Giáo án Sinh học 12 - Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp)

Quần thể phải có kích thước lớn

- Các cá thể trong qt phải giao phối 1 cách ngẫu nhiên.

- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (Không có chọn lọc tự nhiên).

- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.

- Quần thể phải kín (không có sự di - nhập gen).

 

docx5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3948 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 13/10/2014	Tiết ppct: 18	
	Ngày dạy: 15/10/2014	Tuần học: 09
BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tt)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối.
- Trình bày được nội dung, ý nghĩa lí luận và thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, khái quát hóa kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và hoạt động độc lập với SGK.
- Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học, tính toán cấu trúc kiểu gen của quần thể, tần số tương đối của các alen.
3. Thái độ: Theo tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học THPT, liên hệ:
- Mục III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối:
+ Sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
+ Bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
- Học bài cũ, làm bài tập 4 và đọc trước nội dung bài mới.
 III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Làm bài tập số 4/ 70
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết
3. Bài mới:
Mở bài: Bài hôm trước chúng ta đã tìm hiểu đặc trưng di truyền của quần thể tự phối. Vậy các quần thể ngẫu phối thì có đặc trưng gì? Một quần thể được gọi là cân bằng khi nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.
Tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể ngẫu phối.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
- QT là nhóm ct cùng loài trãi qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống với nhau trong 1 khoảng kgian xđịnh. Trong đó các ct giao phối tự do với nhau và được cách li với nhóm ct lân cận cùng thuộc loài đó.
- Quần thể ngẫu phối là gì?
- Hãy phát hiện những dấu hiệu cơ bản của quần thể ngẫu phối?
- Nhận xét gì đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối? 
 + 3 alen ® Kgen? 6; 4 alen ® ? 10
? Qua gphối ® có bao nhiêu tổ hợp gen? 
 n + = n+ = 
- GV cho hs phân tích ví dụ về sự đa dạng nhóm máu ở người.
* Hoạt động 2: tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối
- GV yêu cầu HS tham khảo SGK, cho biết: 
 + Trạng thái cân bằng của quần thể ngẫu phối được duy trì nhờ cơ chế nào?
- Dấu hiệu nhận biết qt đang ở trạng thái cân bằng DT?
? Mối quan hệ giữa p và q?
GV: Trạng thái cân bằng di truyền như trên còn được gọi là trạng thái cân bằng Hacđi – vanbec.
 → Tóm tắt nội dung của định luật?
Về phương diện tiến hoá, sự cân bằng của quần thể biểu hiện thông qua sự duy trì ổn định tần số tương đối các alen trong quần thể → giới thiệu cách tính tỉ lệ giao tử.
GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ/ SGK:
* Bài toán : 
Một quần thể xét 1 gen có 2 alen A, a. Tại thế hệ P: có 0,16 AA+0,48Aa+0,36aa=1. Chứng minh thành phần kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ .
- GV đặt câu hỏi hướng dẫn:
 + p được tính như thế nào? 
 + q được tính như thế nào?
Giải:
TL gtử sinh ra từ thế hệ xp P:
+ Gtử mang alen A: 0,16 + = 0,4
+ Gtử mang alen a : + 0,25 = 0,6
=> Tần số tương đối = 
- Sự tổ hợp tự do các giao tử của P tạo F1:
 ♂ ♀
0,4A
0,6a
0,4A
0,16AA
0,24Aa
0,6a
0,24Aa
0,36aa
=>F1: 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1
Tương tự ta thấy tần số tương đối của các alen ở các thế hệ tiếp theo vẫn không thay đổi và bằng: = =>F2...Fn vẫn không thay đổi
* Công thức tống quát về thành phần KG :
 A=p, a=q (p+q=1)
=> F1.....Fn= (pA+qa)2= p2AA+2pqAa+q2aa=1
- Hs đọc SGK thảo luận về điều kiện nghiệm đúng? Tại sao phải có điều kiện đó?
- GV nhận xét à củng cố, bổ sung kiến thức.
- Ý nghĩa của Định luật?
- GV tích hợp GDMT bằng các câu hỏi:
+ Từ nội dung của định luật hãy cho biết: tần số alen của quần thể thay đổi khi nào?
GV đặt vấn đề: Sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- Làm gì để bảo vệ sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên?
- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
- Dấu hiệu: 
 + Các cá thể trong quần thể thường xuyên ngẫu phối.
 + Mỗi quần thể trong tự nhiên được cách li ở một mức độ nhất định đối với các quần thể lân cận cùng loài.
- Đa hình về KG ® đa hình về KH.
- Mỗi QT có TPKG đặc trưng và ổn định.
- HS chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và ghi nhận kiến thức.
- Hs nêu được nhờ điều hoà mật độ quần thể
- nghĩa là tích các tần số tương đối của thể đồng trội và lặn bằng bình phương của một nữa tần số tương đối của thể dị hợp.
- HS tham khảo SGK trả lời.
- HS ghi nhận kiến thức
- HS chú ý theo dõi GV hướng dẫn, trả lời các câu hỏi:
 + số alen A có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen.
 + số alen a có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen.
- HS chú ý, lắng nghe, phản hồi và ghi nhận kiến thức.
- HS thảo luận, đại diện trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung. 
Yêu cầu nêu được: Điều kiện nghiệm đúng
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong qt phải giao phối 1 cách ngẫu nhiên.
- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau( ko có chọn lọc tự nhiên )
- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch 
- Quần thể phải kín (không có sự di - nhập gen).
-HS tham khảo SGK trả lời.
- HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời.
- HS vận dụng kiến thức thực tế và bài học trả lời. Yêu cầu nêu được: Bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững.
* Tiểu kết:
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
* Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
- Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể
- Đa hình về KG ® đa hình về KH.
- Mỗi QT có TPKG đặc trưng và ổn định. 
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
* Dấu hiệu : Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen ( thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau:
 p2 + 2pq + q2 = 1 
 (A=p, a=q ; p+q=1)
* Định luật Hacđi- Vanbec :
- Một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức :
 p2 + 2pq +q2 =1
* Điều kiện nghiệm đúng: (SGK)
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong qt phải giao phối 1 cách ngẫu nhiên.
- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (Không có chọn lọc tự nhiên).
- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
- Quần thể phải kín (không có sự di - nhập gen).
IV. Ý nghĩa của định luật:
- Phản ánh trạng thái cân bằng trong quần thể. 
- Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài. Có ý nghĩa trong tiến hóa.
- Cho phép xác định tần số các alen, các KG từ KH của quần thể à có ý nghĩa trong y học và chọn giống.
4. Củng cố: 
- GV củng cố bằng câu hỏi 1,2 SGK/ 73.
- Bài tập: Quần thể có tỉ lệ alen A/a= 0.8/0.2. Hãy viết cấu trúc của quần thể trên ở trạng thái cân bằng.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK.
- Ôn tập kiển thức từ bài 1 à bài 17 để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docxbai 17 cau truc di truyen cua quan the tt.docx
Giáo án liên quan