Giáo án Sinh học 6 (Chương trình cả năm)
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
- Nêu được ví dụ về các loại rễ củ, rễ móc, rễ hô hấp, rễ giác mút.
1.2 Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét để rút ra kết luận về đặc điểm của từng loại rễ ( kỹ năng phân loại).
- Có kỹ năng học tập theo nhóm. Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa.
1.3 Thái độ:
- Củng cố quan điểm về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể và môi trường sống.
2. CHUẨN BỊ
2.1- GV: Mẫu vật về các loại rễ biến dạng.
Kẻ sẵn bảng tên và đặc điểm của các loại rễ biến dạng.
2.2- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị các vật mẫu thật: củ sắn, củ cải, của cà rốt, cành trầu không, hồ tiêu, cây tầm gửi, dây tơ hồng.
Sưu tầm các tranh về các loại rễ cây khó có mẫu vật như bần, bụt mọc, mắm
3.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Trực quan ,vấn đáp, hoạt động nhóm
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
1) Chọn câu trả lời đúng nhất:
1.1) Những điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
a) Các loại đất trồng khác nhau.
b) Thời tiết, khí hậu. c) Sự tác động của các sinh vật khác. d) a, b đúng.
e) b, c đúng.
1.2) Tại sao phải trồng cây đúng thời vụ:
a) Các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh.
b) Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.
c) Để đáp ứng được thời điểm thu hoạch theo ý muốn của con người.
d) a,b đúng e) a,b sai.
2. Bộ phân nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Cho biết con đường rễ cây hút nước và muối khoáng? Có mấy loại rễ biến dạng?
trên cây. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV: cho HS quan sát các loại hoa (do các em mang đến lớp) và hình 29.1 SGK /96 để thực hiện phần lệnh SGK. - HS: Từng HS quan sát hoa và hình, độc lập hoàn thành phiếu học tập. -GV: gọi 2 HS lên bảng trình bày kết quả điền phiếu học tập, các em khác chỉnh lí, bổ sung. -HS: 1 HS lên hoàn thành phiếu học tập, lớp nhận xét, bổ sung. -GV: Nhận xét, chỉnh sửa và yêu cầu thực hiện phần lệnh sau bảng trang 97 . -HS: dựa vào các từ cho sẳn 1HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. -GV: nhận xét, bổ sung và chốt lại: Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, có thể chia các hoa thành 2 nhóm: hoa lưỡng tính (hoa bưởi, hoa chanh, hoa khoai tây..) và hoa đơn tính (hoa dưa chuột, hoa liễu, hoa mướp..) ©Những hoa có đủ nhị và nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính. ©Những hoa không có nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính. Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực, chỉ có nhuỵ gọi là hoa cái. GV: Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, chia hoa làm mấy nhóm, là nhóm nào? -HS: 1 HS hoàn thiện cột cuối cùng trong bảng à rút ra kết luận. 1. Phân chia các loại hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa: - Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, chia hoa làm hai nhóm: ª Hoa đơn tính: là những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ. s Hoa đực: Chỉ có nhị (mướp, dưa chuột..). sHoa cái: chỉ có nhuỵ ( bí ngô, dưa chuột..) ªHoa lưỡng tính: là những hoa có đủ nhị và nhuỵ.( bưởi, cam..) -GV: cho HS quan sát H. 29.2, một số mẫu vật àyêu cầu đọc thông tin SGK để trả lời các câu hỏi: wCăn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành những nhóm nào? wLấy ví dụ về hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm? -HS: quan sát hình, mẫu vật, đọc thông tin SGK và trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. Đại diện một vài nhóm HS trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các em khác bổ sung. -GV: nhận xét và chốt lại: ªCăn cứ vào cách xếp hoa trên cây, người ta chia các hoa thành 2 nhóm chính: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm. ªVí dụ: Hoa mọc đơn độc như súng, sen, ổi, ớt.. Hoa mọc thành cụm như huệ, so đũa, chôm chôm, phượng, hướng dương… -HS: Rút ra kết luận. -GV: Hoa có ý nghĩa góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường và góp phần duy trì nòi giống. Vậy là học sinh các em phải làm gì để góp phần làm cho môi trường xung quanh ngày càng đẹp hơn? -HS: chúng ta phải có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt là cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại chúng. Mà cần phải trồng thêm cây xanh và hoa ở trường , lớp, nơi ở làm cho môi trường xung quanh chúng ta ngày càng đẹp hơn. TÍCH HỢP-BVMT: Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với con người , tự nhiên và môi trường .Nên HSphải có ý thức cảnh quan môi trường ,đặc biệt là những cảnh đẹp ở nơi công cộng ,không hái hoa ,phá hoại môi trường ở trường học và những nơi công cộng ,phải có ý thức làm đẹp cho trường ,lớp ,nơi ở them tươi đẹp bằng cách trồng nhiều cây xanh ,các loài hoa…. 