Giáo án Sinh học 12 - Tiết 31 - Bài 30: Qúa trình hình thành loài (tiếp)

- Lai xa giữa các loài có họ hàng gần gũi tạo ra con lai có sức sống nhưng hầu hết bất thụ do có sự sai khác về bộ NST

- Cơ thể lai xa thường khong có khả năng sinh sản hữu tính( bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài Bố mệ – không tạo các cặp tương đồng – quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình thường.

- Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố, mẹ – tạo được các cặp NST tương đồng – quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường – con lai có khả năng sinh sản hữu tính – cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tòn tại như một khâu trong HST - Loài mới hình thành.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 31 - Bài 30: Qúa trình hình thành loài (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2013
Ngày giảng: ................... 12a1; ...................... 12a2……………..12a3
Tiết 31:
Bài 30
QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (tiếp)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
	- Nêu được các đặc điểm hình thành loài mới theo con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá
2. Kỹ năng
	- Hình thành được cho học sinh khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 - Sử dụng phương pháp hỏi đáp và thảo luận nhóm nhỏ.
C. PHƯƠNG TIỆN
	- Hình ảnh SGK.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
	Trình bày cơ chế hình thành loài khác khu vực địa lý ? Nêu ví dụ chứng minh ?
	Vai trò của cách ly trong quá trình hình thành loài mới là gì ? Có phải nó có vai trò hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật ?
3. Bài mới: 
	Sự hình thành hai loài mao lương: Loài sống ở bãi cỏ ẩm, loài sống ở bờ ao có phải là được hình thành từ hai khu vực địa lý ? 
	Vậy có con đường hình thành loài mới nào mà diễn ra trong thời gian ngắn ?
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
N/c cơ chế hình thành loài cùng khu vực địa lý
GV: Tại sao lại có sự khác biệt giữa các loài thực vật bãi bồi sông Volga với các loài thực vật trong bờ ?
GV: N/c VD về 2 loài cá trong SGK em có nhận xét gì về nguồn gốc hai loài ? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy ?
GV: Vậy quá trình hình thành loài mới diễn ra như thế nào ?
GV: Vậy quá trình hình thành loài mới diễn ra như thế nào ?
Ranunculus acris Ranunculus flammula
HOẠT ĐỘNG 2
N/c cơ chế hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
GV: (Định hướng học sinh phân tích ví dụ)
GV: Vậy quá trình hình thành loài mới diễn ra như thế nào ?
GV: Đa bội hoá cùng nguồn là gì ? Cơ chế tạo ra cơ thể đa bội cùng nguồn diễn ra như thế nào ?
GV: (Khắc sâu) Tại sao lai xa và đa bội hoá nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật ?
II. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.
- Ví dụ: Ở hồ châu Phi, có 2 loài cá: Cá đỏ và cá xấn giống nhau về đặc điểm hình thái nhưng không giao phối với nhau. Nếu chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho 2 loài cá này có cùng mầu sắc thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con.
- Ví dụ: Loài côn trùng sống trên cây A, phát tán cây B cùng khu vực địa lí, lâu dần chúng hình thành loài mới cách li với loài ban đầu.
- Kết luận: Các cá thể của cùng một quần thể do đột biến có được những kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách lí với quần thể gốc, lâu dần dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.
- Kết luận: Nếu hai quần thể cùng loài sống trong cùng khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau lâu dần chúng có thể cách li sinh sản và hình thành loài mới.
Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau. Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, CLTN tích luỹ các đột biến và BDTH theo những hướng khác nhau thích nghi với những điều kiện sinh thái tương ứng dần dần dẫn đến cách li sinh sản rồi hình thành loài mới.
 2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
 - Ví dụ: Lai giữa bắp cải và củ cải của Kapetrenco.
 Bắp cải X Củ cải 
 2n(18R) 2n(18B)
F1 2n= 18 ( 9R + 9B). ( bất thụ).
P: Cá thể loài A (2nA) x Cáthể loài B (2nB)
G: nA nB
F1: nA + nB – không có khả năng sinh sinh sản hữu tính ( Bất thụ)
GF1: ( nA + nB)	 ( nA + nB)
F2: ( 2nA + 2nB)
( Thể song nhị bội) – có khả năng sinh sản hữu tính ( hữu thụ)
- Lai xa giữa các loài có họ hàng gần gũi tạo ra con lai có sức sống nhưng hầu hết bất thụ do có sự sai khác về bộ NST
- Cơ thể lai xa thường khong có khả năng sinh sản hữu tính( bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài Bố mệ – không tạo các cặp tương đồng – quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình thường.
- Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố, mẹ – tạo được các cặp NST tương đồng – quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường – con lai có khả năng sinh sản hữu tính – cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tòn tại như một khâu trong HST - Loài mới hình thành.
 - xảy ra ở thực vật ít xảy ra ở động vật.
4.Củng cố
 	-Tại sao cần bảo vệ sự đa dạng sinh của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ ?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc