Giáo án Sinh học 12 - Tiết 28 - Bài 26: Học thuyết tiên hoá tổng hợp hiện đại

Chọn lọc tự nhiên

- Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số alen của quàn thể theo một hướng xác định.

- CLTN có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh hay chậm( tuỳ thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn). Vì vậy CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 28 - Bài 26: Học thuyết tiên hoá tổng hợp hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2012
Ngày giảng: ................... 12a1; ...................... 12a2……………..12a3
Tiết 28:
Bài 26
HỌC THUYẾT TIÊN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nêu được những luận điểm cơ bản trong học thuyết Đacuyn ; vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành các đặc điểm thích nghi hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài
 	2. Kỹ năng
 	-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới..
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 Sử dụng phương pháp hỏi đáp và thảo luận nhóm nhỏ. 
C. PHƯƠNG TIỆN
 	 Phiếu học tập
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
-Trình bày các nội dung cơ bản của học thuyết tiến hoá của Darwin ? 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động I: Tìm hiểu : Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
- Mục tiêu: - Nêu đặc điểm của thuyết tién hoá tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hoá nhỏ, tiến hoá lớn.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: 
- Cách tiến hành:
+B1: GV giới thiệu về sự ra đời của thuyết tiến hoá hiện đại và đặt câu hỏi:
 - Nêu nội dung chính của tiến hoá nhỏ?
 - Đơn vị tác động của tiến hoá nhỏ là gì?
 - Kết quả của tiến hoá nhỏ?
 - Tiến hoá lớn diễn ra trên quy mô như thế nào? Kết quả của tiến hoá lớn?
 +B2: GV Sử dụng hình vẽ các nhóm phân loại trên loài và phân tích.
+B3: GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động II: Tìm hiểu: Nguồn biến dị di truyền của quần thể .
- Mục tiêu: - Nêu được các nguồn biến dị di truyền của quần thể.
- Thời gian: 7 phút.
- Đồ dùng dạy học: 
- Cách tiến hành:
+B1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hoỉi sau:
- Dựa vào SGK hãy cho biết những nguồn biến dị di truyền của quần thể?
- Tại sao nói tiến hoá không xẩy ra nếu không có biến dị di truyền?
+B2: HS nghiên cứu sgk trả lời.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Các nhân tố tiến hoá .
 - Mục tiêu: - Nêu được vai trò của các nhân tố tiến hoá cơ bản
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: 
- Cách tiến hành:
+B1: Giáo viên yếu cầu học sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi:
 - Tại sao đột biến gen xẩy ra với tần số rất thấp lại tạo ra được nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hoá?
- Di – nhập gen ảnh hưởng thế nào đến tần số Allen và thành phần kiểu gen của quần thể?
- Trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến tần số Allen của quần thể?
 +B2: GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ trong thời gian 3 phút trả lời các câu lệnh:
1. Em hãy cho biết CLTN có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ( Khung bài 27) ?
 2. Giải thích tại sao CLTN làm thay đổi tần số allen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
 3. Tại sao những động vật bị săn bắt nhiều rễ bị tuyệt vong? 
B3: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
* Tích hợp môi trường:
- Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
-CLTN là nhân tố chính hình thành các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
-Có ý thức bảo vệ động vật hoang dã vì bị săn lùng quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ đa dạng sinh học.
I. QUAN NIỆM TIẾN HOÁ VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HOÁ.
+ Tiến hoá: bao gồm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn
1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. 
a. Tiến hoá nhỏ.
 - Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể ( về tần số các Allen và tần số các kiểu gen), chịu sự tác động của 3 nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Sự biến đổi dần dần làm cho quần thể cấch li sinh sản với quần thể gốc sinh ra nó, khi đó đánh dấu sự xuất hiện loài mới
- Đơn vị tác động: Trên quy mô quần thể.
- Kết quả: Dẫn đến sự cách li sinh sản của quần thể với quần thể gốc và hình thành loài mới.
b. Tiến hoá lớn.
 là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể:
 - Tiến hoá không xảy ra nếu quần thể không có biến dị di truyền.( BDSC, BDTC)
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ.
* Các nhân tố làm biến đổi tần số Allen và thành phần kiểu gen của quần thể gọi là các nhân tố tiến hoá.
- Bao gồm đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, sự di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên....
1. V đột biến.
 - Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá( đột biến gen tạo alen mới......)
- Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen ( rất chậm).
2. di – nhập gen.
- Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú
 3. Chọn lọc tự nhiên
- Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số alen của quàn thể theo một hướng xác định.
- CLTN có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh hay chậm( tuỳ thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn). Vì vậy CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá 
 4. Các yếu tố ngẫu nhiên
 - Làm biến đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên.
 + Không theo chiều hướng nhất định.
 + Một Allen dù có lợi hay có hại đều có thể được giữ lại hoặc bị loại bỏ ra khỏi quần thể.
5. giao phối không ngẫu nhiên.
Giao phối có chọn lọc, giao phói gần và tự phối
- có thể không làm thay đổi tần số các alen , nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp
4.Củng cố
-Tại sao ĐB gene phần lớn có hại cho cơ thể sinh vật nhưng được coi là nguồn nguyên liêu của tiến hoá ? 
5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	............................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc