Giáo án Sinh học 6 - Tiết 32, Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa - Năm học 2015-2016 - Lương Thị Oanh

GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm học sinh

GV : chiếu 1 bông hoa thật, yêu cầu học sinh dự đoán các bộ phận.

GV : để kiểm tra dự đoán của các bạn đúng hay không, các em hãy quan sát sơ đồ hoa

GV chiếu 1 sơ đồ hoa câm

? Các em hãy dựa vào sơ đồ hoa hình 28.1 SGK, em hãy đọc tên các bộ phận của hoa có trong sơ đồ?

GV : Yêu cầu các nhóm học sinh quan sát cẩn thận các hoa thật mang đến lớp, đối chiếu hình 28.1, tìm từng bộ phận của hoa và gọi tên chúng.

GV: theo dõi và uốn nắn các nhóm

? Hoa gồm những bộ phận nào ?

-GV chia nhóm học sinh, phân công nhóm trưởng nhóm phó, thư kí

GV yêu cầu các nhóm học sinh hoạt động nhóm thiết kế phương án các thí nghiệm để xác định đặc điểm cấu tạo của từng bộ phận .- Thí nghiệm 1 : Đặc điểm đài, tràng

- Thí nghiệm 2 : tìm hiểu cấu tạo nhị

- Thí nghiệm 3 : Tìm hiểu cấu tạo nhụy.

GV : nhận xét các phương án học sinh đưa ra và thống nhất cách làm:

- TN1 : Chọn 1 bông hoa mang đến lớp, lần lươt tách các lá đài và các cánh hoa để quan sát, ghi lại trên phiếu học tập một số đặc điểm (màu sắc, số lượng .) của chúng.

- TN2: Lấy 1 nhị hoa để quan sát kĩ, tách 1 bao phấn, dầm nhẹ trên tờ giấy, dùng kính lúp quan sát, sau đó đối chiếu hình 28.2. trả lời câu hỏi vào phiếu học tập : Nhị hoa gồm những phần nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ?

TN3 : Quan sát nhụy hoa hình 28.3. Lấy dao cắt ngang bầu nhụy, dùng kính lúp quan sát noãn. Trả lời câu hỏi vào phiếu học tập : Nhụy gồm những phần nào ? Noãn nằm ở đâu

