Giáo án Sinh học 12 - Bài 42: Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới

- Ổn định lớp

- Kiểm tra bài cũ

o Phân tích vai trò của điều kiện địa lí, cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua 1ví dụ cụ thể.

o Nêu đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái, cho ví dụ minh hoạ. Vì sao phương thức này thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa?

o Nêu cơ chế hình thành loài bằng đột biến lớn.

o Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hoá, các cơ chế cách li đối với quá trình này.

- Bài mới: Quá trình tiến hoá của sinh giới được chia thành tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn, từ đầu chương đến giờ chúng ta đã tìm hiểu về tiến hoá nhỏ và hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quá trình tiến hoá lớn qua bài 42 NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA SINH GIỚI

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Bài 42: Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	GV: Trần Thanh Lâm
Tiết:	Ngày soạn: 15/01/2009
BÀI 42 – NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU HƯỚNG
TIẾN HOÁ CỦA SINH GIỚI
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được nguyên nhân, cơ chế và kết quả của phân li tính trạng (PLTT), từ đó có kết luận gì về nguồn gốc của các loài.
- Phân biệt được đồng quy tính trạng với phân li tính trạng.
- Nêu được các hướng tiến hoá chung của sinh giới. Giải thích được hiện tượng ngày nay vẫn tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm có tổ chức cao.
- Nêu được các hướng tiến hóa của các nhóm loài. Giải thích được hiện tượng các nhóm sinh vật có nhịp điệu tiến hoá không đều.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Phân tích vai trò của điều kiện địa lí, cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua 1ví dụ cụ thể.
Nêu đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái, cho ví dụ minh hoạ. Vì sao phương thức này thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa?
Nêu cơ chế hình thành loài bằng đột biến lớn.
Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hoá, các cơ chế cách li đối với quá trình này.
Bài mới: Quá trình tiến hoá của sinh giới được chia thành tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn, từ đầu chương đến giờ chúng ta đã tìm hiểu về tiến hoá nhỏ và hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quá trình tiến hoá lớn qua bài 42 NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA SINH GIỚI
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HS đọc thông tin trong sgk và trả lời câu lệnh
à những thông tin trên đề cập đến PLTT.
PLTT là gì?
Vì sao các loài có quan hệ họ hàng tồn tại trong cùng thời gian lại khác biệt về mặt hình thái, di truyền?
à Các dạng trung gian kém thích nghi đã bị đào thải, do đó ranh giới giữa các loài rõ ràng.
Phân tích sơ đồ PLTT hình 42
Số loài, số chi, số họ, số lớp?
Vậy đây chỉ là 1đoạn ngắn trong lịch sử tiến hoá rất dài của sinh giới.
Suy rộng ra, chúng ta có kết luận gì?
Ngoài quá trình PLTT, thì tiến hoá còn diễn ra theo con đường nào khác không?
PLTT và ĐQTT, con đường nào là chủ yếu?
Sinh giới tiến hoá theo chiều hướng nào?
Các chiều hướng tiến hoá được giải thích bằng tác động của CLTN như thế nào?
- CLTN đã tiến hành theo con đường PLTT nên sinh giới đã tiến hoá theo hướng ngày càng đa dạng
- CLTN chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản.
- Dưới tác dụng của CLTN, những dạng thích nghi hơn sẽ thay thế những dạng kém thích nghi
HS trả lời câu lệnh trong SGK.
Ví dụ: Cá lưỡng tiêm là dạng hoá thạch sống
Các loài sống kí sinh là dạng đơn giản hoá tổ chức để thích nghi với hoàn cảnh sống đặc biệt.
Lịch sử phát triển của sinh giới diễn ra theo những hướng nào? Mô tả dấu hiệu của từng hướng tiến hoá.
 Cho ví dụ ở mỗi hướng tiến hoá.
Ngoài 2hướng chính đó thì sinh giới còn có hướng tiến hoá nào nữa?
à Hướng kiên định sinh học: Duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng mà cũng không giảm.
Ví dụ: Sam vẫn giữ nguyên hình như lúc sinh ra ở kỉ Xilua cách đây 400 triệu năm.
I. PHÂN LI TÍNH TRẠNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM PHÂN LOẠI
Trong cùng 1nhóm đối tượng, CLTN có thể tích luỹ biến dị theo những hướng khác nhau và đào thải những dạng trung gian kém thích nghi dẫn đến sự PLTT.
Theo con đường PLTT, qua thời gian rất dài, một loài gốc phân hoá thành những nòi khác nhau rồi những loài khác nhau.
à Toàn bộ sinh vật đa dạng phong phú ngày nay có một nguồn gốc chung.
CLTN diễn ra theo cùng một hướng, trên một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau đưa đến sự đồng quy tính trạng.
II. CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CHUNG CỦA SINH GIỚI
1. Ngày càng đa dạng phong phú:
CLTN đã tiến hành theo con đường PLTT nên sinh giới đã tiến hoá theo hướng ngày càng đa dạng
2. Tổ chức ngày càng cao:
CLTN chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản.
3. Thích nghi ngày càng hợp lí
Dưới tác dụng của CLTN, những dạng thích nghi hơn sẽ thay thế những dạng kém thích nghi, do đó sinh giới đã tiến hoá theo hướng thích nghi ngày càng hoàn thiện.
Trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn tồn tại phát triển.
III. CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA TỪNG NHÓM LOÀI
Lịch sử phát triển của sinh giới diễn ra theo 2 hướng sau:
Tiến bộ sinh học
Thoái bộ sinh học
Dấu
hiệu
-Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót cao
- Khu phân bố mở rộng và liên tục
-Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú.
Ví dụ: SGK.
-Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót thấp
- Khu phân bố ngày càng hẹp và gián đoạn
-Nội bộ ít phân hoá, 1số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng diệt vong
Ví dụ: SGK.
Củng cố: 
Trình bày nguyên nhân, cơ chế và kết quả của PLTT, từ đó có kết luận gì về nguồn gốc chung của các loài?
Phân biệt đồng quy tính trạng với PLTT.
Các hướng tiến hoá chung của sinh giới.
Dặn dò: Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK và xem trước bài sau.

File đính kèm:

  • docBai 42 SH 12NC.doc
Giáo án liên quan