Giáo án Sinh học 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.

- Nêu được các nhiệm vụ của sinh học nói chung và của thực vật học nói riêng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật, kỹ năng so sánh, phân tích.

- Kĩ năng ứng dụng trong thực tiễn đời sống.

 

doc178 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụy…
- HS nghe và ghi bài.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả→ nhóm khác nhận xét bổ sung.
1. Các bộ phận của hoa:
- Hoa gồm các bộ phận: Đài, tràng, nhị, nhụy.
- Nhị gồm: Chỉ nhị và bao phấn ( Chứa hạt phấn).
- Nhụy gồm: Đầu, vòi, bầu nhụy, noãn trong bầu nhụy.
* Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của hoa.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi SGK.
- GV gợi ý: Tìm xem TB sinh dục đực và TB sinh dục cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? Có còn bộ phận nào của hoa chứa TB sinh dục nữa không?
- GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau.
GV chốt lại kiến thức như SGV.
- GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.
- HS đọc mục □ SGK tr.95. quan sát lại bông hoa trả lời 2 câu hỏi SGK tr95.
- Một số HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS nghe và ghi bài.
- HSQS.
2. Chức năng các bộ phận của hoa:
- Đài tràng→ Bảo vệ bộ phận bên trong.
- Nhị, nhụy → Sinh sản duy trì nòi giống.
3. Củng cố:
- Nêu các bộ phận của hoa?
- Nêu chức năng các bộ phận của hoa?
	4. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập SGK tr.95.
- HS chuẩn bị:hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau.
Lớp: 6A 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Lớp: 6B 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Tiết 33:
Bài 29: CÁC LOẠI HOA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được 2 loại hoa: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa đực, hoa cái, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích, tách bộ phận của thực vật.
3. Thái độ:
- GD ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	- Kỹ năng lắng nghe tích cực, hợp tác.
	- Kỹ năng tìm kiếm, sử lí thông để xác định bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cachs xếp hoa trên cây là những đặc điểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa.
	- Kỹ năng tự tin đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	- Dạy học nhóm.
 - Hỏi và trả lời.
	- Trực quan.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	1. Giáo viên:
- Mẫu vật thật: Các loại hoa, hoa hồng, hoa cúc.
2. Học sinh:
- Hoa râm bụt, hoa cúc.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Khám phá;
- Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm, một số bạn căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa, có bạn lại dựa vào số lượng hay đặc điểm cánh hoa, có bạn lại dựa vào cách xếp hoa trên cây,...Còn chúng ta hãy chọn cách phân chia hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu và dựa vào cách xếp hoa trên cây.
3. Kết nối:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản 
chủ yếu của hoa.
- GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1,2,3 ở vở bài tập.
- GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm 
- GV cho HS cả lớp thảo luận kết quả.
- GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
- GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK.
- GV cho HS hoàn thiện nốt bảng liệt kê
- Gv hỏi: Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa 
- GV gọi 2 HS lên bảng nhặt trên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Từng HS lần lượt quan sát các hoa của nhóm hoàn thành cột 1,2,3 trong bảng ở vở bài tập.
- HS tự phân chia hoa thành 2 nhóm→ viết ra giấy 
- Một HS đọc bài của mình, HS khác chú ý bổ sung.
- HS nghe
- HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 SGK tr.97.
- HS tự điền nốt vào cột của bảng ở vở bài tập.
- HS trả lời
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa:
- Có 2 nhóm hoa: 
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị.
+ Hoa lữơng tính : Có cả nhị và nhụy.
* Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây.
- GV bổ sung thêm 1 số ví dụ khác về hoa mọc thành cụm: Hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng…
- GV hỏi: Qua bài học trên em biết được điều gì?
- HS đọc mục thông tin □ quan sát H29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt 2 cách xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu.
- HS trình bày trước lớp, HS khác bổ sung.
2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây:
- Có 2 cách mọc hoa.
+ Mọc đơn độc .
+ Mọc thành cụm
	4. Thực hành, luyện tập:
	- Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên 3 loại hoa lưỡng tính và 3 loại hoa đơn tính mà em biết.
	5. Vận dụng:
	- Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho VD?
	6. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm hoa tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
7. Tư liệu:
- Sách giáo viên sing học 6.
