Giáo án Sinh học 12 - Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ GEN - Đặng Thị Minh Oanh

GV: Khái niệm công nghệ gen?

GV: Ngoài ADN nhiễm sắc thể còn tồn tại ADN Plasmid, vậy vai trò của nó trong công nghệ gen là gì?

GV: Trong chương trình công nghệ 10 chúng ta đã từng nghiên cứu về công nghệ gen, nhưng với tên gọi khác là gì?

 GV:(Treo tranh sơ đồ gen chuyển từ plasmid) Quan sát cho biết chuyển gen có mấy khâu chính?

 Thể truyền là gì ?

 Người ta sử dụng vật liệu gì để làm thể truyền?

 So sánh ADN NST và ADN Plasmid?

 Tại sao chuyển gen từ loại này sang loại khác phải cần thể truyền?

 Làm cách nào để có đúng đoạn gen cần thiết của tế bào cho để thực hiện chuyển gen?

 ADN tái tổ hợp là gì? Được tạo ra bằng cách nào?

 

docx4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ GEN - Đặng Thị Minh Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20: 
TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN	
Người soạn: Đặng Thị Minh Oanh
Lớp: 56A-Sinh
Mã số Sinh viên: 155D1402131011
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
Giải thích được các khái niệm cơ bản: Công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, thể truyền, Plasmid.
Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen.
Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, so sánh, khái quát tổng hợp.
Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3. Thái độ:
II. Phương pháp dạy học:
Hỏi đáp - tìm hiểu.
III. Chuẩn bị:
Hình 20.1, 20.2, 25.1, 25.2 SGK nâng cao.
Phiếu học tập.
IV. Trọng tâm bài giảng:
Kỹ thuật chuyển gen.
V. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Giải thích quá trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa ?
3. Bài mới.
	GV đặt vấn đề: Có thể lấy gen của loài này lắp vào hệ gen của loài khác được không? Vì sao? Bằng cách nào ?
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: 
Tìm hiểu công nghệ gen
GV: Khái niệm công nghệ gen?
GV: Ngoài ADN nhiễm sắc thể còn tồn tại ADN Plasmid, vậy vai trò của nó trong công nghệ gen là gì?
GV: Trong chương trình công nghệ 10 chúng ta đã từng nghiên cứu về công nghệ gen, nhưng với tên gọi khác là gì?
GV:(Treo tranh sơ đồ gen chuyển từ plasmid) Quan sát cho biết chuyển gen có mấy khâu chính?
Thể truyền là gì ?
Người ta sử dụng vật liệu gì để làm thể truyền?
So sánh ADN NST và ADN Plasmid?
Tại sao chuyển gen từ loại này sang loại khác phải cần thể truyền?
Làm cách nào để có đúng đoạn gen cần thiết của tế bào cho để thực hiện chuyển gen?
ADN tái tổ hợp là gì? Được tạo ra bằng cách nào?
GV: Khi đã có ADN tái tổ hợp, bằng cách nào đưa phân tử ADN vào tế bào nhận? Làm thế nào gen mới chuyển vào phát huy được tác dụng?
GV:(Nêu tình huống) Khi thực hiện bước 2 của kỹ thuật cấy gen, trong ống nghiệm có vô số vi khuẩn, 1 số có ADN tái tổ hợp xâm nhập vào, số khác lại không có → làm cách nào để tách được các tế bào có ADN tái tổ hợp với các tế bào không có ADN tái tổ hợp?
HOẠT ĐỘNG 2: 
Tìm hiểu ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen.
GV: Người ta có thể tạo ra chuột không sợ mèo → con chuột đó được gọi là động vật biến đổi gen.
Vậy thế nào là sinh vật biến đổi gen?
Có những cách nào để tạo ra sinh vật biến đổi gen?
Hoàn thành Phiếu học tập sau đây:
Đối tượng
ĐV
TV
VSV
Cách tiến hành
Thành tựu thu được
 *Tích hợp môi trường:
Tạo giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm.
VSV biến đổi gen làm sạch môi trường: phân hủy rác, các cống rãnh nước thải, các vết dầu loang trên biển.... được sử dụng trong xử lý ô nhiễm mỗi trường.
Có niềm tin vào khao học công nghệ sinh học.
I. CÔNG NGHỆ GEN
1. Khái niệm.
a. VD.
b. Định nghĩa.
Là quy trình tạo ra những tế bào sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
Ký thuật chuyển gen: Là kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác.
2. Các bước trong kỹ thuật chuyển gen.
a. Tạo ADN tái tổ hợp.
*Cách tiến hành:
Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
Xử lý bằng một loại enzim giới hạn để tạo ra cùng một loại đầu dính.
Dùng enzim nối để gắn chúng thành ADN tái tổ hợp.
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Dùng muối canxiclorua hoặc xung điện cao áp làm giãn màng sinh chất để ADN tái tổ hợp dễ đi qua.
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Chọn thể truyền có gen đánh dấu.
Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết ra được sản phẩm đánh dấu.
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN TRONG TẠO GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN.
1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen.
a. VD
b. Định nghĩa.
Là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.
c. Cách làm biến đổi hệ gen.
Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen của sinh vật.
Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen.
Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen.
4. Củng cố.
Thảo luận: Em hãy đề xuất phương hướng tạo ra một số cây trồng vật nuôi bằng các bước tiến hành kỹ thuật chuyển gen mà em cho là thiết thưc!
Ghi nhớ, các bước trong công nghệ chuyển gen!
Một số thuật ngữ : Transgenic plant: Thực vật chuyển gen.
	 Biolistic: Súng bắn gen.
5. Hướng dẫn về nhà.
	Hoàn thành câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm bài dạy.

File đính kèm:

  • docxBai_20_Tao_giong_nho_cong_nghe_gen.docx