Giáo án Sinh học 12 - Chương 2

I. Mục tiêu:

Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.

II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:

Phương tiện: Hình 32.SGK

Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Mở đầu, vào bài: Sự sống bắt đầu từ đâu?

2.Dẫn HS vào bài mới:

 Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Chương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Hình 32.SGK
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: Sự sống bắt đầu từ đâu?
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc phần dẫn, rút ra nội dung.
▲ Cho HS đọc mục I, thảo luận, trả lời các câu hỏi:
 -Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết tiến hóa cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được xuất hiện như thế nào? Họ đã làm thí nghiệm để chứng minh như thế nào? Thu được kết quả gì?
 -Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ, họ đã làm thí nghiệm gì? Từ đó hình dung quá trình hình thành và tiến hóa của các đại phân tử hữu cơ ra sau?
 -Cơ chế tự nhân đôi diễn ra như thế nào? AND hay ARN tiến hóa trước? Tại sao? Sự xuất hiện enzim đóng vai trò gì trong phiên mã và dịch mã? Chọn lọc tự nhiên trên cơ chế phiên mã và dịc mã như thế nào?
▲ Cho HS đọc mục II, trả lời các câu hỏi:
 -Tế bào sơ khai được tạo ra như thế nào? Loại tế bào sơ khai nào đuợc CLTN giữ lại và nhân rộng?
 -Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra được các hạt lipôxôm và các hạt côaexec va như thế nào? 
 -Tiến hóa sinh học bắt đầu khi nào? diễn biến ra sao?
∆ Đọc phần dẫn, nêu ND.
∆Đọc mục I, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
∆ Đọc mục II, trả lời các câu hỏi.
 Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất đã chia thành các giai đoạn:
 - Tiến hóa hóa học: hình thành và tiến hóa của các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
 - Tiến hóa tiền sinh học: hình thành và tiến hóa của các tế bào sơ khai tạo nên các tế bào sống đầu tiên.
 - Tiến hóa sinh học: tiến hóa từ các tế bào sống đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật ngày nay.
I. Tiến hóa hóa học
1. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ 
 - Theo Ôparin và Haldane đã độc lập nhau cùng đưa ra giả thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được xuất hiện bằng con đường hóa tổng hợp từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa… 
 - Năm 1953, ông Miller và Uray làm thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết của Ôparin (Nga) và Haldane: Tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của trái đất nguyên thủy trong bình thuỷ tinh. Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần lễ. Kết quả các ông đã thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axít amin. Các nhà khoa học khác cũng đã làm các thí nghiệm tương tự và thu được các kết quả khác nhau.
 2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
 Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ, ông Fox và các cộng sự vào năm 1950 đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ từ 150 - 180oC và đã tạo ra được các chuỗi peptit ngắn (gọi là prôtêin nhiệt). 
 Þ Có thể hình dung quá trình hình thành và tiến hóa của các đại phân tử hữu cơ như sau: Các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thủy không có ôxi (hoặc rất ít ôxi) dưới tác động của các nguồn năng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại,… một số chất vô cơ kết hợp lại tạo ra các chất hữu cơ đơn giản như axit amin, nuclêôtit, đường đơn, axit béo. Trong những điều kiện nhất định, các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử.
 Các đơn phân nuclêôtit được trùng phân tạo ra vật chất di truyền đầu tiên là ARN.
 3. Sự xuất hiện cơ chế tự nhân đôi
 -Có một số bằng chứng khoa học chứng minh ARN có khả năng nhân đôi mà không cần enzim/prôtêin ® ARN tiến hóa trước ADN. 
 - ARN có khả năng tự nhân đôi, CLTN sẽ chọn các phân tử ARN có khả năng tự sao tốt, có hoạt tính enzim tốt làm vật chất di truyền. Nhờ có enzim Từ ARN tổng hợp được ADN. ADN xuất hiện thay thế ARN trong việc lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế bào, ARN làm nhiệm vụ dịch mã. 
 - Các axít amin liên kết yếu với các nuclêôtit trên ARN, ARN là khuôn để các axit amin liên kết nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit ngắn, một số chuỗi pôlipeptit ngắn có được hoạt tính enzim xúc tác cho quá trình dịch mã hoặc phiên mã ® tiến hóa nhanh hơn.
 CLTN ® chọn lọc ra các hợp chất hữu cơ có thể phối hợp với nhau ® cơ chế nhân đôi và dịch mã (nhờ chúng được bao bọc bởi màng bán thấm cách li với môi trường ngoài). 
II. Tiến hóa tiền sinh học
 - Các đại phân tử: lipit, protit, a. nucleic … trong nước, nhờ đặc tính kị nước của các phân tử lipit ® lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ ® các giọt nhỏ li ti khác nhau. Các giọt này chịu sự tác động của CLTN sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai. 
