Giáo án Sinh học 12 - Bài 8: Quang hợp ở thực vật
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Ở phần sinh học 10 các em đã được học về quá trình quang hợp diễn ra ở diệp lục. Nhưng đó chỉ là ở cấp độ tế bào, trong bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về quá trình quang hợp ở cấp độ cơ thể, đó là quá trình quang hợp diễn ra ở cây xanh.
BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Phát biểu được khái niệm và nêu rõ vai trò quang hợp của thực vật. - Trình bày được hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp. - Nêu được các sắc tố quang hợp và vai trò của hệ sắc tố quang hợp. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung. - Kĩ năng làm việc độc lập với SGK 3. Thái độ - Biết cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xung quanh môi trường sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Phương pháp Phương pháp vấn đáp – tìm tòi bộ phận Phương pháp quan sát Phương tiện Hình 8.1, 8.2, 8.3 SGK Chuẩn bị của học sinh Đọc bài trước ở nhà Sách giáo khoa III. Tiến trình bài dạy Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Ở phần sinh học 10 các em đã được học về quá trình quang hợp diễn ra ở diệp lục. Nhưng đó chỉ là ở cấp độ tế bào, trong bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về quá trình quang hợp ở cấp độ cơ thể, đó là quá trình quang hợp diễn ra ở cây xanh. HOẠT ĐỘNG 1: I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học -Quan sát hình 8.1 và đọc SGK trang 36 ? Cho biết Quang hợp là gì? ? Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình Quang hợp ? Nghiên cứu mục I.2 và cho biết vai trò của quang hợp ở Thực vật. Quan sát, đọc sách và trả lời. HS trả lời: HS trả lời: HS trả lời: I. Khái quát về quang hợp ở thực vật: 1. Quang hợp là gì? - Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. -Phương trình: asmt 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2. 2. Vai trò của quang hợp: - Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên Trái Đất. - Biến đổi và tích luỹ năng lượng. -Hấp thụ khí CO2 và thải khí O2 giúp điều hòa không khí. HOẠT ĐỘNG 2: II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học -Quan sát hình 8.2 ? Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng Quang hợp như thế nào Quan sát hình 8.3/37 SGK và kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10. ? Nêu đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp? ? Nêu các sắc tố tham gia vào quá trình quang hợp. ? Nêu vai trò của hệ sắc tố quang hợp. Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời. HS trả lời: Quan sát hình, nhớ lại kiến thức cũ. HS trả lời: HS đọc thông tin ở mục II.3/38 SGK và trả lời. HS trả lời: II. Lá là cơ quan quang hợp: 1. Hình thái giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp: - Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. - Biểu bì mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 vào bên trong lá đến lục lạp. - Lá thực vật C3, thực vật CAM có các tế bào mô giậu chứa lục lạp, lá thực vật C4 có các tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch chứa lục lạp. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp: - Cấu tạo lục lạp gồm 2 lớp màng (trong, ngoài), grana và strôma. - Hạt grana: gồm các tilacôit xếp chồng lên nhau, trên màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp. - Chất nền: chứa nhiều enzim đồng hoá CO2. 3.Hệ sắc tố quang hợp a) Các nhóm sắc tố quang hợp: *Nhóm sắc tố chính: - Diệp lục: diệp lục a và diệp b làm lá có màu xanh. *Nhóm sắc tố phụ: - Carôtenôit gồm carôten và Xantophyl làm lá, quá, củ có màu đỏ, da cam, vàng. b) Vai trò: - Hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ được cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng (P680 và P700) theo sơ đồ : Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. - Diệp lục a ở trung tâm phản ứng trực tiếp chuyển quang năng → hoá năng trong ATP và NADPH. IV. Củng cố và dặn dò Củng cố - Nêu vai trò của quang hợp? Nêu cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp? - Có những nhóm sắc tố quang hợp nào? Vai trò của hệ sắc tố. 2. Dặn dò - Trả lời câu hỏi ở SGK trang 39, đọc mục “Em có biết”. -Xem trước bài QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, CAM.
File đính kèm:
- Bai 8 Quang hop o thuc vat.docx