Lớp: 6A 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Lớp: 6B 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Tiết 34:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS hệ thống lại kiến thức đã học, qua hệ thống các câu hỏi mà GV đã chuẩn bị sẵn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh, tổng hợp 
3. Thái độ:
- GD ý thức học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
- Hệ thống các câu hỏi phù hợp với trình độ HS
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên 2 hoa lưỡng tính và 2 hoa đơn tính? Cho VD?
2. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
 ( GV chiếu câu hỏi lên màn hình )
* Đánh dấu + vào câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Trong các lá sau đây nhóm lá nào có gân song song:
£a) lá hành, lá nhãn, lá bưởi.
£b) Lá rau muống, là cải
£c) Lá lúa, là mồng tơi, lá bí đỏ.
£d) Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
Câu 2: trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc nhóm lá đơn
£a) Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu
£b) lá trúc đào, lá hoa hồng, lá nốt
£c) Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật
£d) Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế
Câu 3: Trong các bộ phận nào sau đây của lá; bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp?
£a) Lỗ khí
£b) Gân lá
£c) Diệp lục 
- GV nghe phần trả lời của HS, nhận xét bổ sung thống nhất đáp án chung cho cả lớp.
- HS đọc các câu hỏi nhớ lại kiến thức đã học, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lên bảng trình bày.
- HS lên bảng làm.
- HS nghe và ghi nhớ, sửa chữa nếu cần.
1. Các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: 
Đáp án d
Câu 2: 
Đáp án đúng b
Câu3: 
Đáp án đúng c 
* Hoạt động 2: Các câu hỏi tự luận.
- GV chiếu lên màn hình hệ thống câu hỏi
- GV yêu cầu HS nhớ laị kiến thức đã học, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
Câu 1: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
- GV nhận xét.
Câu 2: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
- GV nhận xét.
Câu 3: Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 4: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
Câu 5: Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại lá là gì?
Câu 6: Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộo phận chính ở hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu7: Hãy viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp và phát biểu khái niệm quang hợp?
- GV nghe phần trả lời nhóm, nhận xét bổ sung 
- GV chiểu bảng kiến thức chuẩn 
- HS theo dõi câu hỏi 
- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Nghe và ghi bài. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
- HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn, sửa chữa nếu cần.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét bổ xung.
- HS trả lời.
- HS theo dõi sửa chữa nếu cần.
2. Các câu hỏi tự luận:
Câu 1:
- Phiến lá có màu lục, bản dẹp, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với cuống lá.
Câu 2:
* Biểu bì:
- Lớp tế bào biểu bì có vách ngoài dày dùng để bảo vệ, có nhiếu lõ khí để trao đổi khí và thoát hơi nước. 
* Thịt lá:
- Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp để chế tạo chất hữu cơ.
* Gân lá:
- Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất.
Câu 3: 
- Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quanh hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại.
- Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau.
Câu 4:
SGK/ 80
Câu 5:
SGK/ 83
Câu 6:
SGK/ 96.
Câu 7:
SGK/ 68.
3. Củng cố:
- Hãy viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp và phát biểu khái niệm quang hợp?
4. Dặn dò: 
- GV dằn dò HS về nhà ôn tập tốt để tiết sau kiểm tra.
Lớp: 6A 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Lớp: 6B 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Tiết 35:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Phòng Giáo dục và Đào tạo ra đề)
Lớp: 6A 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Lớp: 6B 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Tiết 36:
Bài 30: THỤ PHẤN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng thụ phấn bổ xung để tăng năng suất cây trồng.
3. Thái độ:
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên. 
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	- Kỹ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn.
	- Kỹ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	- Dạy học nhóm.
 - Vấn đáp, tìm tòi.
	- Trực quan.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
- Mẫu vật: Hoa bí ngô, hoa ngô.
2. Học sinh:
- Mỗi nhóm một loại hoa tự thụ phấn, một loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp khi dạy bài mới.
2. Khám phá:
- Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào ? Bài học này sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó.
3. Kết nối:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
* Hoa tự thụ phấn
- GV hướng dẫn HS quan sát H30.1 kết hợp với mẫu vật để trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là hiện tượng thụ phấn?
- GV đưa ra vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
- GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn 
* Hoa giao phấn 
- GV cho HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b.
- GV yêu cầu HS tổ chức thảo luận giữa các nhóm 
- GV kết luận: Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố.
- HS tự quan sát H30.1 SGK suy nghĩ để trả lời câu hỏi
- HS làm s SGK trao đổi thống nhất câu trả lời và giải thích 
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS nghe và hgi bài.
- HS đọc thông tin tr.99
- HS thảo luận câu trả lớp trong nhóm
- HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện đáp án
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn: 
- Hoa tự thụ phấn: Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín đồng thời
- Hoa giao phấn: Là hoa đơn tính hoặc hoa đơn tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc
+ Hoa giao phấn nhờ yếu tố: sâu bọ, gió, nhờ người
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục s tr.100
- GV cho HS xem thêm tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
+ Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?
- GV cho HS thảo luận đáp án.
- HS quan sát mẫu vật và tranh → suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK
- Các nhóm trình bày kết quả 
- HS tự bổ và tóm tắt các đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS thảo luận.
2. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm màu sắc sợ sỡ, mùi thơm 
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hạt phấn và đầu nhụy có chất dính.
4. Thực hành, luyện tập:
	- Thế nào là hoa tự thụ phấn?
	5. Vận dụng:
	- Hãy kể tên hai loại hoa tự thụ phấn?
	6. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm hoa tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ gió.
7. Tư liệu:
- Sách giáo viên sinh học 6.
Lớp: 6A 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Lớp: 6B 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 40
Vắng:
Tiết 37:
Bài 30: THỤ PHẤN ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng thụ phấn bổ xung để tăng năng suất cây trồng.
3. Thái độ:
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên. 
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	- Kỹ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn.
	- Kỹ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	- Dạy học nhóm.
 - Vấn đáp, tìm tòi.
	- Trực quan.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ, phiếu học tập (phần I).
2. Học sinh:
- Cây ngô có hoa, hoa bí ngô, dụng cụ thụ phấn cho hoa.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là hoa tự thụ phấn?
2. Khám phá:
- Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào ? Bài học này sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó.
3. Kết nối:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và H30.3- 4 trả lời câu hỏi:
? Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái ?
? Vị trí đó có t/d gì trong cách thụ phấn nhờ gió ?
- Yêu cầu HS đọc tt mục 3.
→ Làm phiếu học tập:
- GV chữa phiếu học tập GV có thể cho điểm một số HS làm tốt 
- Yêu cầu các nhóm so sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
- GV chuẩn kiến thức theo SGV ( tr.120)
- HS quan sát mẫu + hình SGK tìm câu trả lời.
- HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu học tập
- 1-2 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- HS nghe. 
- HS thảo luận nhóm tập trung các đặc điểm: bao hoa nhị hoa, nhị, nhụy …
- HS ghi.
1. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
* Nội dung kiến thức trong phiếu học tập. 
* Hoạt động 2: Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục 
- Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người ? GV có thể gợi ý bằng câu hỏi nhỏ.
+ Khi nào cần thụ phấn bổ sung ?
+ Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn ?
- GV chốt lại về sự thụ phấn.
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:…
- HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4 tự tìm câu trả lời 
- Yêu cầu nêu được : 
- HS trả lời.
- HS trình bày.
- Nghe và ghi bài.
- HS tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.
2. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
* Kết luận: Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:
- Tăng sản lượng quả và hạt 
- Tạo ra các giống lai
4. Thực hành, luyện tập:
	- Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
	5. Vận dụng:
	- Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
	6. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Xem bài 31.
7. Tư liệu:
- Sách giáo viên sinh học 6.
Lớp: 6A 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Lớp: 6B 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 40
Vắng:
Tiết 38:
Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các quá trình thụ tinh kết hạt và tạo quả.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh, tổng hợp, tách bộ phận của thực vật. 
3. Thái độ:
- GD ý thức học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 31.1 SGK.
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
2. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh.
- GV hướng dẫn HS : 
+ Quan sát H31.1 tìm hiểu chú thích, đọc thông tin mục 1. 
→Trả lời câu hỏi
? mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn ?
GV giảng giải ….
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin mục 2 SGK.
+ Nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS khai thác thông tin 
? Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa ?
? Sự thụ tinh là gì ?
? Tại sao nói Sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính ?
- Tổ chức trao đổi đáp án 
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và nhận mạnh sự sinh sản có sự tham gia của TB sinh dục đực vầ cái trong thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính. 
- HS tự quan sát H31.1 + Chú thích và đọc thông tin.
+ Suy nghĩ tìm đáp án câu hỏi 
+ Phát biểu đáp án bằng cách chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn.