 - Các tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp sẽ được giữ lại và nhân rộng. 
 - Bằng thực nghiệm các nhà khoa học cũng đã tạo được các giọt gọi là lipôxôm khi cho lipit vào trong nước cùng với một số các chất hữu cơ khác nhau nhờ lipit đã tạo nên lớp màng bao lấy các hợp chất hữu cơ khác. Một số lipôxôm cũng đã biểu hiện một số đặc tính sơ khai của sự sống như phân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Ngoài ra các nhà khoa học cũng tạo được các giọt keo côaxecva có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc ổn định trong dung dịch.
III.Tiến hóa sinh học
 - Sau khi các tế bào nguyên thuỷ được hình thành, dưới tác động của các nhân tố tiến hoá đã tạo ra các cơ thể đa đơn bào đơn giản - tế bào nhân sơ (cách đây 3,5 tỉ năm), đến các cơ thể đơn bào hòan thiện hơn, rồi xuất hiện các cơ thể đơn bào nhân thực (cách đây 1,5 – 1,7 tỉ năm), sau đó là cơ thể đa bào nhân thực (cách đây 670 triệu năm).
 -Sự tiến hóa tiếp diễn đến ngày nay đã tạo ra tòan bộ sinh giới hiện nay.
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Trả lời các câu hỏi SGK.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	Học bài theo câu hỏi SGK.
	Xem trước bài 33.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT 
I. Mục tiêu:
Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền cambri, đại Cổ sinh, đại trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và động vật.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Bảng 33 
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Khi nào khủng long xuất hiện và bị tiêu diệt? tại sao bị tiêu diệt?
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲Cho HS đọc mục I, làm rõ ND.
▲Cho HS đọc mục I, trả lời các câu hỏi:
 -Hiện tượng trôi dạt lục địa là gì?
 -Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất kéo theo hệ lụy gì?
 -Người ta chia lịch sử phát triển thành những giai đoạn nào?
 -HD HS ghi nhận thông tin về các đại địa chất và SV tương ứng.
∆ Đọc mục I, làm rõ ND.
∆ Đọc mục I, trả lời các câu hỏi:
I. Hoá thạch và vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu sự phát triển của sinh giới
1. Hoá thạch là gì?
 Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất như các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,...
2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
 - Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới. Bằng phương pháp xác định tuổi của các hoá thạch trình tự thời gian xuất hiện và mối liên hệ họ hàng giữa các loài.
 - Xác định tuổi của hoá thạch nhờ phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ của 14C (có chu kì bán rã khoảng 5700 năm) hoặc 238U (có chu kì bán rã khỏang 4,5 tỉ năm).
II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa
 - Là hiện tượng các phiến kiến tạo nên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
 -Theo các nhà khoa học cách đây 250 triệu năm các lục địa còn liên kết với nhau thành một siêu lục địa Pangaea; cách nay 180 triệu năm Pangaea tách ra thành Lục địa Bắc (Laurasia) và lục địa Nam (Gondwana), các lục địa này tiếp tục tách ra và nhập vào cuối cùng phân tách thành các lục địa như ngày nay. Hiện nay các các lục địa vẫn đang trôi dạt.
 - Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.
 2. Sinh vật trong các đại địa chất
 - Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất, và các hoá thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của trái đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. 
 - Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ (các đại thường có những đặc điểm riêng về sự phát triển của sinh giới; VD: đại trung sinh còn gọi là kỉ nguyên của bò sát/khủng long. Các kỉ thường mang tên của loại đá biển điển hình cho lớp đất đá thuộc kỉ đó; VD: Kỉ Cacbon/than đá, kỉ Krêta/phấn trắng hoặc tên của địa phương lần đầu tiên người ta nghiên cứu hóa thạch; VD: kỉ Đêvôn, kỉ Jura). Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót.
 -Các đại địa chất và các SV tương ứng (bảng 33. trang 142 SGK).
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Trả lời các câu hỏi SGK.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	Học bài theo câu hỏi SGK.
	Xem trước bài 33.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI 
I. Mục tiêu:
- Giải thích được nguồn góc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được đặc điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng vượn người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Bảng 34; hình 34.1, 34.2
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài:
Khi nào xuất hiện loài người? Nguồn gốc loài người?
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Giới thiệu phần dẫn.
