Giáo án Sinh học 6 - Bài 1+3: Đặc điểm của cơ thể sống. Đặc điểm chung của thực vật - Năm học 2015-2016

- Giáo viên cho Học sinh quan sát tranh

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa:

 + Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sinh sống?

 + Kể tên một vài loại cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc tác dụng của chúng?

 + Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít thực vật?

 + Kể tên một số cây gỗ lâu năm, to lớn, thân cứng rắn? Tác dụng của chúng?

 + Kể tên một số loài cây sống trên mặt nước, theo em chúng có đặc điểm gì khác cây trên cạn.

+ Kể tên một vài loài cây nhỏ bé, thân mềm yếu? Tác dụng của chúng?

 + Em có nhận xét gì về thực vật?

- Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày vấn đề vừa thảo luận

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 1+3: Đặc điểm của cơ thể sống. Đặc điểm chung của thực vật - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01	Ngày soạn: 16/8/2015
Tiết: 1 
MỞ ĐẦU SINH HỌC
BÀI 1+3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: 
- HS khá giỏi: Nêu được đặc điểm của cơ thể sống
- HS tb yếu: 
+ Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ 1 số đối tượng
+ Nêu được đặc điểm của cơ thể sống
+ Nêu được đặc điểm chung của thực vật và sự phong phú của thực vật
2) Kỹ năng: 
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống của sinh vật
3) Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, về các khu vườn có thực vật.
2. Học sinh: Soạn trước bài ở nhà, sưu tầm 1 số tranh ảnh liên quan.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới: 
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và các vật sống (hay sinh vật): Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu vấn đề này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống.
- GV cho HS kể tên một số cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn một cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm -> trả lời CH:
1. Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
2. Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?
3. Sau một thời gian chăm sóc, đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- GV chữa bài bằng cách gọi trả lời.
- GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây vải, cây đậu, con gà, con lợn, cái bàn, ghế.
1. Cần các chất cần thiết để sống: nước uống, thức ăn, thải chất thải
2. Không cần.
3. HS thảo luận -> trả lời đạt yêu cầu: thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên, còn Hòn đá không thay đổi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
I. Đặc điểm của cơ thể sống
1) Nhận dạng vật sống và vật không sống.
* Kết luận:
- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống.
- GV treo bảng phụ trang 6 lên bảng à GV hướng dẫn điền bảng.
 Lưu ý: trước khi điền vào 2 cột “Lấy chất cần thiết” và “Loại bỏ các chất thải”, GV cho HS xác định các chất cần thiết và các chất thải.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập à hoàn thành bảng phụ.
- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời à GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS phân tích tiếp các ví dụ khác.
- GV hỏi: Qua bảng so sánh, hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- GV nhận xét - kết luận. 
- HS quan sát bảng phụ, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS xác định các chất cần thiết, các chất thải 
- HS hoàn thành bảng tr.6 SGK.
- HS ghi kết quả của mình vào bảng của GV à HS khác theo dõi, nhận xét à bổ sung.
- HS ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng.
- HS rút ra kết luận: Có sự trao đổi chất, lớn lên, sinh sản.
- HS nghe – ghi bài.
2) Đặc điểm của cơ thể sống.
* Kết luận: 
 Đặc điểm của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thải ra ngoài).
- Lớn lên và sinh sản.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật
- Giáo viên cho Học sinh quan sát tranh 
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa:
 + Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sinh sống?
 + Kể tên một vài loại cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạctác dụng của chúng?
 + Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít thực vật?
 + Kể tên một số cây gỗ lâu năm, to lớn, thân cứng rắn? Tác dụng của chúng?
 + Kể tên một số loài cây sống trên mặt nước, theo em chúng có đặc điểm gì khác cây trên cạn.
+ Kể tên một vài loài cây nhỏ bé, thân mềm yếu? Tác dụng của chúng?
 + Em có nhận xét gì về thực vật?
- Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận 
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày vấn đề vừa thảo luận 
- Cho Học sinh lấy thêm ví dụ 
- Cho Học sinh rút ra kết luận chung về sự đa dạng của thực vật
-Giáo viên chốt kiến thức về sự đa dạng của thực vật 
 + Thực vật phong phú và đa dạng như vậy chúng có vai trò gì đối với tự nhiên và con người không?
-Trên trái đất có khoảng 250.000 đến 300.000 loài. Riêng ở Việt Nam có khoảng 120.000 loài.
*Liên hệ: Giao dục HS ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật
- Học sinh quan sát tranh 
- Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa:
 + Trên mặt đất, dưới nước, đầm lầy, sa mạc
 + Lúa, cỏ, thông, sen, xương rồng
 + Vùng nhiệt đới, sa mạc
 + Thông, lim, cầy, dầu, trắc
 + Rau muống, bèo nhật bản, dừa nước Thân, cuống lá, rễ phình to tạo thành phao chứa khí giúp chúng nổi trên mặt nước
 + Rong, rêu
 + Thực vật rất đa dạng và phong phú
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Học sinh lấy ví dụ
- Học sinh tự rút ra kết luận
- Học sinh theo dõi
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe
II. Đặc điểm chung của thực vật:
1)Sự đa dạng và phong phú của thực vật
- Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống
- Nhờ tính đa dạng mà thực vật có vai trò rất to lớn trong tự nhiên cũng như trong đời sống con người
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật
- Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài tập theo lệnh trong Sách giáo khoa 
- Giáo viên kẻ bảng trong Sách giáo khoa lên bảng 
- Giáo viên gọi Học sinh lên chữa nhanh nội dung lên bảng 
- Giáo viên đưa ra một số hiện tượng yêu cầu Học sinh nhận xét về sự hoạt động của sinh vật. 
 + Con gà, con mèo khi bị đánh sẽ chạy 
 + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng 
- Sau đó Giáo viên cho Học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm chung của thực vật 
- Học sinh kẻ bảng Sách giáo khoa trang 1 vào vở hoàn thành các nội dung trong bảng.
 Học sinh lên điền nội dung vừa thảo luận vào bảng 
- Học sinh nhận xét về các hiện tượng mà Giáo viên vừa đưa ra 
Học sinh rút ra kết luận về đặc điểm chung của thực vật 
2) Đặc điểm chung của thực vật:
- Có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng,
- Phần lớn không có khả năng di chuyển 
- Phản ứng chậm với kích thích của môi rường 
4) Củng cố:
1. Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau?
	- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
2. Đọc ghi nhớ cuối bài
-Trong các dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống:
* Lớn lên * Sinh sản * Cảm ứng * Di chuyển
	* Lấy các chất cần thiết 	 * Loại bỏ các chất thải
	- Từ đó cho biết các đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?
5) Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Xem lại bài và học bài 
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
 	 - Chuẩn bị bài mới: Sưu tầm 1 số tranh về sinh vật trong tự nhiên 
	 - Kẻ bảng trang 7 sách giáo khoa vào vở
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_1_Dac_diem_cua_co_the_song.doc
Giáo án liên quan