2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây: - Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành hai nhóm: Hoa mọc đơn độc ( hoa hồng, sen súng..) Hoa mọc thành cụm (hoa cúc, hoa huệ..) 4.Câu hỏi, bài tập củng cố: 1) chọn câu trả lời đúng: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính? a) Màu sắc của hoa. b) Tất cả các bộ phận của hoa (đài, tràng, nhị, nhuỵ). c) Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị nhuỵ. d) Cả b và c. Đáp án: c 2) Những hoa mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa? - Những hoa nhỏ mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rối bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều. 5 Hướng dẫn HS tự học: - Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK /98 vào vở bài tập. - Xem trước bài: “ Thụ phấn” §Mỗi nhóm sưu tầm ít nhất một loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ở địa phương. §Trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK /99, 100. Rút kinh nghiệm: ²Nội dung: ²Phương pháp: ²Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Tuần :16 Ngày dạy: TIẾT 34 ÔN TẬP HKI 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức:hs biết Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học ở các chương. 1.2 Kỹ năng: -HS thực hiện được Phân tích, so sánh, vận dụng kiến thức -HS thực hiện thành thạogiải thích một số hiện tượng tự nhiên. 1.3 Thái độ -HScó thói quen thích thú đối với môn học -Tính cách nghiêm túc 2. CHUẨN BỊ: 2.1- GV: Hệ thống câu hỏi. 2,2- HS: Ôn lại kiến thức đã học. 3.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Trực quan ,vấn đáp 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định, tổ chức và kiểm diện: 4.2 Kiểm:tra miệng giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm mục đích nhân giống cây trồng. Vậy các hình thức sinh sản đó được tiến hành như thế nào 4.3 Tiến trình bài học Hoạt động của gv –hs *Bước1 : trong quá trình ôn sẽ kiểm tra Các em đã tìm hiểu kiến thức ở các chương, hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức đã học à chuẩn bị thi HKI. *Bước2 - GV: nêu câu hỏi, yêu cầu vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi. - HS: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi. *Bước 3 1) Nêu chức năng của các thành phần ở tế bào thực vật? 2) Rễ gồm có mấy miền? Nêu chức năng của từng miền? 3) Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? 4) Vì sao nói lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không? (2đ). 5) Điểm giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và rễ? 6) Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó và cho ví dụ? 7) Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ). 8) Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây? 9) Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh hoặc hoa trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1đ). Nội dung * 1. Chức năng của các thành phần ở tế bào thực vật: - Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng ổn định. - Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. -Chất tế bào: chứa các bào quan. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. - Nhân: thường có 1 nhân, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào. * 2. Rễ gồm có 4 miền: - Miền trưởng thành à dẫn truyền. - miền hút à có lông hút chức năng hút nước và muối khoáng. - Miền sinh trưởng àLàm cho rễ dài ra. - Miền chóp rễ àche chở cho đầu rễ. * 3. Vì cây ra hoa kết quả , chất dinh dưỡng dự trữ trong củ bị giảm đi, nên phải thu hoạch củ trước khi ra hoa kết quả. * 4 .Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của một tế bào như: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài. - Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi. * 5. - Giống nhau: ©Có cấu tạo bằng tế bào. ©Gồm các bộ phận: Vỏ ( biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa ( bó mạch, ruột) -Khác nhau: w Miền hút của rễ: sBiểu bì có lông hút. sBó mạch: mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ. wThân non: sBiểu bì không có lông hút. sBó mạch: một vòng bó mạch ( mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài). * 6. Có 3 loại thân chính: - Thân đứng có ba dạng: §Thân gỗ: cứng cao, có cành như: cây mít, ổi.. §Thân cột: cứng cao không cành như: dừa, cau… §Thân cỏ: mềm yếu, thấp như: cây cỏ, cây cà… -Thân leo: leo bằng thân quấn hay tua cuốn như: cây trầu không, cây mướp.. - Thân bò: Cây rau má, cây khoai lang… * 7. -Quang hợp là quá trình cây xanh nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng ( chủ yếu lá ánh sáng mặt trời) chế tạo ra tinh bột, nhả khí ôxi. -Sơ đồ tóm tắt: Nước + Khí cacbônic Ánh sáng (đất) (không khí) diệp lục Tinh bột + Khí ôxi ( Trong lá) ( Lá nhả ra môi trường) * 8. Hô hấp ở cây là quá trình lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây đồng thời thải khí cacbônic và nước. - Vì hô hấp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. * 9. Vì ban đêm cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên cây đã lấy khí ôxi của không khí và thải ra khí cacbônic. Vì vậy, khi để nhiều cây xanh hoặc hoa trong phòng kín đẽ gây ngạt do thiếu ôxi. 5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1 Tổng kết: - Sau khi Hs trả lời xong các câu hỏi à GV hệ thống kiến thức ở các chương nhất là chương IV. 5.2Hướng dẫn học tập *Đối với bài học ở tiết này - Học bài theo đề cương ở chương I, II, III, IV. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo - Chuẩn bị kiểm tra HKI. 6 .PHỤ LỤC Tiết :35 Tuần:1 KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 6 THỜI GIAN :45 PHÚT 1. Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: - Củng cố, và nắm vững kiến thức đã học qua các chương -Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế 1.2 Kỹ năng: rèn kỹ năng nhận biết, tư duy độc lập, phân tích. So sánh 1.3 Thái độ: giáo dục tính cẩn thận, trung thực khi làm bài. 2. Chuẩn bị: -GV: Kế hoạch và hệ thống câu hỏi. -HS: Ôn lại kiến thức ở các chương. 3.Cách thức tiến hành : vấn viết 4. Tiến trình 4.1 Tổ chức: 4.2 Kiểm tra bài cũ :(không) 4.3 Bài mới: *Câu hỏi kiểm tra Câu 1:Nêu chức năng của các thành phần ở tế bào thực vật? (3đ). Câu 2: Vì sao nói lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không? (2đ). Câu 3: Có mấy loại thân? Kễ tên một số cây có những loại thân đó và cho ví dụ từng loại?(2đ) Câu 4: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ). Câu 5: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh hoặc hoa trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1đ). *Đáp án Câu 1: - Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng ổn định. - Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào. -Chất tế bào: chứa các bào quan. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. - Nhân: thường có 1 nhân, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào. Câu 2: Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của một tế bào như: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài. - Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi. Câu 3: có 3 loại thân chính: -Thân đứng: có 3 dạng: + Thân gỗ: Cứng cao, có cành như: cây mít, ổi… + Thân cột: cứng cao, không cành như: dừa, cao.. + Thân cỏ: mềm yếu, thấp: Cây cà, cây cỏ.. -Thân leo: Leo bằng thân quấn hay tua cuốn như: cây trầu không, cây bìm bịp… -Thân bò: Cây rau má, cây khoai lang.. Câu 4: -Quang hợp là quá trình cây xanh nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng ( chủ yếu lá ánh sáng mặt trời) chế tạo ra tinh bột, nhả khí ôxi. -Sơ đồ tóm tắt: Nước + Khí cacbônic ánh sáng Tinh bột + ôxi (Đất) (không khí) diệp lục (trong lá ) (lá nhã ra ngoài môi trường) Câu 5: Vì ban đêm cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên cây đã lấy khí ôxi của không khí và thải ra khí cacbônic. Vì vậy, khi để nhiều xanh hoặc hoa trong phòng kín đẽ gây ngạt thở do thiếu ôxi 4.4 Đánh giá: - Bảng thống kê điểm: Lớp TSHS Dưới trung bình Trên trung bình 0 0dưới 2 2dưới 5 Cộng 5dưới6.5 6.5 – 8 8 -10 Cộng 6 6 6 6 4.5 Củng cố: GVthu bài kiểm tra,nhận xét 4.4 Dặn dò: Xem trước bài sau Bài: 30- Tiết: 36 Tuần dạy: 19 Ngày dạy 1. Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. - Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn. - Nêu được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. 1.2 Kỹ năng: - Phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn. - Thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận hoa. 1.3 Thái độ: giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài động vật giúp thụ phấn cho hoa. 2. Chuẩn bị: -GV: Chuẩn bị một số hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ ở điạ phương. -HS: Ít nhất mỗi nhóm HS sưu tầm về một số loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương. Sưu tầm những tranh ảnh của một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. 3.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Trực quan ,vấn đáp 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định, tổ chức và kiểm diện: 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS. 4.3 Bài mới: Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào? Bài học này sẽ giúp ta trả lời được câu hỏi đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV: Giảng về hiện tượng thụ phấn: Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn (là bộ phận sinh ra tế bào sinh dục đực) và đầu nhuỵ (thuộc bộ phận chứa tế bào sinh dục cái) thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn. - GV: Thế nào là thụ phấn? - HS: Từng HS độc lập tìm hiểu SGK và giảng giải của GV, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Một HS phát biểu câu trả lời, các em khác bổ sung. -GV Nhận xét và chốt lại: thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. -HS: Rút ra kết luận. 1. Thụ phấn là gì? - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. GV: yêu cầu HS quan sát các hoa (mang đến) và hình 30.1 SGK, đọc SGK để thực hiện phần lệnh SGK tr. 99 -HS: Quan sát hoa và tranh, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để thống nhất đáp án. Đại diện hai nhóm HS trả lời các câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV, các em phải nêu được: s Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính (hạt phấn của hoa rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó). sHoa tự thụ phấn có nhị và nhuỵ chín cùng một lúc. -GV: nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức. -GV: cho HS đọc tiếp thông tin SGk để trả lời hai câu hỏi: ªHoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? ªHiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ yếu tố nào? -HS: từng HS đọc tiếp thông tin SGK, độc lập suy nghĩ tìm cầu trả lời. Hai HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. -GV: nhận xét, chính xác hoá đáp án: Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở chỗ: hoa giao phấn là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc. Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ sâu bọ, nhờ gió, nước hoặc nhờ con người. - HS: rút ra kết luận. 2.Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn: a) Hoa tự thụ phấn: - Hoa tự thụ phấn: hạt phấn của hoa rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó. - Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính, có nhị và nhuỵ chín cùng một lúc. b) Hoa giao phấn: - Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác. - Hoa giao phấn là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 30.2 SGK và các hoa do các em mang đến, thảo luận nhóm để thực hiện phần lệnh SGK /100. - HS: quan sát hình và mẫu vật thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện 4 nhóm HS trả lời các câu hỏi, các em khác bổ sung. -GV: nhận xét, chỉnh lí, bổ sung và chốt lại: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: üHoa có màu sắc sặc sỡ, nhiều hoa có hương thơm quyến rũ sâu bọ đến tìm mật ở đáy hoa. üHoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc. ü Nhiều hoa có tràng phức tạp, khiến sâu bọ khi vào lấy mật thế nào cũng có hạt phấn dính lên cơ thể và chuyển sang đầu nhuỵ của hoa khác. üHạt phấn (to, có gai) và đầu nhuỵ có chất dính. -HS: rút ra kết luận. . TÍCH HỢP –BVMT: HScó ý thức bảo vệ các loài động vật bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa ,duy trì nòi giống các loài thực vật.Nên cần phải bảo vệ đa dạng sinh học. ruyecou00. a 3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: - Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, có mật ngọt để thu hút côn trùng. - Tràng hoa có dạng đặc biệt (hình ống), côn trùng chiu xuống hút mật sẽ lấy hạt phấn hoặc thụ phấn cho hoa. - Hạt phấn to dính và có gai . - Đầu nhuỵ có chất dính để dính hạt phấn. 4 Câu hỏi, bài tập củng cố: 1) Thụ phấn là gì? Tạo sao hoa bưởi (hoa chanh) là hoa tự thụ phấn? Hoa bí đỏ (hoặc hoa nào đó) có đặc điểm nào hấp dẫn sâu bọ? 2) Những cây có hoa nở về ban đâm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? - Các hoa nở vế ban đêm có màu trắng và hương thơm đặc biệt. ©Màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra. ©Mùi thơm đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến mặc dù chúng có thể chưa nhận ra hoa. 5 Hướng dẫn HS tự học: - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3,4 SGK /100 vào vở bài tập. - Xem trước bài: “ Thụ phấn” (tiếp theo) - Chuẩn bị: ªHoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm nào? ªTrong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ con người? Rút kinh nghiệm: ¦Nội dung: ¦Phương pháp: ¦Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Bài: 30 - Tiết: 37 Tuần dạy: 19 Ngày dạy (TIẾP) 1. Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: - Giải thích được những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió. - Phân biệt được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Hiểu được những ứng dụng của con người thụ phấn cho hoa để nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng hoặc để lai tạo giống mới. 1.2 Kỹ năng: - Phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn. - Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng. - Vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình. 2. Chuẩn bị: -GV: Tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ gió, chuẩn bị một cây ngô trổ bông (nêu có) -HS: Ôn lại kiến thức bài trước. 3.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Trực quan ,vấn đáp 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định, tổ chức và kiểm diện: 4.2 Kiểm tra miệng: «Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 4.3 Bài mới: Hoạt động của gv và hs *Hoạt động1Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió -GV: Cho HS quan sát hoa mang tới (hoa ngô) và hình 30.3, 30.4 SGK /101, nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi phần lệnh SGK? -HS: Quan sát hoa và hình, nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi. Một vài HS trình bày câu trả lời, các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV, các em phải nêu được: Đặc điểm chung của những cây thụ phấn nhờ gió (ngô, cao lương, kê…) là: Các hoa đều nằm ở ngọn cây, thuận lợi cho gió chuyển hạt phấn đi và nhận hạt phấn Nhị có một chỉ dài, bao phấn treo lủng lẳng ở cuối chỉ nhị, dễ tung hạt phấn. Số lượng hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, nên gió dễ chuyển đi. Đầu hoặc vòi nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn, có nhiều lông dính nên giữ hạt phấn tốt. -GV: nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức. -GV: yêu cầu HS so sánh thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ sâu bọ (bao hoa, nhị và nhuỵ)? - HS: nhớ lại kiến thức so sánh giữa hai hình thức thụ phấn. -GV: nhận xét, chính xác hoá kiến thức: Bước3 t Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: s Bao hoa: Đầy đủ, hoặc có cấu tạo phức tạp thường có màu sắc sặc sỡ. s Nhị: có hạt phấn to,dính và có gai, chỉ nhị ngắn. s Nhuỵ: đầu nhuỵ có chất dính. t Hoa thụ phấn nhờ gió: s Bao hoa: nhỏ, hoặc tiêu biến, không có màu sắc sặc sỡ. s Nhị: hạt phấn nhỏ, nhẹ, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. s Nhuỵ: đầu nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông dính. Nội dung 1. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: - Hoa đực thường ở ngọn để đón gió. Hoa cái ở phía dưới để đón hạt phấn. - Bao hoa tiêu giảm để gió dễ dàng thổi được hạt phấn. - Chỉ nhị dài bao phấn treo lủng lẳng để dễ đung đưa theo gió. - Hạt phấn nhỏ nhẹ dễ bay theo gió, hạt phấn nhiều mới có cơ hội thụ phấn cho hoa cái. - Đầu nhuỵ dài, nhiều lông để đón và giữ hạt phấn. *Bước1 -GV: Các em đã thấy con người thụ phấn cho hoa ở những loại cây nào? -HS: 1-2 HS trả lời (tuỳ từng địa phương như mướp hay bầu bí, ngô…) -GV: Cho HS quan sát hình 30.5 SGK và yêu cầu HS tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi: Những ứng dụng về sự thụ phấn cho cây của con người? -HS: Quan sát hình, tìm hiểu thông tin SGK, trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. *Bước2 - HS: đại diện một vài nhóm HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, trong đàm thoại, các em phải nêu được: con người đã chủ động thụ phấn bổ sung cho cây (thụ phấn cho cây ngô). Con người đã tạo điều kiện cho cây giao phấn (trồng ngô nơi thoáng gió, nuôi ong trong vườn cây ăn quả..) để tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra, con người còn cho cây giao phấn để tạo giống mới. *Bước3 - GV: nhận xét, chốt lại kiến thức.,hs r
File đính kèm:
- giao an sinh 6 ca nam.doc