Giáo án Sinh học 12 - Tiết 4, 5, 6

- Cơ chế phat sinh: Do lai xa và đa bội hoá tạo thể song nhị bội.

+ Lai xa là phương pháp lai giữa hai loài khác nhau, khác chi hoặc khác họ.

3. Nguyên nhân và cơ chế chung.

Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST - Tạo ra các giao tử không bình thường( chứa cả 2n NST). Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau - Thể đa bội.

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 4, 5, 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2013
Ngày dạy: ....................12A1; ........................12A2…………………..12A3
Tiết: 4
Bài 4
Đột biến gen
A. MỤC ĐÍCH YấU CẦU: 
 1, Kiến thức.
- Nêu nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột biến gen.
2, Kỹ năng.
- Rèn luyện được tư duy hệ thống hoá kiến thức, phân tích tổng hợp.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm.
B. Phương pháp.
 	Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với khai thác hình vẽ hỏi đáp tìm tòi.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 4.1, 4.2 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 Câu 1. Nêu các dạng đột biến gen thường gặp và hậu quả của nó?
 Câu 2.Trong các dạng đột biến, dạng nào gây hậu quả lớn hơn? Tại sao?
 Câu 3. Lấy một số ví dụ về đột biến gen trong thực tiễn đời sống?
D. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
 	Câu 1: Điều hoà hoạt động của gen là gì? Nêu mô hình cấu tạo Operon Lac?
 	Câu 2: Phân tích sự hoạt động của Operon Lac ở sinh vật nhân sơ? 
3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRề
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động I: : Tìm hiểu phần: khái niệm -Hoạt động cả lớp .
- Mục tiêu:Nêu được khái niệm về đột biến gen, đột biến điểm. 
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV sử dụng câu hỏi:
 - Đột biến gen là gì? Thế nào là đột biến điểm?
 - Tác nhân gây đột biến là gì? Thế nào là thể đột biến.
+B2: Học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
+B3: GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Các dạng đột biến – Thảo luận nhóm nhỏ.
- Mục tiêu: Nêu được các dạng đột biến gen.
- Thời gian: 7 phút.
- Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học thảo luận theo bàn trong thời gian 4 phút để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
+B2: HS thảo luận và đưa ra ý kiến.
+B3: GV tiến hành cho các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.
Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến - cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến gen.
- Thời gian:15 phút.
- Đồ dùng dạy học:Hình SGK
- Cách tiến hành:
+B1: GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát hình SGK trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
 - Nguyên nhân nào gây ra đột biến gen?
 -Kể tên các cơ chế phát sinh đột biến ? Lấy ví dụ minh hoạ?
+B2: Học sinh trao đổi 4 phút, đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khá bổ sung.
+B3: GV: Nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận.
 Hoạt động IV: Tìm hiểu: Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen – Cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của đột biến gen
- Thời gian: 6 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV sử dụng câu hỏi.
- Đột biến gen gây hậu quả gì cho thể đột biến.
- Mức độ gây hại của đột biến gen phụ thuộc vào các yếu tố gì?
- Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
+B2: HS nghiên cứu SGK, trả lời
+B4: Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Tớch hợp mụi trường:
 -Đột biến gen là nguồn nguyờn liệu cho tiến húa và chọn giống, tạo nờn đa dạng sinh học. Tuy nhiờn đa số cỏc đột biến tự nhiờn cú hại, ảnh hưởng xấu đến sự phỏt triển của sinh vật.Vỡ vậy cần cú ý thức bảo vệ mụi trường sống, hạn chế sự gia tăng cỏc tỏc nhõn đột biến.
I- Khái niệm và các dạng đột biến gen.
1. Khái niệm.
 - Đột biến gen: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
 - Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm). hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một thời điểm nào đó trên phân tử ADN
 - Tác nhân đột biến là: Các nhân tố gây nên đột biến.
 - Thể đột biến là: Cơ thể mạng gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
2. Các dạng đột biến.
- Có 3 dạng đột biến gen( đột biến điểm) cơ bản:
 a. Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.
 - Một cặp nuclêôtit trong gen được thay thế bằng một cặp nuclêôtit khác .
 - Có thể thay thế cặp A-T bằng G-X và ngược lại.
 - Hậu quả: Có thể làm thay đổi trình tự các a.a trong pr và làm thay đổi chức năng pr.
 b. thêm hoặc mất một hoặc một số cặp nuclêôtit.
 - Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucêôtit sẽ dẫn đến thay đổi mã di truyền và trình tự các a.a từ vị trí xẩy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi chức năng của pr.
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến.
1. Nguyên nhân.
- Do các tác nhân đột biến. Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí( tia phóng xạ, tia tử ngoại..), tác nhân sinh học( Virut) hoặc những rối loạn sinh lí, sinh hoá trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến.
- Đột biến điểm thường xảy ra trên một nạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai , nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo. Gen - tiền đột biến - đột biến gen.
 a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi AND.
 - Các bazơ nitơ dạng hiếm có những liên kết hiđrô rễ bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong nhân đôi.
b. Tác động của các tác nhân gây đột biến.
- Ví dụ: 5 – BU thay thế A – T bằng G – X. Một số vi rút gây đột biến gen.
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
1. Hậu quả của đột biến gen.
 - Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến.
 - Mức độ gây hại hay có lợi của đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.
- Phần lớn đột biến điểm thường vô hại
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.
a. Đối với tiến hoá. SGK
b. Đối với thực tiễn. SGK
- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
4. Củng cố
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về các dạng đột biến gen và cơ chế phát sinh đột biến và đặt các câu hỏi củng cố.
 	Câu 1. Tại sao đột biến gen xẩy ra với tần số rất nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong tiến hoá và chọn giống?
 	Câu 2. 5 BU gây nên dạng đột biến nào dưới đây:
 a. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
 c. Mất cặp A – T. d. Thêm cặp G – X.
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà. GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 5.
6. Rỳt kinh nghiệm bài dạy.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/ 08/ 2013
Ngày dạy: ......................12A1; ........................12A2………………….12A3
Tiết: 5
Bài 5
Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
A. MỤC ĐÍCH YấU CẦU: 
 1, Kiến thức.
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các kỳ phân bào và cấu trúc NST được duy trìliên tục qua các chu kỳ tế bào.
- Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến NST.
- Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc NST.
2, Kỹ năng.
- Rèn luyện được tư duy hệ thống hoá kiến thức, phân tích tổng hợp.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm.
B. Phương pháp.
 	Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với khai thác hình vẽ hỏi đáp tìm tòi.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 5.1, 5.2 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Các dạng đột biến
Cơ chế
Hậu quả
ý nghĩa
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đoạn
D. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG
 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số.
 2. Kiểm tra bài cũ. 
 	Câu 1: Nêu khái niệm đột biến gen, đột biến điểm, thể đột biến? Kể tên các dạng đột biến gen?
 	Câu 2: Nêu hậu quả và cơ chế phát sinh đột biến gen?
 3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRề
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động I: : Tìm hiểu phần: Hình thái NST -Hoạt động cả lớp .
- Mục tiêu: Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các kỳ phân bào
- Thời gian:8 phút.
- Đồ dùng dạy học: Mô hình NST
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát hình, trao đổi theo nhóm nhỏ trong thời gian 4 phút hoàn thành các câu hỏi sau:
 - NST được cấu tạo từ thành phân nào?
 - NST quan sát rõ nhất ở kì nào của phân bào?
- Nêu cấu tạo hiển vi của NST?
- NST được chia thành mấy loại? 
- NST sinh vật nhân sơ khác nhân thực như thế nào?
+B2:HS: Trao đổi theo nhóm, trả lời các câu hỏi.
+B3: Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
 Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Cấu trúc siêu hiển vi – Hoạt động cả lớp .
- Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST
- Thời gian:10 phút.
- Đồ dùng dạy học:Mô hình cấu trúc siêu hiển vi của NST.
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát hình, trao đổi theo nhóm nhỏ trong thời gian 5 phút hoàn thành các câu hỏi sau:
- Thếo nào là 1 nuclêôxôm? 
- Mô tả các bậc cấu trúc NST ?
- Tại sao trong tế bào NST lại phải xoắn lại ở nhiều mức độ khác nhau?
+B2: HS: Trao đổi, trả lời các câu hỏi.
+B3: GV: Nhận xét, đánh giá bổ sung
Hoạt động III: Tìm hiểu: Đột biến cấu trúc NST - Thảo luận nhóm nhỏ.
- Mục tiêu: Kể tên được các dạng đột biến NST
- Thời gian:8 phút.
- Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học thảo luận theo bàn trong 4 phút, để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
+B2: HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến.
+B3: GV tiến hành cho các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.
+B4: GV đặt câu hỏi.
Tại sao các dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hại lớn hơn đột biến gen?
