Giáo án Sinh học 6 kì 2 - Trường THCS Thượng Lâm

Tiết 46 :

Bài 38 :RÊU – CÂY RÊU

I. Mục tiêu :

- HS nêu rõ được đặc điểmcấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa .

- Hiểu được rêu sinh sản bằng gìvà túi bào tử cũng như cơ quan sinh sản của rêu.

- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.

II. Phương tiện dạy học :

- Vật mẫu : Cây rêu có túi bào tử.

- Tranh phóng to : Cây rêu và cây mang túi bào tử.

- Kính lúp cầm tay.

III. Tiến trình bài giảng :

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài cũ :

H. Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?

H. Sau khi tìm hiểu một vài tảo em có nhận xét gì về tảo nói chung (phân bố và cấu tạo ).

 

docx41 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 kì 2 - Trường THCS Thượng Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảy mầm phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?
5. Dặn dò - chuẩn bị :
- Học bài 
- Đọc mục : “Em có biết ?”
- Ôn lại kiến thức từ chương I đến chương VII.
Tiết 43 :Ngày soạn: 18/01/2015
	 Bài 36 :TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA 
 I CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT :
I. Mục tiêu :
- Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và bộ phận của cây để tạo thành một cơ thể toàn vẹn.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá.
II. Phương tiện dạy học :
GV : - Tranh phóng to H36.1 SGK.
- 6 mảnh bìa, mỗi mảnh viết tên một chữ cái hoặc một chữ số :
a, b, c, d, e, g; 1, 2, 3, 4, 5, 6.
HS : + Vẽ H36.1 vào vở.
+ Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây.
III. Tiến trình bài giảng :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 H. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
 H. Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa .
GV
HS
- GV cho HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng làm bài tập ở trang 116 SGK.
- GV treo tranh câm H36.1 lần lượt cho HS lên điền :
+ Tên các cơ quan của cây có hoa.
+ Đặc điểm cấu tạo chính (điền chữ).
+ Các chức năng chính (điền số).
- GV hoàn chỉnh.
H. Cơ quan sinh sản có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì ?
H. Cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì ?
H. Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan ?
- GV cho HS trao đổi kết luận.
- HS đọc bảng lựa chọn mục tương ứng.
- HS lên điền trên tranh câm.
- HS khác nhận xét.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Đại diện lớp trình bày.
- HS khác nhận xét.
- Trao đổi toàn lớp kết luận.
* Tiểu kết :
Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.
Hoạt động2 : Sự thống nhất về chức năng giữa các cây có hoa.
GV
HS
- GV cho HS đọc ở mục 2 : 
H. Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng ?
H. Lấy ví dụ chứng minh khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác.
Gợi ý : Rễ hút nước lá quan hợp.
H. Giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt.
- GV nhận xét.
- HS đọc và nghiên cứu .
- HS thảo luận và nêu mối quan hệ : Rễ, thân, lá.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS suy nghĩ giải thích.
- Đại diện lớp trình bày.
* Tiểu kết :
- Các cơ quan của cây có hoa có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng tới nhau.
- Tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây.
4. Kiểm tra đánh giá
Cho HS giải ô chữ trong SGK trang 118.
5. Dặn dò - chuẩn bị
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa mạc, ở nơi lạnh. 
	Ngày soạn: 18/01/2015
Tiết 44 :
	Bài37 :TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tt) 
II CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG :
I. Mục tiêu:
- Nêu được 1 vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển, ).
- Từ đó thấy được sự thống nhất của cây với môi trường.
II. Phương tiện dạy học :
GV : Tranh phóng to H36.1 SGK
HS: Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây, mẫu cây bèo tây.
III. Tiến trình bài giảng :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Cây có hoa có những cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?
H. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất ?Cho ví dụ.
3. Bài mới :
	Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cây sống ở dưới nước.
GV
HS
- GV thông báo những cây sống dưới nước chịu ảnh hưởng của môi trường như SGK.
H. Quan sát H36.2. Hãy nhận xét về hình dạng lá khi nằm ở vị trí khác nhau : Trên mặt nước và chìm trong nước. Hãy giải thích tại sao.
H. Cây bèo tây có cuống phình to, xốp có ý nghĩa gì ? So sánh cuống lá cây sống trôi nổi và cây sông trên cạn.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Lấy ôxi.
+ Nâng đỡ cơ thể.
- Chứa không khí giúp cây sống trôi nổi 
cung cấp ôxi cho phần dưới của rễ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các cây sống ở trên cạn.
GV
HS
- GV cho HS nghiên cứu SGK :
H. Ở nơi khô hạn vì sao rễ lại ăn sâu, lan rộng ?
H. Lá ở nơi khô hạn có lông sáp có tác dung gì ?
H. Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao ?
- HS đọc và nghiên cứu thông tin.
- Đại diện lớp trình bày.
+ Tìm nguồn nước, hút sương đêm.
+ Giảm sự thoát hơi nước.
+ Nhận ánh sáng đồi trống phân cành nhiều.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các cây sống ở trong môi trường đặc biệt.
GV
HS
- GV cho HS đọc thông tin SGK.
H. Thế nào là môi trường đặc biệt ?
H. Kể tên những cây sống ở môi trường này.
H. Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống của những cây này.
Yêu cầu : HS rút ra nhận xét chung về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.
- HS đọc thông tin quan sát H36.4 thảo luận nhóm :
Giải thích những hiện tượng gọi 1-2 HS trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bủ sung.
- HS nhắc lại và nhận xét 3 hoạt động.
*Kết luận chung :
- Sống trong các môi trường khác nhau, quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.
- Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất : dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển, vùng lạnh,  
4. Kiểm tra đánh giá .
H. Cây sống ở các môi trường khác nhau có cấu tạo như thế nào để thích nghi ?
H. Giải thích hiện tượng hạt của cây sú, vẹt nảy mầm ngay trên cây mẹ ?
5. Dặn dò - chuẩn bị.
- Học bài theo câu hỏi SGK 
- Đọc mục : “Em có biết ?”
- Xem và soạn trước bài 37 : Tảo.
- Tìm hiểu thêm sự thích nghi của một số cây quanh nhà.
Tiết 45 	 Ngày 25/1/2015
Chương VIII : CÁC NHÓM THỰC VẬT
Bài 37:	TẢO
I. Mục tiêu :
- Nêu rõ được môi trường sống của tảo.
- Tập nhận biết 1 số tảo thường gặp.
- Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết.
II. Phương tiện dạy học :
 Mẫu tảo xoắn ở trong cốc thuỷ tinh,tranh tảo xoắn, rong mơ.
III. Tiến trình bài giảng :
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ :không kiểm tra (đầu chương)
3. Bài mới : Mở bài : (SGK)
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của tảo :
a/ Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt) :
. Mục tiêu : Thấy được tảo xoắn có cấu tạo đơn giản là một sợi gồm nhiều tế bào.
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống.
- GV hướng dẫn HS quan sát một sợi tảo xoắn phóng to trên tranh.
