Giáo án Sinh học 6 kì 1 có giảm tải

Chương III: LÁ

Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ

I/ Mục tiu:

1. Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.

- Phân biệt các loại lá đơn, lá kép; các kiểu xếp lá trên cành; các loại gân trên phiến lá.

2. Kỹ năng: Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá.

3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ thực vật.

II/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình

III/ Thiết bị – Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to H 19.1 -> 19.5 / SGK. Vật mẫu.

- Chuẩn bị mẫu vật:

+ Các loại lá: lá cỏ tranh, lá lốt, lá rau muống, lá rau má, lá dâm bụt, lá dâu, lá bèo

+ Cành: mồng tơi, dừa cạn, dây huỳnh, dâm bụt, ổi, cành me

 

doc100 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 kì 1 có giảm tải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân biến dạng qua vật mẫu và tranh.
Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
 2. Kỹ năng: Rèn KN quan sát mẫu thật, nhận biết kiến thức qua quan sát tranh, so sánh.
3. Thái độ: Yêu thích mơn học, yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II/ Phương pháp: Thực hành
III/ Thiết bị – Đờ dùng dạy học:
Tranh H 18.1, 18.2 / SGK.
Mẫu vật các loại thân biến dạng: củ khoai tây, su hào, củ gừng, dong, xương rồng.
Bảng phụ/ tr59.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
(?) Mô tả TN chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?
(?) Mạch rây có chức năng gì?
 3. Bài mới:
 - Thân ngoài chức năng vận chuyển các chất, một số loài cây thân còn đảm nhận chức năng khác và để đảm nhận những chức năng đó, thân đã có những biến dạng.
* Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ GHI LẠI NHỮNG THƠNG TIN VỀ 
MỢT SỚ LOẠI THÂN BIẾN DẠNG:
 - MT: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng của chúng đối với cây.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật đã chuẩn bị -> GV kiểm tra.
- Treo tranh phóng to H 18.1
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi thảo luận.
(?) Tìm các đặc điểm chứng tỏ các loại “củ” khoai tây, su hào, gừng, dong là thân?
(?) Dựa vào hình dạng, các loại “củ” trên được chia thành mấy nhóm?
(?) “Củ” dong ta, “củ” gừng có đặc điểm nào giống nhau?
(?) “Củ” khoai tây, “củ” su hào có những đặc điểm nào giống và khác nhau?
- Yêu cầu HS đọc ND SGK.
- Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi thảo luận.
(?) Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ đối với cây?
(?) Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ đối với cây?
-> Vậy, thân củ và thân rễ có chức năng gì?
(*)MR: Công dụng và tác hại của một số loại thân rễ (các loại cỏ)
 ? Làm thế nào để diệt tận gớc các loại cỏ dại đó?
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật: một đoạn thân xương rồng.
- Hãy làm thí nghiệm: lấy que nhọn chọc vào thân xương rồng.
(?) Có hiện tượng gì xảy ra?
- GT: Mủ trong thân xương rồng là “nước”.
(?) Cây xương rồng thường sống ở đâu?
(?) Thân cây xương rồng có nhiều nước có tác dụng gì?
- Kể tên một số loại cây mọng nước?
-> Vậy, ngoài chức năng dự trữ chất dinh dưỡng thân cây còn có chức năng gì? Đặt tên cho loại thân đó?
- Đặt mẫu vật theo nhóm.
- Quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của GV -> Đại diện nhóm trả lời.
- Các “củ” là thân vì có các bộ phận của thân: chồi ngọn, chồi nách, lá.
- 2 nhóm:
+ Thân củ: su hào, khoai tây
+ Thân rễ: dong, gừng
- Có dạng rễ, nằm dưới mặt đất, có vảy.
- G: có dạng tròn.
Khoai tây
Su hào
- Không có lá
- Không có màu xanh
- Nằm dưới đất.
- Có lá
- Có màu xanh
-Nằm trên mặt đất
- Đọc bài.
- Tiếp tục hoạt động nhóm.
-> Đại diện nhóm trả lời.
- Thân củ: có chồi ngọn, chồi nách, hình dạng giống củ 
