.2, 7.3 SGK tr.23, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi: 
1. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá?
2. Hãy nhận xét hình dạng của tế bào?
- GV lưu ý: có thể HS nói là có nhiều ô nhỏ. GV chỉnh mỗi ô nhỏ đó là 1 tế bào.
- GV kết luận: Các cơ quan của thực vật như là rễ, thân, lá, hoa, quả đều có cấu tạo bởi các tế bào. Các tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì của vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình sợi dài như tế bào vỏ cây, Ngay trong cùng 1 cơ quan, có nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ thân cây có tế bào biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, rút ra nhận xét về kích thước tế bào.
- GV nhận xét ý kiến của HS, rút ra kết luận, cung cấp thêm thông tin: Kích thước của các loại tế bào thực vật rất nhỏ như tế bào mô phân sinh, tế bào biểu bì vảy hành, mà mắt không nhìn thấy được. Nhưng cũng có những tế bào khá lớn như tế bào thịt quả cà chua, tép bưởi, sợi gai mà mắt ta nhìn thấy được. Có nhiều loại tế bào như tế bào mô phân sinh, tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và chiều rộng không khác nhau, nhưng cũng có những loại tế bào có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng như tép bưởi, sợi gai.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin, cá nhân trả lời câu hỏi đạt:
1. Đó là cấu tạo bằng nhiều tế bào.
 2. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: đa giác, trứng, sợi dài
- HS lắng nghe.
- HS đọc thông tin-> trình bày ý kiến, HS khác nhận xét bổ sung
- Nhận xét: TB có kích thước khác nhau tùy theo loài cây và cơ quan.
- HS lắng nghe.
- HS ghi bài vào vở.
I. Hình dạng và kích thước của tế bào:
Kết luận:
 - Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, hoa, quả đều được cấu tạo bởi các tế bào.
 - Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau: TB nhiều cạnh như vãy hành, hình trứng như quả cà chua 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào thực vật.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập nội dung tr.24 SGK, quan sát hình 7.4 SGK tr.24.
- GV treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật -> gọi HS lên chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV kết luận: Tuy hình dạng, kích thước tế bào khác nhau nhưng chúng đều có các thành phần chính là vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.
- GV mở rộng: Lục lạp trong chất tế bào có chứa diệp lục làm cho hầu hết cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp.
- GV cho HS ghi bài
- HS đọc thông tin 1 tr.24 SGK. Kết hợp quan sát hình 7.4 SGK tr. 24.
- HS lên bảng chỉ tranh và nêu chức năng từng bộ phận: 
+ Vách TB
+ Màng sinh chất
+ Chất TB
+ Nhân 
 - HS khác nhận xét.
- HS nghe!
- HS ghi bài vào vở
II. Cấu tạo tế bào:
 Kết luận: 
 Tế bào gồm:
+ Vách tế bào.
+ Màng sinh chất.
+ Chất tế bào.
+ Nhân.
+ Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về mô.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.5 SGK tr.25 trả lời câu hỏi: 
1. Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, của các loại mô khác nhau?
. Rút ra định nghĩa mô.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
- GV bổ sung thêm: Chức năng của các tế bào trong một mô, nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.
- HS quan sát sát hình 7.5 SGK tr.25 trả lời câu hỏi: 
1. Các tế bào trong cùng loại mô có cấu tạo giống nhau, của từng mô khác nhau thì có cấu tạo khác nhau.
2. Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.
- HS ghi bài vào vở
III. Mô: 
Kết luận:
 Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
4) Nhận xét, đánh giá:
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
5) Hướng dẫn học bài ở nhà: 
- Xem lại bài và học bài
- Đọc phần Em có biết ?
- Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh (học ở Tiểu học)
- Soạn bài tiếp theo, vẽ hình 8.2 vào vở học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_7_Cau_tao_te_bao_thuc_vat.doc
Giáo án liên quan