+B5: Học sinh vận dụng kiến thức SGK, trả lời.
Hoạt động IV: Tìm hiểu: Nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến cấu trúc NST
- Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân , cơ chế chung của các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học thảo luận theo bàn trong 2 phút, để trả lời câu hỏi sau: 
- Nêu nguyên nhân chung của các dạng đột biến cấu trúc NST là gì?
- Nêu cơ chế chung của đột biến cấu trúc NST ?
+B2: HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến.
+B3: GV tiến hành cho các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.
*Tớch hợp mụi trường: 
Bảo vệ mụi trường sống, trỏnh cỏc hành vi gõy ụ nhiễm mụi trường: làm tăng cỏc chất thải, chất độc hại, tỏc nhõn gõy đột biến.
I- Hình thái và cấu trúc NST.
1. Hình thái NST.
- Thành phần cấu tạo bao gồm AND và pr ( chủ yếu là Pr histon).
- NST là cấu trúc mang gen của tế bào và chỉ quan sát thấy dưới kính hiển vi.
- ở Sv nhân sơ: NST là phân tử ADN kép, vòng không liên kết với Pr hístôn
- ở SV nhân thực:
 + Mỗi NST gồm 2 Crômatit dính với nhau qua tâm động ( eo thứ nhất), một số NST còn có eo thứ 2 ( nơi tổng hợp rARN), NST có hình que, hình hạt, hình chức V... đường kính từ 0,2- 2 mm. dài 0,2 p - 50 mm
 - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc. NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- Phân loại: Bao gồm NST thường và NST giới tính.
2. Cấu trúc siêu hiển vi.
 - NST được cấu tạo từ ADN và PR ( histon và phi histon).
 - ( ADN + Pr) Nuclêôxom ( 8 phân tử Pr histon được quấn quanh bởi 1 đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp NU, quấn 1 vòng) 
 Sợi cơ bản( khoảng 11nm) Sợi nhiễm sắc ( 25 - 30nm) ống siêu xoắn ( 300nm) 
 Crômatit( 700nm) NST
II. Đột biến cấu trúc NST.
- Khái niệm: Là biến đổi trong cấu trúc của NST.
- Nguyên nhân: Do các tác nhân đột biến.
1. Mất đoạn.
- Là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST.
- Hậu quả làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen, thường gây chết.
- ý nghĩa: Loại bỏ một số gen không mong muốn trong chọn giống cây trồng.
2. Lặp đoạn.
- Là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST lặp đi lặp lạtăng số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen gây hại cho thể đột biến.
- ý nghĩa: Tạo lên các gen mới cho tiến hoá.
 3. Đảo đoạn.
- Là dạng đột biến làm cho một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
- Hậu quả làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST gây hại cho thể đột biến, làm giảm khả năng sinh sản.
- ý nghĩa: Tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
4. Chuyển đoạn.
- Là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
- Hậu quả làm thay đổi nhóm gen liên kết, giảm khả năng sinh sản.
- ý nghĩa: Hình thành loài mới, tạo dòng côn trùng làm công cụ trong phòng trừ sâu hại.
III, NGUYấN NHÂN, í NGHĨA ĐB CẤU TRÚC NST.
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí (....), Hoá học, sinh học hoặc rối loạn sinh lí sinh hoá sinh trong tế bào.
- Cơ chế chung của các dạng đột biến cấu trúc NST:
Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo...hoặc trực tiếp gây đứt, gãy NST - Phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST.
 4. Củng cố.
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về Hình thái NST và các dạng đột biến cấu trúc NST và đặt các câu hỏi củng cố.
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà. GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 6.
6. Rỳt kinh nghiệm giờ dạy.
........................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/ 08/ 2013
Ngày dạy: .........................12A1; .........................12A2………………………..12A3
Tiết: 6
Bài 6
đột biến số lượng nst.
A. MỤC ĐÍCH YấU CẦU: 
 	1, Kiến thức.
- Kể tên được các dạng đột biến số lượng NST ( Thể dị bội và đa bội).
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến số lượng NST .
- Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến số lượng NST.
 	2, Kỹ năng.
- Rèn luyện được kĩ năng, phân tích tổng hợp, so sánh.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm.