-> Chức năng: chứa chất dự trữ.
- Thân rễ: có chồi nách, chồi ngọn, lá biến thành vảy, hình dạng giống rễ.
-> Chức năng: dự trữ chất dinh dưỡng.
* Kết luận: Một số loại thân biến dạng làm chức năng dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi cây ra hoa, tạo quả: như thân củ (su hào, khoai tây), thân rễ (dong, gừng, riềng)
- Nghe.
- Biện pháp: đào lấy hết các thân rễ, phơi khô, đốt
- Đặt mẫu vật.
- Làm thí nghiệm.
- Có nhiều mủ chảy ra.
- Nghe.
- Cây xương rồng thường sống nơi khô hạn: sa mạc
- Dự trữ nước cho cây khi trời khô hạn.
- VD: Cây thuốc bỏng, cành giao
* Kết luận: Các loại cây sống nơi khô hạn, thân có chức năng dự trữ nước, đó là loại thân mọng nước.
 - Chúng ta sẽ tập xác định nhanh các loại thân biến dạng.
* Hoạt động 2: Đặ điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng:
 - MT: Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng / SGK tr59.
- Kẻ bảng và yêu cầu HS hoàn thành bảng.
-> Hoàn chỉnh.
(*)MR: Giới thiệu: có một số loại thân biến dạng khác: thân hành, thân giò (phong lan), thân lá (hoa quỳnh) 
- Hoạt động cá nhân hoàn thành bảng.
- Hoàn thành bảng.
* Kết luận: Bảng / SGK tr.59.
- Nghe.
 4. Củng cố:
 (?) Muốn diệt các loại cỏ dại cần phải làm gì?
5. Dặn dị:
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
 Đọc mục “Em cĩ biết”.
Làm BT / SGK tr.60 vào vở BT.
Chuẩn bị tiết 20: “ Oân tâp”: Oân các kiến thức: Các thí nghiệm chứng minh các hiện tượng sinh học (sự hút nước và muối khoáng, nhu cầu nước và muối khoáng đối với cây); đặc điểm cấu tạo của rễ, thân lá; các biến dạng của rễ, thân, lá 
Tuần 10 	Ngày soạn: 21/ 10/ 2011
Tiết 20 	Ngày dạy: 25/ 10/ 2011
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố những kiến thức cơ bản về tế bào thực vật và hai cơ quan sinh dưỡng: rễ và thân.
HS nhận biết được cấu tạo và chức năng của một số loại rễ biến dạng, thân biến dạng.
 2. Kỹ năng: Rèn KN phân tích, tổng hợp.
II/ Phương pháp: Vấn đáp
III/ Thiết bị – Đờ dùng dạy học:
Tranh vẽ phóng to H 7.4, 10.1, 11.2, 16.1/ SGK.
Bảng phụ:
Các miền của rễ
Cấu tạo & chức năng miền hút.
Biến dạng của rễ.
Biến dạng của thân
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
 3. Bài mới: Tiết học này, chúng ta sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu: khi thiết kế TN thì TN phải có đối chứng.
- Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh:
+ Sự dài ra của thân.
+ Sự vận chuyển nước và muối khoáng.
(?) Đặc điểm chung của thực vật?
(?) Thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể thực vật?
(?) Muốn quan sát tế bào thực vật, phải sử dụng dụng cụ gì?
- Treo tranh câm H 7.4.
(?) Tế bào thực vật điển hình gồm những bộ phận nào?
(?) Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với cây?
(?) Mô là gì? Ví dụ.
(?) Có mấy loại rễ? Đặc điểm?
(?) Rễ chia làm mấy miền?
- Treo bảng phụ các miền của rễ: Y/c HS hoàn thành.
(?) Miền hút của rễ có cấu tạo như thế nào?
- Treo tranh H 10.1.
-> Yêu cầu HS xác định từng phần.
- Treo bảng phụ cấu tạo, chức năng miền hút y/c HS hoàn thành.
(?) Cho biết: con đường hút nước và muối khóang hòa tan của rễ?
- Yêu cầu HS giải thích cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.
VD: Tại sao khi mưa to, ngập úng phải tháo hết nước ngay?
(?) Có những loại rễ biến dạng nào? Chức năng?
-Treo bảng phụ biến dạng của rễ y/c HS hoàn thành.
(?) Thân gồm những bộ phận nào?
(?) Căn cứ vào đặc điểm nào để phân loại thân? Có mấy loại thân? VD.
(?) Thân dài ra do đâu?
- Treo tranh H 16.1.
(?) Cấu tạo thân trưởng thành có gì khác thân non?
(?) Thân to ra do đâu?
(?) Có thể dùng cách nào để biết được một cây đã sống được bao nhiêu năm?
(?) Khi làm nhà, người ta thường chọn phần gỗ dác hay gỗ ròng? Vì sao?
(?) Các chất được vận chuyển trong thân nhờ bộ phận nào?
(?) Ngoài chức năng, vận chuyển các chất và nâng đỡ cây, thân còn đảm nhận chức năng gì?
- Treo bảng phụ: biến dạng của than, y/c HS hoàn thành.
 1. Thiết kế các thí nghiệm chứng minh các hiện tượng sinh học:
- Nghe.
- Thiết kế thí nghiệm.
-> HS khác nhạân xét.
 2. Kiến thức quan trọng của các chương: 
- Đặc điểm chung:
+ Tự tổng hợp chất hữu cơ.
+ Phần lớn không di chuyển được.
+ Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường.
 a) Chương I: Tế bào Thực vật:
- Thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể thực vật: tế bào.
- Muốn quan sát được tế bào thực vật phải dùng kính hiển vi.
- Quan sát tranh.
- Tế bào thực vật gồm: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào.
- Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào: giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Mô là tập hợp những tế bào có cấu tạo, hình dạng giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.
b) Chương II: Rễ
- Có hai loại rễ:
+ Rễ cọc: một rễ cái và nhiều rễ con.
+ Rễ chùm: nhiều rễ con kích thước gần bằng nhau, mọc ra từ gốc thân.
- Rễ chia làm 4 miền:
+ Miền trưởng thành
+ Miền hút.
+ Miền sinh trưởng.
+ Miền chóp rễ.
- Hoàn thành bảng
- Miền hút: gồm:
+ Vỏ: biểu bì và thịt vỏ.
+ Trụ giữa: các bó mạch, ruột.
- Quan sát tranh.
-> Xác định các bộ phận của miền hút.
- Hoàn thành bảng.
- Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan: từ ngoài -> lông hút -> thịt vỏ -> mạch gỗ của rễ rồi lên thân và lá.
- Giải thích.
- Các loại rễ biến dạng:
+ Rễ móc: giúp cây leo lên.
+ Rễ củ: dự trữ chất dinh dưỡng.
+ Rễ thở: lấy không khí cung cấp cho rễ.
+ Giác mút: lấy các chất từ cây chủ.
 c) Chương III: Thân
- Thân gồm: chồi ngọn, chồi nách, thân chính, cành.
- Căn cứ vào vị trí -> 3 loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò. (VD)
- Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Quan sát tranh
- Thân trưởng thành có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, thân non không có.
- Thân to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Để xác định tuổi cây có thể dựa vào vòng gỗ hằng năm.
- Khi làm nhà người ta thường chọn phần gỗ ròng vì rắn chắc hơn dác.
- Các chất được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ và mạch rây.
- Thân còn làm chức năng dự trữ chất dinh dưỡng (thân củ, thân rễ), dự trữ nước (thân mọng nước)
- Hoàn thành bảng.
 4. Củng cố: (Trong bài)
 5. Dặn dị: Chuẩn bị kiểm tra một tiết: Oân tập các kiến thức:
Thiết kế các thí nghiệm.
Cấu tạo tế bào, thân, rễ.
Các loại rễ, thân; một số biến dạng của thân và rễ -> chức năng.
Giải thích cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt
Duyệt của Tổ trưởng
Tuần 11 Ngày soạn: 28/ 10/ 2011
Tiết 21 Ngày dạy: 31/ 10/ 2011
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của HS qua các chương: tế bào thực vật, rễ, thân.
2. Kỹ năng: 
- Kiểm tra kỹ năng thiết kế thí nghiệm.
3. Thái độ: GD tính trung thực trong kiểm tra, thi cử.
* Chuẩn kiến thức – kỹ năng: 80% mức 1 + 20% mức 2
II/ Hình thức kiểm tra: 
Trắc nghiệm – Tự luận
III/ Ma trân:
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp 
Cấp độ cao
1. Mở đầu
02tiết
Số câu: 4
Sớ điểm: 1 đ
Đặc điểm chung của thực vật.
Cây 1 năm, cây lâu năm.
Cây có hoa, cây khơng có hoa
2. Chương 1: Tế bào thực vật
04 tiết
Số câu: 3
Sớ điểm: 2 đ
Nhận biết các bợ phân chính của tế bào thực vật
Kính hiển vi
Ý nghĩa sự lớn lên và phân chia của tế bào.
3. Chương II: Rễ
05 tiết
Số câu: 2
Sớ điểm: 3 đ
Hiểu được chức năng các bợ phận của miền hút
Giải thích được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muới khoáng
4. Chương III: Thân
06 tiết
Số câu: 4
Sớ điểm: 4 đ
Cấu tạo ngoài của thân
