Giáo án Sinh học 12 - Tiết 47 - Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Nêu khái niệm về chu trình sinh địahoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình nước trong tự nhiên.
- Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế.
- Nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo và nâng ca năng suất cây trồng.
Ngày soạn: 12/02/2013 Ngày giảng: ..................................12a1; ....................................12a2. Tiết 47: Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Hs nªu ®îc kh¸i niÖm kh¸i qu¸t vÒ chu tr×nh sinh ®Þa ho¸ - Nªu ®îc c¸c néi dung chñ yÕu cña chu tr×nh c¸c bon ,ni t¬ , níc - Nªu ®îc kh¸i niÖm sinh quyÓn , c¸c khu sinh häc trong sinh quyÓn vµ vÝ dô minh ho¹ c¸c khu sinh häc ®ã - gi¶i thÝch ®îc nguyªn nh©n mét sè ho¹t ®éng g©y « nhiÔm m«i trêng tõ ®ã n©ng cao ý thøc b¶o vÖ m«i trêng thiªn nhiªn 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. B.PHƯƠNG PHÁP Sö dông ph¬ng ph¸p vÊn ®¸p, th¶o luËn nhãm C. PHƯƠNG TIỆN Tranh vẽ hình 44.1, 44.2, 44.3, 44.4. 44.5 D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? cho ví dụ về 2 loại chuỗi thức 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG Hoạt động I: Tìm hiểu trao đổi chất qua chu trình sinh địa hoá. - Mục tiêu: Nêu khái niệm chu trình sinh địa hoá, các thành phần. - Thời gian: 6 phút. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: +B1: GV yêu cầu H/S - Quan sát hình 44.1 và cho biết: - Vòng bên ngoài thể hiện điều gì? (Thể hiện chu trình sinh địa hóa). - Vòng bên trong thể hiện điều gì? (Thể hiện trao đổi vật trất trong quần xã). - Trao đổi vật chất giữa quần xã và môi trường vô sinh được thực hiện qua quá trình nào? - Theo chiều mũi tên trên hình 44.1 hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá - Chu trình sinh địa hoá là gì? bao gồm các thành phần nào? Hoạt động II: Tìm hiểu một số chu trình sinh địa hoá. - Mục tiêu: Trình bày được chu trình sinh địa hóa của Cacbon, nước.. - Thời gian: 16 phút. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: +B1:GV: Yêu cầu H/S: Quan sát hình 44.2 chu trình Cacbon - Dạng cacbon đi vào chu trình là gì? - Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi vật chất trong quần xã và trở lại MT không khí và môi trường đất? - Có phải lượng cacbon trong QX được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? vì sao? Không phải vì còn lại 1 phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nguyên liệu hóa thạch (Than đá, dầu lửa,…) - Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính?Hậu quả ? +B2: HS Dựa vào SGK, trả lời +B3: GV nhận xét, bổ sung +B4: GV yêu cầu HS: Quan sát hình 44.4 Chu trình nước trong tự nhiên. - Nêu nội dung chủ yếu của chu trình nước? - Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước? +B5: HS Dựa vào SGK, trả lời +B6: GV nhận xét, bổ sung Hoạt động III: Tìm hiểu sinh quyển - Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó. - Thời gian: 13 phút. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: +B1: GV: Yêu cầu HS nghiên cứ SGK, trả lời câu hỏi: - Sinh quyển là gì? - Nêu tên và đặc điểm của các khu sinh học trong sinh quyển ? - Sinh vật và các nhân tố vô sinh có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường ? +B2: HS Dựa vào SGK, trả lời +B3: GV nhận xét, bổ sung I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. - Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần : Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...). II. Một số chu trình sinh địa hoá 1. Chu trình cacbon - Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit (CO2). - Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp. - Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường. - Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất. 2. Chu trình nước - Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông, suối, ao, hồ,… - Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất. III. Sinh quyển 1. K/N: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất. 2. Các khu sinh học trong sinh quyển - Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới,… - Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao,..) và khu nước chảy (sông suối). - Khu sinh học biển: + Theo chiều thẳng đứng: sinh vật nổi, động vật tự bơi, động vật đáy. + Theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi Lưu ý: Sinh vật và các nhân tố vô sinh trong môi trường liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành nên hệ thống tự nhiên trên toàn cầu. - Khí CO2 thải vào không khí ngày càng tăng( do hô hấp, sản xuất, GTVT, núi lửa.) gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất. 4.Củng cố - Nêu khái niệm về chu trình sinh địahoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình nước trong tự nhiên. - Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế. - Nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo và nâng ca năng suất cây trồng. 5.Hướng dẫn về nhà: - Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 47.doc