Giáo án Sinh học 12 - Tiết 35: Ôn tập

Đối với một locut trên NST X có hai alen sẽ có tất cả 5 kiểu gen là XAXA, XAXa, XaXa, XAY, và XaY.

 - Các cá thể cái có hai alen trên NST X, và vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái, tần số các kiểu gen XAXA, XAXa và XaXa được tính giống như trường hợp các alen trên NST thường, nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hácđi-Vanbéc sẽ là (p + q)2 = p2 (XAXA) + 2pq (XAXa) + q2 (XaXa).

 - Các cá thể đực chỉ có một alen trên NST X nên tần số các kiểu gen ở giới đực sẽ là p(XAY) và q(XaY) khi xét riêng trong phạm vi giới đực.

 Vì tỉ lệ giới đực và giới cái bằng nhau, nên tỉ lệ các kiểu gen trên đây ở mỗi giới sẽ giảm đi một nửa (x 0,5) khi xét trong phạm vi toàn bộ quần thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 35: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/12/2013
Ngày giảng: ................... 12a1; ...................... 12a2……………..12a3
Tiết 35:
ÔN TẬP
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
	- Nêu được các khái niệm cơ bản, các cơ chế chính trong di truyền – biến dị từ mức độ phân tử, tế bào,cơ thể cũng như quần thể
	- Nêu được các cách chọn tạo giống
	- Nêu các bằng chứng và cơ chế tiến hóa
	- Giải thích được các cơ chế chính trong di truyền – biến dị từ mức độ phân tử, tế bào,cơ thể cũng như quần thể
2. Kỹ năng
	– Biết cách hệ thống hoá kiến thức thông qua xây dựng bản đồ khái niệm 
	– Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đời sống sx.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
C. PHƯƠNG TIỆN
	 - Bảng phụ
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Nêu những bằng chứng về nguồn gốc Động vật của loài người?
	2. Nêu các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người? Dáng đi thẳng đem lại ưu thế gì cho người hiện đại?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
. Hoạt động 1: ôn tập kiến thức cốt lõi 
- Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về di truyền học và tiến hóa.
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Câu hỏi
- Cách tiến hành: 
GV:- Gen là gì? Đoạn ADN mang thông tin mã hóa ....
- Cơ chế DT/pt: + Quá trình nhân đôi ADN: cơ chế? Nguyên tắc
	 + Phiên mã, dịch mã ntn?
 ADN → A RN → Prôtêin → Tính trạng ( hình thái ,sinh lí….. )
 - Điều hòa hoạt động gen?
- Phân loại các BD (sơ đồ)?
- Khái niệm, nguyên nhân-cơ chế phát sinh- phân loại- đặc điểm- vai trò và ý nghĩa
- Các đặc trưng của qt.
Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của qt TTP,GPG,NP?
- Qui trình: Tạo biến dị-chọn lọc- tạo và duy trì dòng thuần?Tạo BD: Lai-ĐB-CN DT?
- Thế nào là SV biến đổi gen? Phương pháp?
- Cấu trúc NST? NST giới tính- các đặc trưng của nst.
- Thực chất của qui luật phân li của Menđen là gì?
- Thế nào là tương tác gen? Cách nhận biết tương tác gen.
- Thế nào là liên kết gen hoán vị gen?
- Đặc điểm của di truyền liên kết với giới tính.
Cơ chế tiến hóa nhỏ là gì? Các nhân tố tiến hóa có vai trò ntn trong quá trình t/h. Tại sao quần thể là đơn vị cơ sở của qt t/h
Loài là gì? Các tiêu chuẩn phân biệt.
Cách li sinh sản?Vai trò của cách li SS
Từ 1 loài có thể hình thành nhiều loài khác nhau bằng những con đường nào?
Tóm tắt l/sử tiến hóa của sinh giới trên TĐất. Chiều hướng tiến hóa.
Hình thành loài người ntn? Vì sao loài người không biến đổi thành loài khác?
HS: Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 1I: Bài tập vận dụng 
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập có liên quan
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Câu hỏi bài tập
- Cách tiến hành: 
+B1: GV: Ra các bài tập
+B2: HS trao đổi làm bài tập
+B3: GV nhận xét, bổ sung
Phần 5: DI TRUYỀN HỌC
Cơ chế di truyền ở mức độ phân tử:
 Cơ chế di truyền ở mức TB và cơ thể: 
 3. Cơ chế di truyền ở mức độ quần thể:
 4. Ứng dụng DTH vào chọn giống: 
 5. Biến dị:
 6- DT người:
Phần sáu: Tiến hóa
Bài1 a. Trong 1 QT, xác suất 1 người mang kiểu gen gây bệnh bạch tạng là 10-4
- Tính xác suất có 220 người bị bệnh?- Tính xác suất để có ít nhất 1 người không bị bệnh trong 10000 người?b. Bệnh mù màu do gen lặn trên NST giới tính quy định. Có 49 người phụ nữ trong 10000 người bị mù màu. Hỏi tỷ lệ nam bị bệnh trên là bao nhiêu, nếu sự giao phối là ngẫu nhiên
Giải:
a. - Xác suất có 220 người bị bệnh: (10-4)220
 - Xác suất để có 9999 người bị bệnh là (10-4)9999
 - Xác suất để có ít nhất một người không bị bệnh trong 10000 người là 1 - (10-4)9999
b. - Gen quy định bệnh mù màu nằm trên NST giới tính X
 - Tỷ lệ của gen gây bệnh này trong QT 10000 người: 49/10000 = 0,0049
	→ q♀2 = 0,082 → q♀ = 0,07
 - Với 2 alen A, a thì ở nam giới có 2 kiểu gen: XAY và XaY, nên số nam giới bị mắc bệnh là: 0,07/2 x 100% = 3,5%, tương ứng với số người là 3,5% x 10000 = 350 người
Bài 2: a)Trong một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất? Giải thích.
b)Công thức của định luật
Hácđi-Vanbéc áp dụng cho quần\
thể ngẫu phối ở trạng thái cân
bằng, đối với một locut trên
nhiễm sắc thể thường có 2 alen là: p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1 
(Trong đó p và q là tần số tương ứng của mỗi alen)Công thức này sẽ được viết thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (xét ở loài giới đực là dị giao tử XY, và tỉ lệ đực : cái = 1 : 1).
Giải:a) Gọi p và q là tần số tương ứng của 2 alen A và a (p + q = 1). Theo định luật Hácđi-Vanbéc, khi quần thể ở trạng thái cân bằng ta có: p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
Theo bất đẳng thức toán học, ta có p2 + q2 ³ 2pq, vì vậy tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất khi 2pq = p2 + q2. 
	Giải hệ phương trình
 p2 + q2 = 2pq
	p + q = 1
	ta có p = q = 0,5. Vậy, khi tần số hai alen là 0,5 thì tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất 
b) 	Đối với một locut trên NST X có hai alen sẽ có tất cả 5 kiểu gen là XAXA, XAXa, XaXa, XAY, và XaY.
 - Các cá thể cái có hai alen trên NST X, và vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái, tần số các kiểu gen XAXA, XAXa và XaXa được tính giống như trường hợp các alen trên NST thường, nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hácđi-Vanbéc sẽ là (p + q)2 = p2 (XAXA) + 2pq (XAXa) + q2 (XaXa).
	- Các cá thể đực chỉ có một alen trên NST X nên tần số các kiểu gen ở giới đực sẽ là p(XAY) và q(XaY) khi xét riêng trong phạm vi giới đực. 
	Vì tỉ lệ giới đực và giới cái bằng nhau, nên tỉ lệ các kiểu gen trên đây ở mỗi giới sẽ giảm đi một nửa (x 0,5) khi xét trong phạm vi toàn bộ quần thể. 
	Vì vậy, ở trạng thái cân bằng Hácđi-Vanbéc, công thức tính các kiểu gen liên quan đến locut gen trên NST X gồm hai alen sẽ là: 
	0,5p2 (XAXA) + pq (XAXa) + 0,5q2 (XaXa) + 0,5p(XAY) + 0,5q(XaY) = 1 
Bằng chứng và cơ chế tiến hóa:
Các loại bằng chứng t/h: đặc điểm
Học thuyết Lamac, Đacuyn giải thích ntn về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa.
Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa theo thuyết t/h tổng hợp:
Sự phát sinh và phát triển của SV trên trái đất
4.Củng cố
 	Nhắc lại nội dung kiến thức trọng tâm: Cơ chế di truyền biến dị
 5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	............................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 35.doc