Giáo án Sinh học 12 - Tiết số 12 - Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Nhận xét: F1 mag đặc điểm giống cây được chọn làm mẹ.
- Giải thích: Trong tế bào chất của tế bào, trong ti thể hoặc lục lạp có chứa các gen. Khi thụ tinh các giao tử của bố chỉ nằm trong nhân do vậy các gen đó chỉ được mẹ truyền cho con ( di truyền theo dòng mẹ).
Đặc điểm:
- Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ
Trong di truyền qua TBC, vai trò chủ yếu thuộc về TBC của tế bào sinh dục cái.
Ngày soạn: 27 /09 /2013. Ngày dạy: …………..12A1; …………12A2;....................12A3. Tiết số 12: Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN. A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1, Kiến thức. - Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng NST. - Nêu được đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính. - Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính. - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính. - Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài NST 2, Kỹ năng. - Phát triển tư duy lôgic, kĩ năng làm việc theo nhóm, trình bày trước đám đông. B. PHƯƠNG PHÁP. Sử dụng phương pháp hỏi đáp và thảo luận nhóm. C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Sử dụng hình 12.1, 12.2 SGK và phiếu học tập. Nội dung Gen nằm trên NST X Gen nằm trên NST Y Vị trí các gen trên NST Đặc điểm di truyền D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1, Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số. 2, Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Liên kết gen là gì? Làm cách nào để phân biệt liên kết gen với di truyền phân li độc lập của Men đen? Câu 2: Thế nào là hoán vị gen? Phân biệt hoán vị gen với di truyền phân li độc lập của Men đen? 3, Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động I: Tìm hiểu : Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác đinh giới tính bằng nhiễm sắc thể.– Cả lớp. Mục tiêu: - Khái quát về di truyền liên kết với giới tính Thời gian: 5 phút Đồ dùng dạy học: Cách tiến hành: +B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và đặt câu hỏi: - NST giới tính là gì? - NST giới tính có đặc điểm gì? - Nêu cơ chế tế bào xác định giới tính bằng NST? - Ở châu chấu có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 hãy xác định số lượng NST trong tế bào của châu chấu đực và cái? +B2: HS nghiên cứu sgk trả lời. +B3: GV gợi ý hs nội dung kiến thức. Hoạt động II: Tìm hiểu: Di truyền liên kết với giới tính – Cả lớp. Mục tiêu:- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính? Thời gian: 18 phút Đồ dùng dạy học: Cách tiến hành: +B1: GV nêu thí nghiệm về phép lai thuận, nghịch của gen nằm trên NST X và yêu cầu học sinh: Nhận xét về kết quả thí nghiệm của phép lai thuận nghịch? Tại sao lại có sự khác biệt đó? +B2: HS: Dựa vào thí nghiệm SGK trả lời. +B3: GV hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai thuận nghịch. +B4: GV sử dụng câu hỏi: Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính? Kể ra một số ví dụ ứng dụng trong thực tiễn đời sống? +B5: HS nghiên cứu SGK, trả lời Hoạt động III: Tìm hiểu: Di truyền ngoài nhân – Cả lớp. Mục tiêu:- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài NST ( Di truyền ở Ti thể và lục lạp) Thời gian: 12 phút Đồ dùng dạy học: Cách tiến hành: +B1: GV nêu thí nghiệm SGK về phép lai thuận nghịch yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm di truyền của phép lai? +B2: GV hỏi: Trong tế bào ngoài nhân tế bào các NST còn có ở những bào quan nào? Sau đó GV giải thích về cơ sở của di truyền ngoài nhân. * Tích hợp giáo dục kỹ năng sống: Tại sao pháp luật cấm kết hôn có quan hệ huyết thống từ 3 đời trở xuống? I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH. 1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác đinh giới tính bằng nhiễm sắc thể. a. Nhiễm sắc thể giới tính. - Khái niệm: Là loại NST có chưa gen quy định giới tính. - Trong cặp NST giới tính có những đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng. b. Một số cơ chế tế bào xác định giới tính bằng NST. - Ở động vật có vú, ruồi giấm con cái có cặp NST giới tính XX, con đực XY. - Ở Chim, bướm con cái lại có cặp NST giới tính là XY, con đực là XX. - Ở một số loài khác như châu chấu con cái là XX, con đực chỉ có 1 NST giới tính XO. 2. Di truyền liên kết với giới tính. a. Gen trên NST X. - Thí nghiện: Lai thuận. PT/c ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng F1 100% Mắt đỏ. F2 100% ♀ Mắt đỏ: 50% ♂ Mắt đỏ: 50% ♂ Mắt trắng Lai nghịch. PT/c ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt đỏ F1 100% ♀Mắt đỏ: 100% ♂ Mắt trắng F2 50% ♀ Mắt đỏ: 50% ♀ Mắt trắng 50% ♂ Mắt đỏ: 50% ♂ Mắt trắng - Nhận xét: Kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau. - Giải thích: Gen quy định tính trạng mầu mắt ở ruồi giấm do gen nằm trên NST giới tính X quy định. - Sơ đồ lai: Lai thuận. PT/c ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng XA XA XaY F1 100% Mắt đỏ. ♀XA Xa ♂XAY F2 1 ♀XA XA 1 ♀XA Xa 1 ♂XAY 1♂XaY Lai nghịch. PT/c ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt đỏ Xa Xa XAY F1 ♀XA Xa ♂XaY F2 1 ♀XA XA 1 ♀Xa Xa 1 ♂XAY 1♂XaY b. Gen trên NST Y. - Các gen nằm trên NST Y thì tính trạng do gen đó quy định luôn được biểu hiện ở 1 giới có cặp NST giới tính XY. + Cơ sở tế bào học: Do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen.nằm tren NST giới tính. c. Ý nghĩa của di truyên liên kết giới tính. - Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái và điều chỉnh tỷ lệ đực cái tuỳ thuộc vào mục tiêu sản xuất. II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN. - Thí nghiệm: Lai thuận P ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh. F1 100% Cây lá đốm. Lai nghịch P ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm. F1 100% Cây lá xanh. - Nhận xét: F1 mag đặc điểm giống cây được chọn làm mẹ. - Giải thích: Trong tế bào chất của tế bào, trong ti thể hoặc lục lạp có chứa các gen. Khi thụ tinh các giao tử của bố chỉ nằm trong nhân do vậy các gen đó chỉ được mẹ truyền cho con ( di truyền theo dòng mẹ). Đặc điểm: Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ Trong di truyền qua TBC, vai trò chủ yếu thuộc về TBC của tế bào sinh dục cái. 4.Củng cố GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về liên kết gen và hoán vị gen và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập trong thời gian 3 phút về so sánh di truyền của gen trên NST X và Y. Nội dung Gen nằm trên NST X Gen nằm trên NST Y Vị trí các gen trên NST Nằm trên NST giới tính X , Y không mang Alen tương ứng. Nằm trên NST giới tính Y , X không mang Alen tương ứng. Đặc điểm di truyền Di truyền chéo Di truyền thẳng 5.Hướng dẫn học sinh ở nhà. GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 13. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiet 12.doc