Biến dạng của thân
Trình bày được thí nghiệm sự vân chuyển nước và muới khoáng trong thân
Giải thích được hiện tượng ngắt ngọn ở cây
Tổng số câu : 13
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ % : 100%
Số câu: 9
Số điểm : 3,5 đ
Tỉ lệ: 35% 
Số câu: 2
Số điểm : 3,5 đ Tì lệ: 35%
Số câu: 1
Số điểm : 1,5 đ Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm : 1,5 đ
Tỉ lệ: 15%
IV/ Đề kiểm tra – Hướng dẫn chấm:
 A – Trắc nghiệm: (5đ)
* Khoanh trịn chữ cái đầu của ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: (2 đ)
 (từ câu 1 -> câu 8) 
Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là:
Thực vật có khả năng tự tởng hợp chất hữu cơ, phần lớn khơng di chuyển được, phản ứng chậm với kích thích của mơi trường.
Thực vật có khả năng vận đợng, lớn lên, sinh sản và có khả năng tự tởng hợp chất hữu cơ.
Thực vật có khả năng tự tởng hợp chất hữu cơ, rất đa dạng, có ở khắp mọi nơi trên Trái đất.
Thực vật khơng di chuyển được, có khả năng lớn lên, sinh sản.
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gờm toàn cây có hoa?
Cây táo, cây rêu, cây mít	c. Cây cau, cây cải, cây rau bợ
Cây ngơ, cây tỏi, cây dương xỉ	d. Cây bưởi, cây xoài, cây lúa
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gờm toàn cây lâu năm?
Cây cải, cây dừa, cây rau muớng	c. Cây cao su, cây xà cừ, cây ởi
Cây hành, cây mướp, cây bí đỏ	d. Cây lúa, cây cam, cây mai
Quan sát các cây: bầu, ngơ, hoa móng tay, ta thấy: 
Chúng thuợc loại cây xanh có hoa, sớng lâu năm
Chúng thuợc loại cây xanh có hoa, sớng mợt năm
Chúng thuợc loại cây xanh khơng có hoa, sớng lâu năm
Chúng thuợc loại cây xanh khơng có hoa, sớng mợt năm
Kính hiển vi có 3 phần chính là:
 Giá đỡ, chân kính, gương phản chiếu
 Chân kính, bàn kính, thân kính
 Giá đỡ, hệ thớng ớng kính, các ớc điều chỉnh
 Hệ thớng ớc điều chỉnh, gương phản chiếu ánh sáng, bàn kính
Cây xanh mỡi ngày mợt lớn lên là nhờ:
 Các tế bào lớn lên làm gia tăng kích thước
 Sớ lượng tế bào nhiều lên nhờ các tế bào phân chia liên tục
 Sớ lượng tế bào nhiều lên nhờ các tế bào trưởng thành phân chia.
 Sự lớn lên và phân chia của các tế bào.
Các cây thân cợt là:
Xà cừ, cao su	b. Tre, nứa	c. Bí, dưa leo	d. Cau, dừa
Thân cây phình to thành củ có chức năng:
 Dự trữ nước khi cây khơ hạn
Giúp cây đứng vững trên mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng khi cây ra hoa, tạo quả
Giúp cây lấy chất dinh dưỡng từ cây khác
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1,5đ)
 Chọn nợi dung ở cợt B sao cho phù hợp với cợt A rời điền vào cợt Kết quả: (1,5đ)
Cột A
(Các bơ phận của miền hút rễ)
Cột B
(Chức năng của từng bợ phận)
Kết quả
1. Lơng hút
2. Biểu bì
3. Thịt vỏ
4. Mạch rây
5. Mạch gỡ
6. Ruợt
a. bảo vệ các bợ phận bên trong
b. dự trữ chất dinh dưỡng
c. hút nước và muới khoáng hòa tan
d. vận chuyển nước và muới khoáng
e. vận chuyển chất hữu cơ
g. chuyển các chất từ long hút vào trụ giữa.
h. tham gia quang hợp
1.
2.
3.
4.
5.
6.
B – Tự luận: (5đ)
1. Có những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muới khoáng của rễ. Ví dụ. (1,5đ)
2. Tại sao khi trờng đậu xanh người ta phải ngắt ngọn trước khi cây ra hoa. (1,5đ)
3. Hãy trình bày thí nghiệm chứng minh: nước và muới khoáng được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỡ. (2đ)
* Đáp án – Biểu điểm:
A- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm)
 I. Khoanh tròn:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
d
c 
b 
b
d
d
c
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 9. Điền chữ ơ trớng:– Mỡi ý đúng 0,25đ
	1-lục lạp	2-khơng bào	3-chất tế bào
	4-nhân	5-vách tế bào	6-màng sinh chất
 10. 1-c 2-a 3-g 4-e 	5-d	6-b – Mỡi câu đúng 0,25đ
B- TỰ LUẬN: (5,0điểm)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
- Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muới khoáng của rễ: thời tiết, khí hậu và các loại đất khác nhau.
- Ví dụ: (tùy chọn)
1đ
0,5đ
2
Vì ngắt ngọn các chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào chời nách
Sớ lượng chời nách nhiều
Nhiều hoa, quả, năng suất cao
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
- Cắm cành hoa màu trắng (hoa huệ hoặc hoa hờng) vào bình nước pha màu đỏ. Sau mợt thời gian, hoa từ màu trắng chuyển sang đỏ.
- Dùng dao cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát -> mợt phần thân bị nhuợm đỏ
-> Kết luận: nước và muới khoáng được vân chuyển lên thân nhờ mạch gỡ.
1đ
0,5đ
0,5đ
V/ Dặn dò: Chuẩn bị bài 19: “Đặc điểm bên ngoài của lá”
- Chuẩn bị mẫu vật:
+ Các loại lá: lá cỏ tranh, lá lốt, lá rau muống, lá rau má, lá dâm bụt, lá dâu, lá bèo
+ Cành: mồng tơi, dừa cạn, dây huỳnh, dâm bụt, ổi, cành me
- Kẻ bảng SGK / tr.63 vào vở BT.
Tuần 11 Ngày soạn: 28/ 10/ 2011
Tiết 22 Ngày dạy: 1/ 11/ 2011
Chương III: LÁ
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.
Phân biệt các loại lá đơn, lá kép; các kiểu xếp lá trên cành; các loại gân trên phiến lá.
2. Kỹ năng: Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá.
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình
III/ Thiết bị – Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to H 19.1 -> 19.5 / SGK. Vật mẫu.
- Chuẩn bị mẫu vật:
+ Các loại lá: lá cỏ tranh, lá lốt, lá rau muống, lá rau má, lá dâm bụt, lá dâu, lá bèo
+ Cành: mồng tơi, dừa cạn, dây huỳnh, dâm bụt, ổi, cành me 
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: (Kết hợp bài mới)
 3. Bài mới:
- GV: Yêu cầu HS quan sát H 19.1: (?) Lá gồm những bộ phận nào?
- HS: Lá gồm các bộ phận: cuống lá, phiến lá, gân lá.
(?) Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
- HS: Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
-> Lá có nhận được ánh sáng mới thực hiện được chức năng này. Vậy, những đặc điểm nào của lá giúp nhận được nhiều ánh sáng.
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ.
 - MT: + HS nêu được những đặc điểm bên ngoài phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng.
 + Phân biệt được 3 kiểu gân lá; phân biệt được lá đơn, lá kép.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật theo nhóm.
- Hãy quan sát các mẫu lá mang theo, kết hợp với H19.2 ->trả lời các câu hỏi.
(?) Em có nhận xét gì về màu sắc, hình dạng, kích thước, của phiến lá; diện tích bề mặt của phiến lá so với cuống?
(?) Điểm giống nhau của phần phiến các loại lá?
(?) Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng?
(*)MR: Có phải tất cả các phiến đều có màu lục không? VD.
(*) Gân lá cùng có nhiều kiểu khác nhau.
- Hướng dẫn HS: lật mặt sau -> quan sát rõ gân lá.
- Hãy quan sát H 19.3 -> Phân loại mẫu vật mang theo dựa vào đặc điểm gân lá.
(?) Có mấy kiểu gân lá?
(?) Gân hình mạng có đặc điểm gì? VD.
(?) Gân song song có đặc điểm gì? VD.
(?) Gân hình cung có đặc điểm gì? VD
- Yêu cầu HS đặt cành mồng tơi, cành me lên bàn.
- Gọi HS đọc lớn ND SGK.
(?) Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn?
(?) Ngoài lá mồng tơi, những lá nào cũng thuộc loại lá đơn?
(?) Vì sao lá hoa hồng, lá me thuộc loại lá kép? Tìm VD khác về lá kép.
- GT: Khi rụng lá, thường lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
(?) Trong số các vật mẫu mang theo, đâu là lá đơn, đâu là lá kép?
 a) Phiến lá:
- Đặt mẫu vật theo nhóm.
- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
-> Đại diện nhóm trả lời.
- Phiến lá có màu xanh lục, có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau; phiến là phần rộng nhất của lá.
- Phie

File đính kèm:

  • docSINH_6_HKI_GIAM_TAI_20150726_103444.doc
Giáo án liên quan