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 32, Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa - Năm học 2015-2016 - Lương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30-11-2015
Ngày dạy : 07-12-2015
Lớp dạy : Lớp 6A – Trường THCS Ngọc Mỹ- Chào mừng hội thi GVG
CHƯƠNG VI : HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
TIẾT 32- BÀI 28 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
Mục tiêu bài học :
Kiến thức :
Học sinh nhận biết được các bộ phận chính của hoa. Nêu được đặc điểm và chức năng của từng bộ phận.
Học sinh biết được hoa là cơ quan sinh sản của cây. Bộ phận chính đảm nhiệm chức năng sinh sản ở hoa là nhị và nhụy.
Bước đầu học sinh phân biệt được hình thức sinh sản hữu tính khác với hình thức sinh sản sinh dưỡng
Kĩ năng :
Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật thật.
Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tách các bộ phận của thực vật.
Biết tìm hiểu kiến thức trên các nguồn thông tin khác như Internet, báo chí, ngoài đời sốngđể phục vụ cho bài học.
Thái độ :
Học sinh biết bảo vệ thực vật, bảo vệ hoa
Biết yêu vẻ đẹp của hoa, không ngắt hoa, bẻ nhị, nhụy
Năng lực :
Bài học rèn luyện cho học sinh đạt được các năng lực sau :
Năng lực tự học, tự nghiên cứu.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Chuẩn bị :
GV : Giao công việc cho học sinh trước đó 1 tuần, yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu bài 28 – SGK trang 94, các nguồn thông tin khác, mạng internet. 
+ Hoa gồm những bộ phận nào?
+ Hoa có chức năng gì ? Bộ phận chính thực hiện chức năng đó ?
GV : -1 số loại hoa như : Hoa ly, hoa dâm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn.
Máy chiếu, phiếu học tập
Kính lúp, dao, kéo
HS : Mang 1 số hoa giống giáo viên
III/ Phương pháp 
- Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột
Quan sát mẫu vật
Hoạt động nhóm, thảo luận
Thực hành thí nghiệm
Thuyết trình
Trò chơi
IV/ Tiến trình dạy học :
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
Bài mới : (5 phút). Đưa ra tình huống xuất phát có vấn đề
GV : chiếu 1 đoạn video về hoa
? Em nhìn thấy hình ảnh nào qua đoạn video ?
? Các em thấy hoa có đẹp không ?
GV : Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa là cơ quan tham gia sinh sản hữu tính.....
à GV giới thiệu chương và vào bài...
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận của hoa(20 phút) gồm các hoạt động:
Nhận biết các bộ phận của hoa : 5phút
Dự đoán phương án thiết kế thí nghiệm để xác định đặc điểm cấu tạo từng bộ phận : 5 phút
Hoạt động nhóm, làm các thí nghiệm kiểm chứng : 5 phút
HS nhận xét chéo và rút ra kiến thức : 5 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm học sinh 
GV : chiếu 1 bông hoa thật, yêu cầu học sinh dự đoán các bộ phận.
GV : để kiểm tra dự đoán của các bạn đúng hay không, các em hãy quan sát sơ đồ hoa
GV chiếu 1 sơ đồ hoa câm
? Các em hãy dựa vào sơ đồ hoa hình 28.1 SGK, em hãy đọc tên các bộ phận của hoa có trong sơ đồ?
GV : Yêu cầu các nhóm học sinh quan sát cẩn thận các hoa thật mang đến lớp, đối chiếu hình 28.1, tìm từng bộ phận của hoa và gọi tên chúng.
GV: theo dõi và uốn nắn các nhóm
? Hoa gồm những bộ phận nào ?
-GV chia nhóm học sinh, phân công nhóm trưởng nhóm phó, thư kí
GV yêu cầu các nhóm học sinh hoạt động nhóm thiết kế phương án các thí nghiệm để xác định đặc điểm cấu tạo của từng bộ phận .- Thí nghiệm 1 : Đặc điểm đài, tràng
Thí nghiệm 2 : tìm hiểu cấu tạo nhị
Thí nghiệm 3 : Tìm hiểu cấu tạo nhụy.
GV : nhận xét các phương án học sinh đưa ra và thống nhất cách làm:
TN1 : Chọn 1 bông hoa mang đến lớp, lần lươt tách các lá đài và các cánh hoa để quan sát, ghi lại trên phiếu học tập một số đặc điểm (màu sắc, số lượng.) của chúng.
TN2: Lấy 1 nhị hoa để quan sát kĩ, tách 1 bao phấn, dầm nhẹ trên tờ giấy, dùng kính lúp quan sát, sau đó đối chiếu hình 28.2. trả lời câu hỏi vào phiếu học tập : Nhị hoa gồm những phần nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ?
TN3 : Quan sát nhụy hoa hình 28.3. Lấy dao cắt ngang bầu nhụy, dùng kính lúp quan sát noãn. Trả lời câu hỏi vào phiếu học tập : Nhụy gồm những phần nào ? Noãn nằm ở đâu ?
Thời gian hoạt động là 5 phút
GV yêu cầu đại diện các nhóm học sinh lên báo cáo kết quả thí nghiệm 1
GV : uốn nắn nhận xét và chốt kiến thức
? Em có nhận xét gì về màu sắc lá đài ở các hoa khác nhau
? Em có nhận xét gì về số lượng, cánh hoa của các hoa khác nhau?
GV : yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm 2,3
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV yêu cầu học sinh trả lời và chốt kiến thức
? Nhị gồm những bộ phận nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ?
? Nhụy gồm những bộ phận nào ? Noãn nằm ở đâu ?
Học sinh đặt mẫu vật lên bàn
HS đưa ra dự đoán
HS : quan sát sơ đồ hoa câm
HS dựa vào sơ đồ SGK hình 28.1 đọc tên các bộ phận
Học sinh: hoạt động nhóm, quan sát hoa thật, tìm từng bộ phận của hoa và xác định tên các bộ phận đó
Học sinh nghe, theo dõi
Hoa gồm các bộ phận chính : đài, tràng, nhị, nhụy. Hoa còn có cuống và đế.
- Học sinh thảo luận nhóm, đưa ra các phương án thí nghiệm
- Học sinh hoạt động nhóm tiến hành các thí nghiệm xác định đặc điểm cấu tạo các bộ phận của hoa(5p)
HS : đại diện nhóm thuyết trình báo cáo kết quả thí nghiệm 1
HS : đại diện nhóm trả lời
Đài : thường có màu xanh
Tràng : gồm nhiều cánh hoa thường có màu sắc hoặc hương thơm