H. Vì sao tảo xoắn có màu lục ?
GV:(giới thiệu) Cách sinh sản của tảo xoắn là sinh sản sinh dưỡng tiếp hợp.
- GV chốt lại vấn đề.
- Các nhóm quan sát mẫu tảo xoắn ngoài tự nhiên.
- Gọi vài HS phát biểu kết luận.
* Tiểu kết a :Cơ thể tảo xoắn là 1 sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật.
b/ Quan sát rong mơ (tảo nước mặn) :
. Mục tiêu : Nắm được đặc điểm bên ngoài của rong mơ.
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ.
- GV cho HS quan sát tranh rong mơ.
H. Vì sao rong mơ có màu nâu ?
- GV giới thiệu cách sinh sản của rong mơ .
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh .
- HS trao đổi nhóm rút ra kết luận.
* Tiểu kết b : Tảo là thực vật bật thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục và chưa có rễ, thân, lá thật sự.
Hoạt động 2 : Một vài loại tảo thường gặp : 
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV giới thiệu một số tảo khác.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 124 SGK 
nhận xét hình dạng của tảo qua hoạt động 1 và 2 có nhận xét gì về tảo nói chung ? 
- HS quan sát tảo đơn bào, tảo đa bào.
- HS nhận xét sự đa dạng của tảo về hình dáng, cấu tạo, màu sắc.
* Tiểu kết : Tảo là thực vật bật thấp có 1 hay nhiều tế bào.
Hoạt động 3 : Vai trò của tảo : 
. Mục tiêu : Nắm được vai trò chung của tảo trong nước.
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV nêu vấn đề :
H. Tảo sống ở nước có lợi gì ?
H. Với đời sống của tảo có lợi gì ?
H. Khi nào tảo có thể gây hại ?
- GV nhận xét.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét về vai trò của tảo đối với thiên nhiên và đời sống của con người.
* Tiểu kết :
- Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật dưới nước. 
- Một số tảo dùng làm thức ăn cho người và gia súc, dùng làm thuốc, 
- Một số tảo có hại : Gây hiện tượng nước nở hoa, hạn chế sự đẻ nhánh của lúa.
*Kết luận chung :
 Cho HS đọc phần kết luận chung SGK
5. Dặn dò - chuẩn bị :
- Học bài. - Làm bài tập 5 SGK.
- Soạn bài cây rêu, tìm cây rêu tường.
Tiết 46 :	Ngày 28/1/2015
Bài 38 :RÊU – CÂY RÊU
I. Mục tiêu :
- HS nêu rõ được đặc điểmcấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa .
- Hiểu được rêu sinh sản bằng gìvà túi bào tử cũng như cơ quan sinh sản của rêu. 
- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học :
- Vật mẫu : Cây rêu có túi bào tử.
- Tranh phóng to : Cây rêu và cây mang túi bào tử.
- Kính lúp cầm tay.
III. Tiến trình bài giảng :
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ :
H. Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?
H. Sau khi tìm hiểu một vài tảo em có nhận xét gì về tảo nói chung (phân bố và cấu tạo ).
3. Bài mới :
GT :Rêu là nhóm thực vật ở cạn đầu tiên có cấu tạo đơn giản. Vậy rêu cấu tạo đơn giản như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu sang bài hôm nay :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu môi trường sống của rêu : 
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS phát biểu về môi trường sống của rêu.
H. Rêu sống ở đâu ?
- GV nhận xét.
- HS nghiên cứu thông tinvà thực tế nhận xét về môi trường sống của rêu
- Đại diện lớp trình bày
- HS khác nhận xét 
*Tiểu kết : Rêu thường sống ở nơi ẩm ướt.
Hoạt động 2 : Quan sát cây rêu :
. Mục tiêu : Phân biệt được đặc điểm của cây rêu và đặc điểm từng bộ phận của cây rêu.
GV
HS
- GV yêu cầu HS quan sát cây rêu:
H. Em nhận thấy những bộ phận nào ?
- GV cho HS thảo luận nhóm :
- GV nhận xét.
- GV cho HS nghiên cứu SGK, giảng giải :
+ Rễ giả có khả năng hút nước.
 Thân lá chưa có mạch dẫn nên chỉ sống được nơi ẩm ướt.
- GV yêu cầu HS so sánh rêu với rong mơ.
- GV nhận xét 
H. Tại sao xếp rêu vào nhóm thực vật bậc cao ?
- GV nhận xét.
- HS hoạt động cá nhân quan sát cây rêu 
- HS trao đổi nhóm phát hiện ra các bộ phận của cây rêu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS đọc thông tin và rút ra đặc điểm cấu tạo của cây rêu.
- HS so sánh rêu với rong mơ tìm điểm giống nhau và khác nhau.
- Đại diện lớp trình bày
- HS khác nhận xét.
* Tiểu kết :
- Thân ngắn, không phân cành.
- Lá nhỏ, mỏng.
- Rễ giả, có khả năng hút nước.
- Trong thân chưa có mạch dẫn.
Hoạt động 3 : Túi bào tử và sự phát triển của rêu :
. Mục tiêu :
Biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử là cơ quan sinh sản của rêu nằm ở đầu ngọn cây.
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử. Từ đó phân biệt các phần của túi bào tử.
- GV cho HS quan sát tranh H32.2 đọc thông tin SGK trang 127 thảo luận nhóm:
H. Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào ?
H. Rêu sinh sản bằng gì ?
H. Trình bày sự bày sự phát triển của rêu ?
- GV nhận xét.
- HS quan sát tranh nhận xét.
+ Túi bào tử có 2 phần : Mũ ở trên và cuống ở dưới ; trong túi có bào tử.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS rút ra nhận xét.
- HS trình bày sự phát triển của cây rêu bằng sơ đồ.
* Tiểu kết :
- Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử.
- Rêu sinh sản bằng bào tử.
- Bào tử gặp đất ẩm nảy mầm thành cây rêu con.
\
Hoạt động 4 : Vai trò của rêu :
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS đọc thông tin ở mục 4 SGK:
H. Rêu có lợi gì ?
- GV nhận xét và giảng giải thêm :
 + Hình thành đất.
 + Tạo than.
- HS đọc thông tin.
- Đại diện lớp trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS nghe ghi nhớ kiến thức.
*Tiểu kết :
- Góp phần hình thành đất.
- Tạo than bùn, dùng làm phân bón.
Kết luận chung : HS đọc phần kết luận chung SGK.
4. Kiểm tra đánh giá :
Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có :, .., ,chưa có thật sự. Trong thân và lá rêu chưa cóRêu sinh sản bằng............được chứa trong .........cơ quan này nằm ở ..............cây rêu
5. Dặn dò - Chuẩn bị :
- Học bài trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 127
- Chuẩn bị : Cây dương xỉ.
Tiết 47: 	Ngày 01/02/2015
Bài 39 :QUYẾT - CÂY DƯƠNG XỈ
I. Mục tiêu :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ
- Biết cách nhận dạng một cây dương xỉ, nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.
- Rèn luyện năng quan sát thực hành. 
II. Phương tiện dạy học :
- Vật mẫu : Mẫu cây dương xỉ..
- Tranh phóng to : Hình 39.2 SGK
III. Tiến trình bài giảng :
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ :
H. Cấu tạo cây rêu dơn giản như thế nào ?
H. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu so với tảo.
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : Quan sát cây dương xỉ :
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS đặc cây dương xỉ lên bàn :
H. Em thấy dương xỉ sống ở đâu ?
- GV nhận xét.
- HS trình bày nơi sống cây dương xỉ.
a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng :
. Mục tiêu : Nêu được đặc điểm hình thái về rễ, thân, lá .
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS quan sát cây dương xỉ :
H. Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có cấu tạo như thế nào ?
H. Hãy so sánh với cây rêu và tìm ra đặc điểm tiến hoá ?
- GV sửa phiếu học tập :
- GV cho HS quan sát cuống lá già và thân cây dương xỉ.
- HS hoạt động nhóm quan sát cây dương xỉ ở từng bộ phận và chú ý đến lá non .