B. Phương pháp.
 	Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với khai thác hình vẽ hỏi đáp tìm tòi.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Các dạng đột biến
Khái niêm- phân loại
Nguyên nhân, cơ chế chung
Cơ chế phát sinh
Hậu quả - Vai trò
Tự đa bội
Dị đa bội
D. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
 	Câu 1: Nêu cấu trúc hiển vi của NST? Tại sao trong nhân tế bào NST lại xoắn lại với nhiều mức khác nhau?
 	Câu 2: Nêu khái niệm và hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc NST?
3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRề
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động I: : Tìm hiểu phần: Khái niệm và phân loại đột biến lệch bội .
- Mục tiêu: Kể tên được các dạng đột biến lệch bội, nguyên nhân, cơ chế chung , hậu quả và vai trò của đột biến lệch bội.
- Thời gian: 13 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học thảo luận theo bàn trong 5 phút, để trả lời câu hỏi sau: 
 - Đột biến lệch bội là gì?
 - Quan sát hình vẽ 6.1 và cho biết đột biến lệch bội gồm những loại nào?
- Nêu cơ chế phát sinh đột biến lệch bội?
- Đột biến lệch bội có hậu quả và vai trò gì? Cho ví dụ minh hoạ?
- Nêu nguyên nhân và cơ chế chung của đột biến lệch bội ?
+B2: Học sinh trao đổi nhóm, đại diện các nhóm trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung
HS: trả lời các câu hỏi.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Đột biến đa bội
- Mục tiêu: Kể tên được các dạng đột biến đa bội, nguyên nhân, cơ chế chung , hậu quả và vai trò của đột biến đa bội.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học thảo luận theo bàn trong thời gian 5 phút để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
+B2: HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến.
+B3: GV tiến hành cho các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.
* Tớch hợp mụi trường:
- Đột biến số lượng NST là nguyờn liệu cho tiến húa, cú vai trũ quan trọng trong quỏ trỡnh hỡnh thành loài mới.
- Giỏo dục ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phỏt sinh, bảo tồn độ đa dạng sinh học.
- Khái niệm: Là dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
I- Đột biến lệch bội.
1. Khái niệm và phân loại.
- Là đột biến làm thay đổi sối lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
 - Phân loại: 
+ Thể một, thể ba, thể không, thể bốn
2. Cơ chế phát sinh.
 - Do rối loạn quá trình phân bào làm các NST không phân li.
 + Trong giảm phân, tạo giao tử đột biến.
 + Trong nguyên phân tạo thể khảm.
3. Nhuyên nhân, cơ chế chung.
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí (....), Hoá học, sinh học hoặc rối loạn sinh lí sinh hoá sinh trong tế bào.
- Cơ chế chung: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp NST - tạo ra các giao tử không bình thường ( chứa cả 2 NST ở mỗi cặp. sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
4. Hậu quả và vai trò.
- Hậu quả: Làm tăng hoặc giảm một hoặc một số NST - làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hay làm giảm khả năng sinh sản tuỳ loài.
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá. Trong chọn giống có thể sử dụng để xác định vị trí gen trên NST.
II. Đột biến đa bội.
- Bao gồm: Tự đa bội và dị đa bội
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
- Phân loại: Đa bội chẵn, đa bội lẻ.
- Nguyên nhân: 
- Là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của loài và lớn hơn 2n.
- Cơ chế phát sinh: Do rối loạn quá trình phân bào làm các NST không phân li.
 + Trong giảm phân, tạo giao tử đột biến kết hợp với giao tử thường hoặc giao tử đột biến.
 + Trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tạo thể tứ bội.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
- Là dạng đột biến làm tăng số boj NST đơn bội của hai loài khác nhau trong cùng 1 tế bào.
- Cơ chế phat sinh: Do lai xa và đa bội hoá tạo thể song nhị bội.
+ Lai xa là phương pháp lai giữa hai loài khác nhau, khác chi hoặc khác họ.
3. Nguyên nhân và cơ chế chung.
Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST - Tạo ra các giao tử không bình thường( chứa cả 2n NST). Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau - Thể đa bội.
 4. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội.
- Do số lượng NST trong tế bào tăng lên - lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh
- Cá thể tự đa bội lẻ thương không có khả năng sinh giao tử bình thường
+ Vai trò: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá, đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá vì góp phần hình thành nên loài mới.
4. Củng cố.
 GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về Đột biến lệch bội và đột biến đa bội và đặt các câu hỏi củng cố.
5. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. 
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 7 Thực hành.
6. Rỳt kinh nghiệm giờ dạy.
.................................................................................................................. ..................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 4,5,6.doc
Giáo án liên quan