Giáo án Sinh học 12 - Tiết 17 - Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
GV: Có thể khái quát cấu trúc di truyền của một quần thể ở trạng thái cân bằng như thế nào ?
GV: Trên cơ sở bài tập, công thức tổng quát trên, hãy cho biết trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là gì ?
Ngày soạn: 02/10/2013 Ngày giảng: ......................... 12a1; ......................... 12a2…………………..12a3 Tiết 17: Bài 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Nêu được các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối - Trình bày được nội dung , ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Van bec - Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học , tính toán cấu trúc kiểu genecủa quần thể ,tần số tương đối của các allele 2. Kỹ năng - Năng lực làm việc theo nhóm. - Khái quát được nội dung cơ bản của bài. - Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. B.PHƯƠNG PHÁP - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. C. PHƯƠNG TIỆN - Hình 17 SGK D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: -Thế nào là quần thể ? Vốn gene của quần thể là gì ? -Quần thể tự thụ phấn với quần thể giao phối giống và khác nhau như thế nào ? 3. Bài mới: GV đặt vấn đề: Có phải quần thể nào cũng là quần thể tự phối không ? Quần thể giao phối là gì ? Nó có cấu trúc di truyền như thế nào ? Khác gì với quần thể tự phối, tự thụ ? HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối GV: Hãy nên các dấu hiệu cơ bản của quần thể được thể hiện trong định nghĩa quần thể GV: Quần thể ngẫu phối là gì ? GV: Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền gì nổi bật ? Ý nghĩa ? HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối GV: N/c, hoàn thành bài tập sau: GV: Thế hệ xuất phát có cấu trúc như thế nào ? GV: Thế hệ xuất phát cho mấy loại giao tử và tỉ lệ của mỗi loại giao tử ? GV: Thế hệ thứ 2 có cấu trúc như thế nào ? GV: Vậy em có nhận xét gì ? GV: Có thể khái quát cấu trúc di truyền của một quần thể ở trạng thái cân bằng như thế nào ? GV: Trên cơ sở bài tập, công thức tổng quát trên, hãy cho biết trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là gì ? GV: Có phải quần thể ngẫu phối nào cũng xảy ra hiện tượng trên ? Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy-Weinberg là gì ? Tích hợp môi trường: Duy trì sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững. III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 1.Khái niệm: a.VD: b.Định nghĩa: - Là quần thể trong đó các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên và cách ly sinh sản nhất định giữa các cá thể lân cận thuộc loài đó. c.Đặc điểm di truyền: - Tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT (Biến dị tổ hợp) → nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. - Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể. 2.Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể (Định luật Hardy – Weinberg) a.Bài toán : Trong quần thể ngẫu phối, xét 1 gene gồm 2 allele. Quần thể có cấu trúc: 200AA: 300Aa: 500aa Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ n ? Hướng dẫn: *Thế hệ thứ nhất có cấu trúc: 200AA: 300Aa: 500aa →Cho 2 loại giao tử: fA=(200+300/2)/1000=0,35A và fa=(500+300/2)/1000=0,65a *Thế hệ thứ 2 có cấu trúc: 0,352AA + 2.0,35.0,65Aa + 0,652aa →Cho 2 loại giao tử: fA=0,35A và fa=0,65a Kết luận: Tần số allele và thành phần KG không đổi qua các thế hệ. → Công thức tống quát về thành phần KG : p2AA + 2pqAa + q2aa (0<p,q<1 ; p+q=1) b.Nội dung: Trong những điều kiện nhất định, trong lòng một quần thể ngẫu phối, tần số tương đối của các allele của mỗi gene có xu hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. VD: Với một gene gồm 2 allele : p2 + 2pq +q2 =1 c.Điều kiện nghiệm đúng: -Kích thước lớn. -Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên với nhau. -Các cá thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên) -Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch. -Không có sự di - nhập gen 4.Củng cố: Giải thích các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy-Weinberg ? Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000, giả sử quần thể này cân bằng di truyền a) Hãy tính tần số các allele và thành phần các kiểu genecua quần thể, biết rằng bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên NST thường quy định. b) Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con bị bạch tạng. 5.Hướng dẫn về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 17.doc