Giáo án Sinh học 6 - Bài 50, 51, 52

Bài 50: NẤM ( Tiết 2)

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Biết được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm.

 - Nêu được nấm có hại gây nên một số bệnh cho cây động vật và người.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt một số nấm có ích và nấm hại.

- KNS: Kĩ năng vận dụng kiến thức áp dụng thực tế cuộc sống.

 3. Thái độ:

- Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm thông qua việc giữ gìn vệ sinh.

II/ CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Mẫu vật: + Nấm có ích : Nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi.

 + Một số bọ phận cây bị bệnh nấm

- Tranh: nấm ăn được

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Mẫu: một số bọ phận cây bị bệnh nấm

 

doc11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 50, 51, 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/4/2015
Tuần: 32	
Tiết: 61
Bài 50: VI KHUẨN (t2)
I/ MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên (qua quan sát hình vẽ).
 - Vai trò có ích, có hại của vi khuẩn
 - Vận dụng giải thích hiện tượng thực tế
 - Giới thiệu vi rút
 2. Kĩ năng:
- KNS: Kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và mặt hại của vi khuẩn trong đời sống, kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong thảo luận, kĩ năng tìm kiếm và xữ lý thông tin khi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân bố và số lượng và vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông, công nghệp và đời sống.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học. 
II/ CHUẨN BỊ 
 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh Các dạng vi khuẩn.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới : VI KHUẨN
Hoạt động 1: Vai trò của vi khuẩn
a. Vi khuẩn có ích:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 50.2 -> làm bài tập điền từ SGK tr. 162. 
- GV nhận xét
- Cho HS đọc thông tin đoạn q SGK tr.162 -> thảo luận: Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS giải thích một số hiện tượng thực tế: Vì sao muối dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hóa chua?
b. Vi khuẩn có hại:
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: 
1. Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra?
2. Các loại thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu, vì sao? Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm thế nào?
- GV nhận xét.
- GV cung cấp thông tin: bệnh tả do phẩy khuẩn tả; bệnh lao do trực khuẩn lao.
 Có những vi khuẩn có cả hai tác dụng có ích và có hại. Ví dụ: vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ
+ Có hại: làm hỏng thực phẩm
+ Có lợi: phân hủy xác động, thực vật tạo muối khoáng.
- GV yêu cầu HS liên hệ hành động của bản thân phòng chống tác hại do vi khuẩn gây ra.
- HS quan sát hình -> làm bài tập điền từ SGK tr. 162. 
- 1 – 2 HS đọc bài tập, lớp nhận xét.
- HS tự sửa chửa
- HS đọc thông tin đoạn q SGK tr.162 -> thảo luận: 
+ Trong tự nhiên: phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ; góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
+ Trong đời sống: 
- Nông nghiệp: cố định đạm 
-> bổ sung đạm cho đất.
- Chế biến thực phẩm: vi khuẩn len men làm giấm, tương, rượu,..
- Vai trò trong công nghiệp sinh học.
- HS lắng nghe
- HS giải thích: Đó là nhò vào loại vi khuẩn lên men chua hoạt động, có rất nhiều trong lớp váng của vại dưa cà muối. 
- HS thảo luận các câu hỏi đạt: 
1. HS thảo luận cho biết thông tin.
2. Do vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn -> muốn giữ thức ăn -> ngăn ngừa vi khuẩn sinh sản bằng cách: đông lạnh thức ăn, phơi khô, ướp muối,
- HS lắng nghe -> ghi bài
- HS lắng nghe.
4. Vai trò của vi khuẩn
a. Vi khuẩn có ích:
 Vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên và đời sống con người: Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ, góp phần hình thành than đá, dầu lửa, nhiều vi khuẩn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
b. Vi khuẩn có hại:
 Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 2: Sơ lược về virus 
- GV giới thiệu sơ lược về virus -> yêu cầu HS kể tên một vài bệnh do virus gây ra?
- Liên hệ với loại bệnh nguy hiểm nhất hiện nay do virus HIV gây ra -> thái độ ứng xử.
- HS lắng nghe -> kể một vài bệnh: cúm gà, sốt siêu vi, HIV,
- Hình thành thái độ ứng xử đúng.
5: Sơ lược về virus
 Vi rút rất nhỏ,chưa có cấu tạo tế bào sống, kí sinh bắt buộc và thường gây bệnh cho vật chủ 
4. Củng cố
* Vận dụng.
- Vận dụng về mặt có lợi của vi khuẩn để tạo phân xanh bón cây. Dựa vào tính chất lên men của vi khuẩn lên men áp dụng làm các loại món ăn: như dưa chua. Hiểu được vì sao các thực phẩm tươi sống để lâu ngoài không khí lại nhanh bị hư, từ đó biết cách phải bảo quản thực phẩm (ướp lạnh, phơi khô, ướp muối...). Ngoài ra có những loài vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật à cần thiết phải phòng tránh. 