HS : các nhóm đánh giá chéo
Nhị gồm chỉ nhị và bao phấn chứa hạt phấn
Nhụy gồm : đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy chứa noãn.
Tiểu kết : 1. Các bộ phận của hoa :
Hoa gồm các bộ phận chính : đài, tràng, nhị, nhụy. Hoa còn có cuống và đế.
Đài: thường có màu xanh
Tràng : gồm nhiều cánh hoa thường có màu sắc hoặc hương thơm.
Nhị gồm chỉ nhị và bao phấn chứa hạt phấn
Nhụy gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy chứa noãn.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa(8à10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV : Yêu cầu học sinh quan sát hoa và trả lời :
? Bộ phận nào bảo vệ nhị và nhụy ?
GV : yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin phần 2, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
 ?Tế bào sinh dục đực nằm ở đâu ? 
 ? Tế bào sinh dục cái nằm ở đâu ?
? Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu?
Gv chốt lại
GV : Mở rộng : Hoa là cơ quan sinh sản của cây, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử à sinh sản hữu tính.
Hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển thành quả chứa hạt. 
Hạt nảy mần thành cây con
Nhị và nhụy : sinh sản, giúp cây duy trì nòi giống
2. Chức năng các bộ phận của hoa
HS : Đài , tràng
Đài, tràng : làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy
HS : tế bào sinh dục đực nằm trong hạt phấn của nhị
Tế bào sinh dục cái nằm trong noãn của nhụy.
HS : suy nghĩ trả lời
Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
Nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái
Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
HS: lắng nghe
Tiểu kết : 2. Chức năng các bộ phận của hoa
Đài, tràng : làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy
Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
Nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái
Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
 Hoạt động 3 : Bài tập củng cố - Trò chơi (10 phút)
(Kiến thức có liên môn với các môn học khác như văn học, mĩ thuật, công nghệ...)
Gv giới thiệu nội dung trò chơi và luật chơi
Nội dung: Trò chơi gồm 5 phần với câu hỏi theo mức độ phát triển năng lực từ thấp đến cao
Kết nối kiến thức
Hỏi đáp
Cùng thảo luận
Vượt thử thách
Nhìn xa hơn
Luật chơi : Lớp chia làm 2 đội, với mỗi mức độ mỗi đội sẽ trả lời 1 câu hỏi. Điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 điểm. Nếu đội không trả lời được thì sẽ dành quyền trả lời cho đội còn lại. Với câu hỏi khó tùy câu trả lời mà được điểm tối đa hay không.
GV : cử 1 hs làm thư kí ghi kết quả của 2 đội.
Trước khi bắt đầu chơi, GV cho học sinh khởi động bằng cách vẽ hoa
Phần khởi động : (liên môn mĩ thuật)
GV yêu cầu mỗi đội cử 1 học sinh lên bảng vẽ một bông hoa có đủ các bộ phận
Thời gian thực hiện vẽ hoa là 1 phút.
HS : 1 hs đại diện lên vẽ, các đội cổ vũ cho đội mình
GV : đặt tên cho mỗi đội theo hoa đã vẽ rồi bắt đầu chơi ở các phần tiếp theo
Kết nối kiến thức :
Hãy điền vào chỗ trống(.) trong các câu sau :
Đội 1 : Hoa bao gồm các bộ phận chính là :,,..,
 Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ ..và ..
Đội 2 : Nhị có nhiều ..mang tế bào sinh dục đực.
 Nhụy có mang tế bào sinh dục cái.
 Nhị và nhụy là bộ phận.chủ yếu của hoa.
Hỏi đáp :
Đội 1 : Gv chiếu 1 hoa bưởi, yêu cầu học sinh xác định tên hoa, đọc đúng các bộ phận hoa.
Đội 2 : Trả lời 1 câu hỏi trắc nghiệm để ghi nhớ kiến thức
Nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoa vì :
Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
Nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái
Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Cả A,B,C
Cùng thảo luận : 
GV đưa ra các bài tập tình huống, yêu cầu học sinh giải quyết các tình huống thực tiến qua đó giáo dục học sinh không bẻ cành, hái hoa, ngắt nhị, nhụy..
Đội 1 : Lan cầm 3 bông hoa : hoa đồng tiền, hoa bưởi, hoa dâm bụt. Lan đố Hà : Đố Hà biết 3 bông hoa mình cầm giống nhau ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào ?
Nếu là Hà, bạn sẽ trả lời Lan như thế nào ? 
Đội 2 : Chủ nhật, An và Dũng đến nhà ông ngoại chơi. Hai bạn thấy vườn bưởi của ông đang trổ hoa thơm ngát. An rủ Dũng hái những cành hoa bưởi đó xuống chơi. Nếu là Dũng, bạn sẽ khuyên An như thế nào? Vì sao bạn khuyên An như vậy ?
Vượt thử thách
Ở phần này, giáo viên muốn hướng tới cho học sinh tìm hiểu những hiểu biết của mình về hoa. Kiến thức có sử dụng liên môn : công nghệ, văn học..
Đội 1 : Ngoài chức năng sinh sản, con người trồng và khai thác hoa với mục đích gì ?
(liên hệ : hưởng ứng công trình măng non: trồng hoa vào các bồn cây ở sân trường THCS Ngọc Mỹ)
Đội 2 : Vì sao hoa thường có màu sắc hoặc hương thơm ? Em hãy đọc 1 câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của hoa ?
Nhìn xa hơn.
Em có biết, có hoa có cả nhị và nhụy(hoa lưỡng tính). Có hoa chỉ có nhị hoặc nhụy (hoa đơn tính)
Em có biết , hoa có nhiều cách mọc khác nhau, mọc đơn độc hay mọc thành cụm
V . Hướng dẫn về nhà
Học bài theo nội dung ghi nhớ. Làm hết các bài tập trong vở bài tập sinh học 6
Tìm hiểu trước bài các loại hoa và các thông tin về thụ phấn
Tìm 3 loại hoa có cả nhị và nhụy, 3 loại hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Tìm 3 loại hoa mọc đơn độc và 3 loại hoa mọc thành cụm

File đính kèm:

  • docBai_28_Cau_tao_va_chuc_nang_cua_hoa.doc
Giáo án liên quan