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức
- HS tự đọc thông tin và quan sát H31.1 
+ Suy nghĩ tìm đáp án các câu hỏi 
- Yêu cầu đạt được:
- HS phát biểu đáp án tìm được 
- HS tự bổ sung để hoàn thiện kiến thức về thụ tinh 
1. Sự thụ tinh:
*Kết luận: Thụ tinh là quá trình kết hợp TB sinh dục đực và TB sinh dục cái tạo thành hợp tử .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả.
- GV yêu cầu HS tự đọc thông tin mục 3 để trả lời câu hỏi cuối mục 
- GV giúp HS hoàn thiện đáp án
- HS tự đọc thông tin SGK suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi SGK 
- Một vài HS trả lớp nhận xét bổ sung .
2. Sự kết hạt và tạo quả:
* Sau khi thụ tinh: 
- Hợp tử → phôi .
- noãn → hạt chứa phôi
- Bầu →Quả chứa hạt 
- Các bộ phận khác của hoa héo và rụng 
3. Củng cố:
- Hãy kể những hiện tương xảy ra trong sự thụ tinh ? hiện tượngnào là quan trọng nhất?
- Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh ?
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
4. Dặn dò: 
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. 
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục "Em có biết".
Lớp: 6A 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 41
Vắng:
Lớp: 6B 
Tiết (TKB):
Ngày giảng:
Sĩ số: 40
Vắng:
CHƯƠNGVII: QUẢ VÀ HẠT
Tiết 39:
Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Nêu được các đặc điểm hình thái cấu tạo quả: Quả khô, quả thịt.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát thực hành so sánh. Vận dụng hiểu biết để biết bảo quản chế biến quả và hạt sau thu hoạch.
3. Thái độ:
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên. 
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định đặc điểm của vỏ quả là đặc điểm chính để phân loại quả và đặc điểm một số loại quả thường gặp.
	- Kỹ năng trình bày ý kiến trong thảo luận, báo cáo.
	- Kỹ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	- Dạy học nhóm.
 - Vấn đáp, tìm tòi.
	- Trực quan.
	- Trình bày một phút.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
- Quả đỗ, cà chua.
2. Học sinh:
- Đu đủ, táo, đậu hà lan.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh ?
2. Khám phá:
- Quả rất quan trọng đối với cây vì nó bảo vệ hạt, giúp cho việc duy trì và phát triển nòi giống...Vì vậy tìm hiểu về quả và biết phân loại quả sẽ có tác dụng thiết thực trong đời sống.
3. Kết nối:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Tập chia nhóm các loại quả.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Đặt quả lên bàn, quan sát kĩ →xếp thành nhóm 
+ Dựa vào những đặc điểm nào để chia nhóm ?
- Hướng dẫn HS phân tích các bước của việc phân chia các nhóm quả 
- Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo kết quả 
- GV nhận xét sự phân chia HS →nêu vấn đề. Bây giờ học cách chia nhóm quả theo tiêu chuẩn được các nhà khoa học định ra 
- HS : 
+ Quan sát mẫu vật lựa chon đặc điểm để chia quả thành các nhóm 
+ Tiến hành phân chia qua theo đặc điểm nhóm đã chọn
- HS viết kết quả phân chia và đặc điểm dùng để phân chia 
- Báo cáo kết quả các nhóm .
- HS nghe và ghi bài.
1. Tập chia nhóm các loại quả:
- Có hai loại quả chính: Quả khô và quả thịt.
* Hoạt động 2: Các loại quả chính.
- Hướng dẫn HS đọc SGK để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: Quả khô và quả thịt 
- Yêu cầu HS xếp quả thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết
- Gọi các nhóm khác nhận xét sự xếp loại quả 
- GV giúp HS điều chỉnh và xếp loại quả .
* Yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín→ nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm 
+ Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô 
+ Gọi tên 2 nhóm quả khô đó 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- GV giúp HS khắc sâu kiến thức.
* Yêu cầu HS đọc thông tin SGK →tìm hiểu đặc điểm phân biệt 2 nhóm quả thịt ?
- GV đi các nhóm theo dõi hỗ trợ 
- GV cho HS thảo luận →tự rút ra kết luận 
- HS đọc thông tin SGK để biết tiêu chuân r của 2 nhóm quả chính 
- Thực hi

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 6.doc
Giáo án liên quan