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày
 Rêu
 Dương xỉ
- Rễ giả có khả năng hút
- Thân nhỏ không phân nhánh
- Lá nhỏ có một đường gân.
- Chưa có mạch dẫn.
- Rễ thật.
- Thân hình trụ nằm ngang.
- Lá già cuống dài, xẻ thuỳ. Lá non cuộn lại, có lông trắng.
- Có mạch dẫn chính thức
b. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ :
. Mục tiêu :
+ Đặc điểm của túi bào tử.
+ Điểm sai khác trong quá trình phát triển của dương xỉ so với rêu.
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV cho HS lật mặt dưới của lá già túi bào tử.
- Cho HS quan sát hình 39.2.
H. Vòng cơ có tác dụng gì ?
H. Cơ quan sinh sản và sự phát triển của bào tử 
 so sánh với rêu.
- GV cho HS làm bài tập.
- GV nhận xét : Đáp án :
Túi bào tử, đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây dương xỉ con, bào tử.
- GV cho HS đọc đoạn bài tập đã hoàn chỉnh.
=> Rút ra kết luận.
- HS quan sát và tìm túi bào tử.
- HS quan sát hình 39.2.
+ Vòng cơ có tác dụng bảo vệ.
- Đại diện lớp trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Bài tập.
+ Mặt dưới của dương xỉ có những đốm chứa :.. 
+ Vách túi bào tử có một vòng cơ, màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng  khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất mảy mầm rồi phát triển thành  rồi từ đó mọc ra  
- Dương xỉ sinh sản bằng :  như rêu nhưng khác rêu ở chỗ có ......do bào tử phát triển thành.
*Tiểu kết :
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
- Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
Hoạt động 2 : Quan sát một vài cây dương xỉ thường gặp : 
HĐ của GV
HĐ của HS
- Quan sát cây rau bợ, cây lông cu li rút ra :
H. Nhận xét đặc điểm chung.
H. Nêu đặc điểm nhận biết 1 cây dạng dương xỉ nhờ đặc điểm nào ?
+ Phát biểu nhận xét về : 
Sự đa dạng hình thái.
Đặc điểm chung.
+ Tập nhận biết một cây thuộc dạng dương xỉ (căn cứ vào lá non).
*Tiểu kết :
Các loại dương xỉ thường gặp như cây rau bợ, cây lông cu li,  thuộc nhóm quyết là những thực vật đã có rễ, thân, lá thật sự và có mạch dẫn.
Hoạt động 3 : Quyết cổ đại và sự hình thành than đá : 
GV
HS
- GV cho HS nghiên cứu thông tin ở mục 3.
H. Than đá được hình thành như thế nào ?
+ HS nghiên cứu thông tin và nêu lên nguồn gốc của than đá từ cây dương xỉ cổ đại.
Kết luận chung : HS đọc phần kết luận chung SGK.
4. Kiểm tra đánh giá :
H. Cây dương xỉ tiến hoá hơn cây rêu ở điểm nào ?
a/ Lá có diệp lục. b/ Có mạch dẫn.	c/ Thân nằm ngang.
H. Cây dương xỉ khác cây có hoa ở điểm nào ?
a/ Có rễ, thân, lá thật sự.	b/ Sinh sản bằng bào tử.	c/ Có mạch dẫn.
5. Dặn dò - Chuẩn bị : 
- Học bài trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc mục : “Em có biết ?”
- Chuẩn bị ôn tập.
Tiết 48 : 	Ngày 02/2/2015
ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức trong chương hoa và sinh sản hữu tính, quả và hạt.
- Qua đó thấy được mối quan hệ giữa các cơ quan bộ phận. 
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết, so sánh, phân tích, hệ thống hoá.
II. Tiến trình bài giảng :
Ổn định tổ chức:
Tiến trình bài giảng:
Chương VI : Hoa và sinh sản hữu tính .
Hoạt động 1 : Ai nhanh hơn ?
- GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi sau : 
 + Hình thức : Theo từng cặp 1 HS đọc câu hỏi HS kia trả lời .
1. Nêu dặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió ? 
2. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì ?
3. Thụ tinh là gì ?
Hoạt động 2 : Ai giỏi hơn ?
- GV cho HS trả lời các câu hỏi khó :
1. Hoa thụ phấn nhờ gió khác hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ở điểm nào ?
2. Những cây có hoa nở về đêm như : Quỳnh, dạ hương, nhài thường có đặc điểm gì để thu hút ong bướm sâu bọ để đến thụ phấn ?
3. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh ? Thụ phấn khác thụ tinh ở điểm nào ?
*Tiểu kết : Có các cách thụ phấn cho hoa như :
- Thụ phấn nhờ gió 
- Thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Con người cũng giúp thụ phấn cho hoa.
Chương VII : Quả và hạt 
Hoạt động 1 : Ai nhanh hơn ?
- GV đọc HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm :
1 Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia quả thành 2 nhóm chính:
a. Quả khô và quả thịt c. Quả khô và quả không nẻ 
b. Quả khô và quả nẻ d. Quả nẻ và quả không nẻ 
2 Đặc điểm của quả khô khi chín là :
a. Vỏ mỏng c. Vỏ khô
b. Vỏ cứng d. Tất cả đều đúng 
3. Ở mỗi loại cây chất dinh dưỡng dự trử chứa trong:
a. Lá mầm c Phôi nhũ hoặc lá mầm
b. Phôi d. Phôi nhũ và lá mầm 
4. Bộ phận phát triển thành cây con sau khi nảy mầm là:
a. Phôi nhũ c Vỏ hạt
b. Phôi d. Vỏ hạt và phôi nhũ
5. Trong các hình thức phát tán của quả và hạt thì hình thức nào phát tán nhanhvà rộng nhất:
a. Phát tán nhờ động vật c. Phát tán nhờ gió 
c Tự phát tán d. Phát tán nhờ người
6. Để cây phát triển tốt sau khi gieo hạt nếu gặp trời mưa to ngập nước thì :
a. Cung cấp thêm phân để hoà tan vào đất c. Tháo hết nước ngay
b. Phủ rơm rạ lên đất để giữ d. Các biện pháp trên đều đúng
Hoạt động 2 : Ai giỏi hơn ?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi khó:
1. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành mà vẫn giữ lại một số bộ phận của hoa ? Tìm ra bộ phận đó ?
2. Nêu các bộ phận của hạt ? Nêu điểm khác nhau cơ bản của hạt cây một lá mầm và hạt cây 2 lá mầm ?
3. Vì sao phải thu hoạch dậu xanh đậu đen trước khi quả chín khô ?
4. So sánh quả mọng và quả hạch ?
5. Giải thích và nêu thí dụ về sự thốnh nhất giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan và sự thống nhất giữa chức năng trong các cơ quan ở cây có hoa ?
*Tiểu kết :
 Có 2 loại quả chính : Quả khô và quả thịt 
- Quả và hạt có 3 cách phát tán tự nhiên: Nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán
- Con người.cũng giúp quả và hạt phát tán di xa
- Hạt gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trử 
- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm như : nước, không khí, nhiệt độ thích hợp và chất lượng của hạt
- Quả và hạt có vai trò rất lớn đối với đời sống con người.
Chương VIII : Các nhóm thực vật :
- GV nêu câu hỏi HS trả lời :
1 Nêu những đặc điểm cấu tạo và hình dạng, dinh dưỡng của tảo xoắn so với rong mơ.
2. Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa rêu và dương xỉ ?
- GV cho HS làm một số bài tập điền từ trong chương VIII
3. Dặn dò - Chuẩn bị : 
 - Ôn bài để kiểm tra 1 tiết.
Tiết 49 : 	Ngày soạn:02/02/2015
KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục đích yêu cầu:
 - Kiểm tra đánh giá lại các kiến thức cơ bản đã học qua các chương: Quả và hạt, Hoa và sinh sản hữu tính, các nhóm thực vật.
 - Qua kiểm tra phân loại được học sinh. 
 - Rèn kỹ năng tự giác tư duy lí luận khi làm bài.
II.Chuẩn bị:
- GV: đề, đáp án, biểu điểm.
- HS: kiến thức đã học
III.Tiến trình.
Đề bài
Đáp án (Lưu ở sổ lưu đề)
Biểu điểm
IV.Củng cố.
GV thu bài, đánh giá chung chất lượng giờ kiểm tra.
V.Dặn dò – chuẩn bị.
Nghiên cứu bài 40 – SGK.
Tiết 50 :(Bài 40) : 	Ngày soạn: 22/2/2015
	HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. Mục tiêu :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng vàcơ quan sin

File đính kèm:

  • docxGiao_an_6_20150726_103653.docx