Giáo án Sinh học 12 - Tiết 32 – Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới.

- Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại trên loài như: Chi - Họ - Bộ - Lớp - Ngành - Giới

* Một số chiều hướng tiến hoá.

- Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng. (do tích luỹ dần các đ2 thích nghi trong quá trình hthành các loài)

- Một số sinh vật tiến hóa theo hướng phức tạp hóa tổ chức cơ thể, một số đơn giản hóa tổ chức cơ thể, một số giữ nguyên tổ chức ban đầu nhưng đa rạng hóa các hình thức trao đổi chất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 32 – Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 32 – BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (TIẾP THEO)
Ngày soạn: 20/1/2009
I. Mục tiêu
Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào?.
Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp.
Sưu tầm các tư liệu về sự thích nghi của sinh vật
Có ý thức bảo vệ sự đa dạng SH của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.
II. Phương tiện dạy học
Tranh ảnh về cơ chế lai xa và đa bội hoá. Máy chiếu
III. Phương pháp dạy học
Vấn đáp – tái hiện
Vấn đáp - tìm tòi
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
3. Dạy Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (cá nhân)
GV: Yêu cầu HS đọc mục II.1, cho biết
- Cơ chế hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.
- Tại sao các cá thể của cùng một loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối hay khác biệt về ổ sinh thái?
HS: nêu được trong QT ĐB và BDTH luôn phát sinh tạo ra các KG mới. Một số KG mới có thể có tập tính thay đổi khiến chúng giao phối một cách có chọn lọc với những cá thể có KH cùng loại. Lâu dần sự giao phối ko ngẫu nhiên này có thể dẫn đến sự cách li sinh sản.
- Từ một loài SV, ko có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được ko? Giải thích.
Hoạt động 2: (cặp đôi)
GV: Yêu cầu HS đọc mục II.2, quan sát H42, cho biết;
- Đối tượng thường xảy ra?
- Cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá?
HS: trả lời
GV: chỉnh sửa
- Từ QT cây 2n, chúng ta dùng cônsixin tạo ra QT cây 4n. Vậy QT cây 4n này có phải là loài mới ko?
(QT cây 4n là 1 loài mới. Các cây 4n vẫn vẫn có thể lai với cây 2n " con lai 3n. Tuy nhiên cây 3n lại bị bất thụ do có sự rối loạn trong quá trình GP. Như vậy, QT cây 4n cách li sinh sản với QT 2n nhờ cơ chế cách li sau hợp tử)
- Tại sao chọn giống thực vật thường lai giữa các loài hoang dại & cây trồng?
HS: trả lời
(vì: để đưa vào cơ thể lai các gen quí giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường của loài dại.)
- Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng SH của các loài cây hoang dại cũng như các G cây trồng nguyên thuỷ?
(Vì sau này chúng ta có thể khai thác những gen quí hiếm từ chúng hoặc tạo ra những G cây trồng mới)
- Tại sao lai xa và đa bội hoá tạo nên loài mới hay xảy ra ở TV mà ít xảy ra ở các loài ĐV?
-Với kiến thức đã học, hãy cho biết tương lai loài người hiện nay có thể tiến hoá thành loài khác được ko? Giải thích?
(không, vì lai xa & đa bội hoá làm mất cân bằng hệ gen)
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.
Do có sự cách li về tập tính giao phối, cách li nơi ở giữa các tiểu quần thể trong cùng một vùng phân bố địa lí nên sự giao phối giữa các cá thể trong cùng 1 vùng sẽ không còn là ngẫu nhiên nữa, nên thành phần kiểu gen của các tiểu quần thể sẽ dần trở nên khác biệt nhau. Sự khác biệt này lâu dần sẽ làm xuất hiện thêm những trở ngại khác, củng cố sự cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài mới.
Cách li sinh thái: xảy ra đối với thực vật và những loài ĐV ít di chuyển.