5. Hướng dẫn 
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
Tìm hiểu những bệnh do vi khuẩn gây ra cho con người và các sinh vật khác.
Chuẩn bị bài tiếp theo, chuẩn bị nấm rơm, ủ nấm mốc theo hướng dẫn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
 GV:
 HS:
...
Ngày soạn: 5/4/2015
Tuần: 32	
Tiết: 62
Bài 51: NẤM
I/ MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản, dinh dưởng của nấm.
- Phân biệt được các phần của một nấm rơm (hay bất kì một nấm mũ nào khác).
- Từ đó có thể nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung là gì (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản).
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- KNS: Kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và mặt hại của vi khuẩn trong đời sống, kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong thảo luận, kĩ năng tìm kiếm và xữ lý thông tin khi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân bố và số lượng và vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông, công nghiệp và đời sống.
 3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II/ CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-	Tranh phóng to hình 51.1, 51.2, 51.3 SGK 
-	Mẫu: mốc trắng, nấm rơm.
-	Kính hiển vi, phiến kính, kim mũi nhọn. 
 2. Chuẩn bị của học sinh:
- 	Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu: mốc trắng, nấm rơm
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: NẤM
Giới thiệu: Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số mốc gây nên, nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm nấm. Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục.
MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
Hoạt động 1: Mốc trắng
Mục tiêu: Quan sát được hình dạng của mốc trắng với túi bào tử và bào tử.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
a. Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng:
- GV nhắc lại thao tác xem kính hiển vi.
- GV hướng dẫn HS cách lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng, vị trí túi bào tử.
(Nếu không có điều kiện có thể dùng tranh)
- GV tổ chức thảo luận cả lớp
- GV nhận xét
- GV cung cấp thêm thông tin về dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng -> gọi 1 -2 HS đọc thông tin mục q SGK tr.165.
b. Một vài loại mốc khác:
- GV dùng tranh giới thiệu mốc tương, mốc xanh, mốc rượu -> phân biệt các loại mốc này với mốc trắng.
- GV cung cấp:
+ Mốc rượu: có cấu tạo đơn bào, mỗi tế bào có hình bầu dục hay thuôn dài, sinh sản sinh dưỡng bằng cách nảy chồi và các tế bào mới được hình thành vẫn dính liền với tế bào cũ thành một chuỗi phân nhánh.
+ Mốc tương và mốc xanh: sợi mốc có vách ngăn giữa các tế bào và các bào tử không nằm trong túi bào tử như mốc trắng mà xếp thành dãy ở đầu một cuống dài, nhưng cách sắp xếp các dãy này cũng khác nhau
+ Môi trường phát triển của mốc trắng, mốc tương, mốc xanh nhiều khi chung nhau, thường là môi trường tinh bột như cơm, xôi, bánh mì, cũng có thể là trên vỏ cam, bưởi (nhất là mốc xanh). 
- HS lắng nghe
- HS tiến hành quan sát
+ Quan sát vật thật
+ So sánh với tranh vẽ.
-> nhận xét hình dạng, cấu tạo.
- Đại điện phát biểu nhận xét, lớp bổ sung.
- 1 – 2 HS đọc thông tin
- HS lắng nghe -> nhận biết các loại mốc xanh, mốc rượu, mốc tương:
+ Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương 
+ Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu
+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi 
- HS lắng nghe.
1: Mốc trắng
Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng:
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: các sợi mốc bám chặt vào bánh mì hoặc cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống.
- Mốc sinh sản bằng bào tử. Đó là hình thức sinh sản vô tính. 
b. Một vài loại mốc khác:
- Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương 
- Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu
- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi 
Hoạt động 2: Nấm rơm 
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với tranh hình -> phân biệt các phần của nấm.
- Gọi HS chỉ trên tranh các phần của nấm.
- Hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm -> đặt lên phiến kính -> dầm nhẹ -> quan sát bào tử.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của nấm mũ .
- GV bổ sung -> gọi 1 – 2 HS đọc thông tin mục q SGK tr. 167.
- HS quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với tranh hình -> phân biệt các phần của nấm:
+ Mũ nấm, cuống nấm, sợi nấm
+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm.
- Tiến hành quan sát bào tử của nấm -> mô tả hình dạng.
- HS nhắc lại cấu tạo của nấm mũ .
- 1 – 2 HS đọc thông tin mục q SGK tr. 167
2: Nấm rơm
 Cấu tạo nấm rơm (hay các loại nấm mũ khác) gồm hai phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có chất diệp lục. 	
 4. Củng cố
* Thực hành – luyện tập:
Sử dụng câu hỏi SGK tr.167.
 Trả lời câu 3: Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
+ Giống: cơ thể cùng không có dạng thân, rễ, lá, cũng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn bên trong.
+ Khác: nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh. 
* Vận dụng.
- Vận dụng kiến thức để ứng dụng thực tế, hiểu được cấu tạo của nấm, phân biệt được cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của nấm.
5. Hướng dẫn 
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị tiết thứ 2 của bài Nấm.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
 GV:
 HS:
Ký duyệt(T32)
Ninh Hòa, Ngày tháng năm 2015
 Tổ trưởng
 Trần Minh Đượm
Ngày soạn: 10/4/2015
Tuần: 33	
Tiết: 63
Bài 50: NẤM ( Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - Biết được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm.
 - Nêu được nấm có hại gây nên một số bệnh cho cây động vật và người.
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt một số nấm có ích và nấm hại.
-	KNS: Kĩ năng vận dụng kiến thức áp dụng thực tế cuộc sống. 
 3. Thái độ:
-	Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm thông qua việc giữ gìn vệ sinh.
II/ CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-	Mẫu vật: + Nấm có ích : Nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi...
 + Một số bọ phận cây bị bệnh nấm 
-	Tranh: nấm ăn được 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- 	Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu: một số bọ phận cây bị bệnh nấm
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm cấu tạo và cách sinh sản của mốc trắng?
 - Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
Đa: + Giống: cơ thể cùng không có dạng thân, rễ, lá, cũng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn bên trong.
+ Khác: nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh
 3. Bài mới: NẤM (tiết 2)
* Khám phá: Nấm có đặc điểm sinh học và nó có tầm quan trọng như thế nào hôm nay ta đi vào tiết 2 của bài Nấm.
* Kết nối:
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM
Hoạt động 1: Đặc điểm sinh học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm một ít nước ?
+ Tại sao quần áo lâu ngày không phơi hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc?
+ Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
- GV nhận xét -> yêu cầu HS nêu các điều kiện phát triển của nấm.
- GV cho HS đọc thông tin mục q SGK tr.168.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin 
-> trả lời câu hỏi:
+ Nấm không có diệp lục, vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào?
+ Nêu ví dụ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh.
- GV nhận xét.
- HS thảo luận trả lời:
+ Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm.
+ HS trả lời.
+ Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn.
- HS nêu: Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.168.
- HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi đạt:
+ Nấm là cơ thể dị dưỡng: hoại sinh và kí sinh. Một số nấm cộng sinh 
+ HS nêu ví dụ. Nấm hoạt sinh trong xác TV: Lá, gỗ mục.
Nấm ký sinh ở trên cơ thể sống TV, ĐV, người.
- HS ghi bài.
I: Đặc điểm sinh học
1. Điều kiện phát triển của nấm:
+ Nấm phát triển ở nhiệt độ 25 – 300C.
+ Ở 00C nấm không phát triển được.
- Nước sôi 1000C giết chết nhiều loại nấm. 
2. Cách dinh dưỡng:
 Nấm dinh dưỡng bằng dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh. Một số nấm cộng sinh.
Hoạt động 2: Tầm quan trọng của nấm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi: Nêu công dụng của nấm? Lấy ví dụ.
- GV tổng kết lại công dụng của nấm có ích -> giới thiệu một vài nấm có ích trên tranh.
- Cho HS quan sát tranh và một số phần cây bị hại rồi hỏi:
+ Nấm gây những tác hại gì cho thực vật ?
- GV giới thiệu một vài nấm có hại gây bệnh ở thực vật.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.169 -> trả lời câu hỏi:
+ Nấm có tác hại gì cho con người ?
- GV cho HS nhận diện một số nấm độc.
- GV cho HS thảo luận: 
+ Muốn phòng trừ một số bệnh về nấm cần phải làm gì?
+ Muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?
- HS đọc thông tin -> trả lời: 
+ Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
+ Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì.
+ Làm thức ăn
+ Làm thuốc.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và một số phần cây bị hại rồi trả lời:
+ Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.169 -> trả lời câu hỏi:
+ Nấm kí sinh gây bệnh cho người; nấm độc gây ngộ độc
- HS quan sát tranh
- HS trả lời:
+ Giữ vệ sinh cá nhân
+ Thường xuyên phơi kĩ chăn màn, quần áo, đồ đạc,
II: Tầm quan trọng của nấm
1. Nấm có ích:
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
- Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì.
- Làm thức ăn
- Làm thuốc.
2. Nấm có hại:
 Nấm gây một số tác hại như:
 - Nấm kí sinh gây bệnh cho con người và thực vật 
 - Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng. 
 - Nấm độc có thể gây ngộ độc. 
 4. Củng cố, luyện tập
* Thực hành – luyện tập:
Sử dụng câu hỏi SGK tr.170.
* Vận dụng.
- Biết cách bảo quản đồ dùng để nấm không phát triển.
 5. Hướng dẫn học sinh về nhà tự học
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
Đọc trước bài 52. Thu thập một vài mẫu địa y trên thân cây to.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
 GV:
 HS:
..
Ngày soạn: 10/4/2015
Tuần: 33	
Tiết: 64
Bài 52: ĐỊA Y
I/ MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y.	
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
- KNS: Rèn kỹ năng quan sát, sử lý thông tin, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, đưa ra những ý kiến của mình.
 3. Thái độ:
-	Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II/ CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-	Tranh vẽ Hình dạng và cấu tạo của địa y
-	Thu thập một vài mẫu đại y trên thân các cây to 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- 	Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu: một vài mẫu đại y trên thân các cây to
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?
- Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?
- Kể tên một số nấm có ích và có hại cho người.
 2. Bài mới: 	ĐỊA Y
* Khám phá: Trên những thân cây to có những vảy màu xanh lam bám chặt vào vỏ cây, đó là địa y. Bài học hôm nay ta tìm hiểu nó.
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng và cấu tạo 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và tranh, trao đổi -> trả lời các câu hỏi sau:
+ Mẫu địa y em lấy ở đâu ?
+ Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?
+ Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y?
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.171 -> trả lời:
+ Vai trò của nấm và tảo trong đời sống địa y?
+ Thế nào là hình thức sống cộng sinh?
- GV tổng kết kiến thức.
- HS quan sát mẫu và tranh, trao đổi -> trả lời các câu hỏi:
+ Trên thân cây to, hoặc mãnh vỏ cây.
+ Mô tả hình dạng (thường ở đồng bằng chỉ có địa y vảy).
+ Gồm tảo và nấm.
- HS lắng nghe
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.171 -> trả lời câu hỏi:
+ o Nấm cung cấp nước muối khoáng cho tảo.
 o Tảo quang hợp -> tạo chất hữu cơ và nuôi sống hai bên.
+ Cộng sinh là hình thức sống chung giữa hai cơ thể sinh vật (hai bên đều có lợi)
- HS ghi bài.
1: Quan sát hình dạng và cấu tạo 
- Hình dạng: Địa y có hình vảy hay hình cành.
 - Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn các tế bào tảo màu xanh, trong đó:
 + Nấm cung cấp nước muối khoáng cho tảo.
 + Tảo quang hợp -> tạo chất hữu cơ và nuôi sống hai bên.
 - Cộng sinh là hình thức sống chung giữa hai cơ thẻ sinh vật (hai bên đều có lợi)
Hoạt động 2: Vai trò
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 -> trả lời câu hỏi: Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
- GV tổng kết kiến thức
- GV cung cấp: Trong nghiên cứu sinh thái, địa y được dùng làm vật chỉ thị để đo mức độ ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt những nơi có mật độ giao thông lớn. Khi hoạt động, các loại xe thải ra không khí một số loại kim loại nặng độc hại và một số địa y có khả năng hấp thụ những kim loại này. Nghiên cứu nồng độ kim loại mà địa y hấp thụ, người ta xác định được mức độ ô nhiễm môi trường.
- HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi: Tạo thành đất; Là thức ăn của hươu Bắc Cực; Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm.
- HS ghi bài
- HS lắng nghe.
2: Vai trò 
- Địa y phân huỷ đá tạo thành đất
- Là thức ăn của hươu Bắc Cực.
- Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc
- Chỉ thị mức độ ô nhiễm môi trường không khí.
4. Củng cố, luyện tập
* Thực hành – luyện tập:
Sử dụng câu hỏi SGK tr.172.
* Vận dụng.
- Vận dụng kiến thức ứng dụng thực tế, phân biệt được đâu là địa y, những tác dụng của nó trong đời sống. 
 5. Hướng dẫn học sinh về nhà tự học
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị cho bài sau.
Xem lại các câu hỏi cuối sách mà chưa hiểu rõ đáp án để chuẩn bị cho tiết bài tập.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
 GV:
Ký duyệt(T33)
Ninh Hòa, Ngày tháng năm 2015
 Tổ trưởng
 Trần Minh Đượm
 HS:

File đính kèm:

  • docBai_53_Tham_quan_thien_nhien_20150726_103534.doc
Giáo án liên quan