Giáo án Sinh học 12 - Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Nguyên nhân của diễn thế sinh thái:
*Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi điều kiện tự nhiên, khí hậu, gây chết hàng loạt sinh vật.
*Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.
*Hoạt động khai thác tài nguyên của con người như: đốt rừng, san lấp hồ ao, xây đập ngăn sông là nguyên nhân làm biến đổi nhiều khi dẫn tới suy thoái quần xã sinh vật.
Tuần: .... Ngày soạn: ............................ Tiết: ...... Ngày dạy: ….......................... Bài 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. Mục tiêu: - Định nghĩa được khái niệm quần xã. - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. - Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt, con mồi và vật chủ - vật kí sinh). II/ Phương tiện - phương pháp dạy học: Phương tiện: Hình 40.1-40.4; bảng 40. Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. III/ Tiến trình bài dạy: 1. Mở đầu, vào bài: GV giới thiệu sơ lược nội dung bài học. 2.Dẫn HS vào bài mới: Dẫn HS vào bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức ▲ Cho HS đọc mục I. SGK, nêu khái niệm quần xã. ▲ Cho HS đọc mục II. trả lời câu hỏi: -Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị biểu thị điều gì? -Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng? -Nêu các cách phân bố các loài trong quần xã. ▲ Cho HS đọc mục III. trả lời câu hỏi: -Nêu các mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã, mỗi loại cho 1 VD. -Nêu các mối quan hệ đối địch trong quần xã, mỗi loại cho 1 VD. -Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Vận dụng vào sản xuất nông nghiệp như thế nào? ∆ Đọc mục I. SGK, nêu khái niệm quần xã. ∆ Đọc mục II. SGK, trả lời câu hỏi. ∆ Đọc mục II. SGK, trả lời câu hỏi. I. Khái niệm quần xã sinh vật - Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. - Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: - Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. - Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động của chúng. VD: TV có hạt ư thế trong các quần xã trên cạn. - Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hản các lòai khác. VD: cá cóc trong rừng nhiệt đới tam đảo; cây cọ ở vùng đồi Phú Thọ. 2. Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã: - Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. - Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật. - Phân bố cá thể theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa. III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật 1. Các mối quan hệ sinh thái a. Quan hệ hỗ trợ: *Cộng sinh: Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi. VD: +Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và VK trong địa y. +VK cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu. + Cộng sinh giữa thực vật và động vật: + Hải công sinh với cua. *Hợp tác: Hai hay nhiều loài sống chung và tất cả cùng có lợi tuy nhiên, nhưng quan hệ không chặt chẽ như cộng sinh. VD: + Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng. + Hợp tác giữa chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu. *Hội sinh: Là quan hệ giữa hai loài sinh vật, một bên có lợi bên kia không có lợi cũng bị hại gì. VD: + Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng. + Hội sinh giữa cây phong lan và cây gỗ. b. Quan hệ đối kháng: *Cạnh tranh: Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở… VD: +Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật. +Cạnh tranh thức ăn của cú và chồn. *Kí sinh: Một loài sống nhờ (kí sinh) trên cơ thể của loài khác (vật chủ) để lấy chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. + Sinh vật kí sinh hoàn toàn: không có khả năng tự dưỡng. VD: chấy, rận, kí sinh trên cơ thể người và động vật. + Sinh vật nửa kí sinh: vừa lấy chất nuôi sống từ vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng. Ví dụ: cây tầm gởi sống bám trên thân cây khác. *Ức chế cảm nhiễm: Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài khác. Ví dụ: +Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị đầu độc... +Cây tỏi tiết chất gây ức chế họat động của vi sinh vật xung quanh. *Sinh vật ăn sinh vật khác: +Động vật ăn thực vật. VD: bò ăn cỏ. +Vật ăn thịt – con mồi. VD: hổ ăn thịt thỏ. +Thực vật bắt sâu bọ. VD: cây nắp ấm bắt ruồi. 2. Hiện tượng khống chế sinh học: - Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. - Trong nông nghiệp, sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài sinh vật gây hại hay dịch bệnh. VD: sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà. 3. Thực hành, luyện tập (củng cố): Trả lời các câu hỏi SGK. 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): Học bài theo câu hỏi SGK. Xem trước bài 41. Tuần: .... Ngày soạn: ............................ Tiết: ...... Ngày dạy: ….......................... Bài 41. DIỄN THẾ SINH THÁI I. Mục tiêu: Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng) và ý nghĩa của diễn thế sinh thái. II/ Phương tiện - phương pháp dạy học: Phương tiện: Hình 41.1-41.3; bảng 41. SGK. Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. III/ Tiến trình bài dạy: 1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề: Một khu rừng nguyên sinh bị tàn phá nghiêm trọng có khả năng phục hồi như lúc đầu không? 2.Dẫn HS vào bài mới: Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức ▲ Cho HS đọc mục I. SGK, nêu khái niệm diễn thế sinh thái. Phân tích làm rõ 2 VD. SGK. ▲ Cho HS đọc mục II. SGK, phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. ▲ Cho HS đọc mục III, IV. SGK, tìm hiểu nguyên nhân diễn thế sinh thái và đề xuất biện pháp khắc phục. ∆ Đọc mục I. SGK, nêu khái niệm và phân tích VD. ∆ Đọc mục II. SGK, phân biệt các loại diễn thế sinh thái. ∆ Đọc SGK, rút ra nội dung. I. Khái niệm về diễn thế sinh thái: - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. VD1: Biến đổi ở một vùng đất mới: Đất trống ® trảng cỏ ® cây bụi mọc xen cây gỗ ® rừng cây gỗ lớn nhiều tầng. VD2: Biến đổi ở một đầm nước nông: Đầm nước mới xây dựng ® các loài thủy sinh, tảo, thực vật có hoa nổi trên mặt nước, cua ốc, tôm cá, bò sát, lưỡng cư, thú ® đầm nước nông: sinh vật nổi, sinh vật tự bơi và động vật lớn giảm dần, thực vật tăng dần ® vùng đất trũng: cỏ, cây bụi xuất hiện ® rừng cây bụi và cây gỗ. II. Các loại diễn thế sinh thái: 1. Diễn thế nguyên sinh: Là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. + Giai đoạn tiên phong: các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình thành quần xã tiên phong. + Giai đoạn giữa: tiếp theo các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau. + Giai đoạn đỉnh cực: giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định. 2. Diễn thế thứ sinh: Là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người tới mức huỷ diệt quần xã ban đầu. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt. Giai đọan giuẵ gồm các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định. Tuy nhiên, thực tế thường gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp ® quần xã bị suy thoái. III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái: *Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi điều kiện tự nhiên, khí hậu, … gây chết hàng loạt sinh vật. *Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. *Hoạt động khai thác tài nguyên của con người như: đốt rừng, san lấp hồ ao, xây đập ngăn sông …là nguyên nhân làm biến đổi nhiều khi dẫn tới suy thoái quần xã sinh vật. IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái: - Hiểu được qui luật phát triển của quần xã sinh vật để có kế hoạch xây dựng, bảo vệ hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. 3. Thực hành, luyện tập (củng cố): Trả lời các câu hỏi SGK. 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): Học bài theo câu hỏi SGK. Xem trước chương III-bài 42. Người soạn: Thái Minh Tam GV trường THPT Mỹ Hương – Sóc Trăng
File đính kèm:
- GA Sinh 12Phan 7Chuong 2.doc