Không có sự cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành nếu giữa các tiểu QT của cùng 1 loài có sự cách li nào đó khiến các cá thể của các tiểu QT ko giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng sinh ra đời con bất thụ
2. Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá
a. Đối tượng: 
Thực vật
b. Cơ chế: 
TB(2n) vì 1 lí do nào đó GP không bình thường " Giao tử (2n)
Gtử (2n) x Gtử (2n) " Htử (4n); đa bội thể cùng nguồn
Cây (4n) tự thụ "Quần thể (thực sự 1 loài mới)
Gtử (2n) x Gtử (n) "Htử (3n); không sinh sản "không hình thành loài.
Cây (3n) sinh sản vô tính "loài mới.
Ví dụ: Chuối nhà tam bội được hình thành từ loài chuối rừng lưỡng bội
Quần thể tứ bội & tam bội đều cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
AA (2n = 14) x BB (2n =14)
 AB (2n = 14) dị bất thụ
 Đa bội hoá
 AABB (2n = 28) x DD (2n = 14)
 ABD (2n = 21) bất thụ
 Đa bội hoá
 AABBDD (2n = 42)
c. Kết luận:
Như vậy Lai xa (lai khác loài) con lai thường bất thụ. Nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương đồng " sinh sản bình thường. Và được xem là 1 loài mới so với các loài Bố mẹ vì khi lai trở lại với P thì sẽ cho ra con lai bất thụ (cách li sinh sản với các loài bố, mẹ)
Lai xa và đa bội hoá hay xảy ra ở TV vì việc đa bội hoá không những ít ảnh hưởng đến sức sống mà nhiều khi còn tăng khả năng ST & PT của TV. Còn đối với ĐV, ĐB đa bội thường làm mất cân bằng gen, đặc biệt làm rốiloạn cơ chế xác định giới tính dẫn đến gây chết. Tuy nhiên, ở 1 số loài ĐV hình thành loài bằng ĐB đa bội vẫn xáy ra. Ví dụ: 1 số loài thằn lằn có bộ NST tam bội (3n) sinh san bằng cách trinh sản.
4. Củng cố: Làm bài tập 5
TIẾT 33 – BÀI 31: TIẾN HOÁ LỚN
Ngày soạn: 21/1/2009
I. Mục tiêu
Trình bày được thế nào là tiến hoá lớn
Giải thích được nghiên cứu quá trình tiến hoá lớn làm sáng tỏ được những vấn đề gì của sinh giới.
Trình bày được một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
II. Phương tiện dạy học
Tranh phóng to hình 31 SGK
III. Phương pháp dạy học
Vấn đáp – tái hiện
Vấn đáp - tìm tòi
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
3. Dạy Bài mới
Hoạt động của Thày và Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học (Bài 26), cho biết: 
- Tiến hoá lớn là gì?
- Nghiên cứu Tiến hoá lớn bằng cách nào?
HS: trả lời
GV: Yêu cầu HS quan sát H31.1, cho biết:
- Nguyên tắc phân loại thế giới sống?
- Nhận xét về đặc điểm của sinh giới trên quan điểm tiến hóa?
Sinh vật tiến hóa theo những hướng nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng ví dụ và rút ra hướng tiến hóa ở từng ví dụ đó
I. Tiến hoá lớn và vấn đề để phân loại thế giới sống.
1. Khái niệm tiến hoá lớn
Là qua trình biến đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài
2. Đối tượng nghiên cứu: 
- Hoá thạch
- Phân loại sinh giới thành các đơn vị dựa vào mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái, hoá sinh, sinh học phân tử " phác hoạ nên cây phát sinh chủng loại (sơ đồ dạng cây mô tả QH họ hàng giữa các loài SV)
3. Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới.
- Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại trên loài như: Chi - Họ - Bộ - Lớp - Ngành - Giới
* Một số chiều hướng tiến hoá.
- Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng. (do tích luỹ dần các đ2 thích nghi trong quá trình hthành các loài)
- Một số sinh vật tiến hóa theo hướng phức tạp hóa tổ chức cơ thể, một số đơn giản hóa tổ chức cơ thể, một số giữ nguyên tổ chức ban đầu nhưng đa rạng hóa các hình thức trao đổi chất.
II. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hóa lớn (SGK)
4. Củng cố: 
Giải thích tại sao sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt lại có sự bùng nổ hình thành loài mới?
Duyệt giáo án tuần:
Ngày: 2/2/2009

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 12 CB Bai 3031.doc