Làm rõ:
 Tiến hóa sinh học 
 Tiến hoá văn hóa 
▲Cho HS nghiên cứu SGK, hỏi:
 Những loài nào có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người nhất? dựa trên những bằng chứng nào?
▲Cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
 -Vượn người ngày nay có phải là tổ tiên của loài người hay không?
 -Hiện nay đã biết ít nhất mấy loài thuộc chi Homo? Gồm những loài nào?
 -Giả thuyết “Ra đi từ châu Phi” là gì? Những bằng chứng mới nào củng cố vững chắc thêm giả thuyết này?
▲Cho HS nghiên cứu SGK, hỏi:
 -Người hiện đại có những đặc điểm nổi bật gì?
 -Nêu tầm quan trọng của các quá trình tiến hóa (sinh học và văn hóa) trong các giai đoạn phát triển của loài người.
 -Nêu các cột mốc tiến hóa văn hóa đáng chú ý.
 -Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của xã hội loài người.
∆ Đọc SGK.
∆ Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
∆ Nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
 -Không. Vượn người ngày nay và loài người là các nhánh tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 
 -Ít nhất 8 loài (Hình 34.2).
-… . 
 Nghiên cứu về ADN, ti thể, NST Y và nhiều hóa thạch mới. 
∆ Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
 -Tiến hóa sinh học quan trọng trong giai đọan tiến hóa từ vượn người hóa thạch đến người tố cổ, giai đọan sau tiến hóa xã hội đóng vai trò quan trọng.
 Từ ở trần, sống lang thang ® có áo quần, có lều trại.
 Từ hợp tác hái lượm ® biết trồng trọt, chăn nuôi ® xuất hiện làng mạc, đô thị… 
 Quá trình tiến hóa của loài người gồm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn tiến hoá hình thành nên loài người hiện đại (Homo sapiens) và giai đoạn tiến hoá của loài người từ khi hình thành cho đến nay.
I.  Quá trình phát sinh loài người hiện đại
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
 Ngày nay, khoa học không ngừng thu thập bằng chứng nguồn gốc của loài người hiện đại. Không những thế còn chứng minh được loài nào trong số các loài sinh vật đang tồn tại có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người.
 Từ những nghiên cứu về hệ thống học sinh học kết hợp với các nghiên cứu về cổ sinh vật học giúp vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người đồng thời có thể chỉ ra đặc điểm nào trên cơ thể con người hình thành trước, đặc điểm nào mới xuất hiện trong quá trình tiến hóa.
 VD: (bảng cuối bài)
 Ngoài các đặc điểm chung về hình thái, giải phẩu cũng như sinh lí, người và các loài vượn hiện nay còn nhiều đặc điểm chung về ADN và prôtêin. (Bảng 34.SGK)
 Dựa trên mức độ tương đồng về nhiều đặc điểm, các nhà khoa học đã thiết lập mối quan hệ họ hàng giữa người với một số loài vượn (hình 34.1 SGK)
2. Các dạng người hoá thạch và quá trình hình thành loài người
 -Các bằng chứng hóa thạch và ADN giúp các nhà khoa học xác định người và các loài vượn người hiện nay chỉ mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung cách nay khoảng 5-7 triệu năm. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong đó có một nhánh tiến hóa hình thành nên chi Homo với trình tự xuất hiện một số loài như sau:
 + Homo habilis (người khéo léo: sống cách đây gần 2 triệu năm, có bộ não khá phát triển (575cm3); biết sử dụng công cụ bằng đá. 
 + Homo erectus (người đứng thẳng): hình thành cách đây khoảng 1,8 triệu năm, tuyệt chủng cách đây khoảng 200.000 năm. 
 + Homo sapiens (loài người hiện đại): Nhiều nhà khoa học cho rằng từ H.erectus đã hình thành nên loài người hiện đại (Homo sapiens) và nhiều loài khác nhưng hiện nay chỉ có loài người hiện đại tồn tại và phát triển, còn các loài khác đã bị diệt vong. 
 Có hai giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người. Trong đó giả thuyết “Ra đi từ châu Phi” được nhiều người ủng hộ. Theo giả thuyết này, loài người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác.
II. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa
 -Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: 
 + Bộ não phát triển.
 + Cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói.
 + Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ lao động...
 -Có được khả năng tiến hóa văn hóa. Thông qua tiếng nói và chữ viết con người dạy nhau cách sáng tạo công cụ để tồn tại và phát triển. 
 -Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.
Thời gian xuất hiện một số đặc điểm của người
Đặc điểm 
Thời gian xuất hiện
Tổ tiên loài người
Động vật ngày nay
Tay 5 ngón
Có cằm
Khoảng 300 triệu năm
Khoảng 5 triệu năm
Có
Có
Vượn người đều có
Vượn người không có
(kể cả tinh tinh)
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Trả lời các câu hỏi SGK.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	Học bài theo câu hỏi SGK.
	Xem trước chương mới.
Người soạn: Thái Minh Tam
GV trường THPT Mỹ Hương – Sóc Trăng

File đính kèm:

  • docGA Sinh 12 P6 Chuong 2.doc