Giáo án Sinh học 12 - Tiết 30 - Bài 29: Quá trình hình thành loài

I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.

1. Vai trò của cách li địa lIí trong quá trình hình thành loài mới.

- Khái niệm cách li địa lí: Là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển. năng cản các cá thể của các quần thể gặp gỡ nhau và giao phối.

- Vai trò của cách li địa lí: làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau, CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho các quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen, đến một lúc nào đó sẽ cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới.

- Hình thành loài bằng cách li địa lí thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. Quần đảo là điều kiện lí tưởng để phát sinh các loài khác nhau.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5058 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 30 - Bài 29: Quá trình hình thành loài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2013
Ngày giảng: .......................... 12a1; ............................ 12a2………………..12a3.
Tiết 30:
Bài 29
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
	- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí.
2. Kỹ năng
	- Hình thành được cho học sinh khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 - Sử dụng phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. PHƯƠNG TIỆN
	- Hình 29 SGK.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Loài sinh học là gì? Tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc?
	2 . Cơ chế cách li sinh sản là gì? Thế nào là cách li trước hợp tử? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
	Trong điều kiện môi trường mới quần thể dần dần hình thành các đặc điểm thích nghi với môi trường đó. Vậy nếu quá trình thích nghi đó diễn ra trong thời gian dài thì hệ quả sẽ là gì ?
	Vậy, khi nào loài mớí được hình thành ?
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động I: Tìm hiểu : Khái niệm loài sinh học
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
- Thời gian: 34 phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 29 SGK
- Cách tiến hành: 
+B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Cách li địa lí là gì?
 - Cách li địa lí có vai trò gì trong quá trình hình thành loài mới?
- Hình thành loài mới thường xẩy ra với nhóm động vật nào?
- Quan sát hình vẽ 29 và cho biết tại sao các hoàn đảo trên đại dương lại tồn tại các loài đặc hữu?
+B2: HS: Trả lời các câu hỏi.
* Quá trình hình thành loài: Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quàn thể theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.
1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
- Khái niệm cách li địa lí: Là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.. năng cản các cá thể của các quần thể gặp gỡ nhau và giao phối.
- Vai trò của cách li địa lí: làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau, CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho các quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen, đến một lúc nào đó sẽ cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới.
- Hình thành loài bằng cách li địa lí thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. Quần đảo là điều kiện lí tưởng để phát sinh các loài khác nhau.
- Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xẩy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 
 2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí.
4.Củng cố
 	GV hệ thống lại kiến thức về cách li địa lí, vai trò cách li địa lí trong việc hình thành loài mới và đặt câu hỏi:
 	 Câu 1: Tại sao trên các hoàn đảo ở đại dương lại hay tồn tại loài đặc hữu?
 	Câu 2: Tại sao cách li địa lí lại chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc