Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37 - Bài 35: Hoocmôn thực vật
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu đ¬ược khái niệm về hoocmôn thực vật.
- Kể ra được một số loại hoocmôn thực vật và trìnhbày được tác động đặc trưng của chúng tới đời sống thực vật.
- Mô tả được những ứng dụng của hoocmôn trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmon.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện được tư duy hệ thống,phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành đ¬ược kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Ngày soạn: 15/03/2013 Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3. Tiết 37: Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT. A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm về hoocmôn thực vật. - Kể ra được một số loại hoocmôn thực vật và trìnhbày được tác động đặc trưng của chúng tới đời sống thực vật. - Mô tả được những ứng dụng của hoocmôn trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmon. 2. Kĩ năng - Rèn luyện được tư duy hệ thống,phân tích sơ đồ để nắm khiến thức. - Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông B.PHƯƠNG PHÁP Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 SGK và phiếu học tập. Nội dung Auxin Gibêrelin Xitôkinnin Vị trí sinh ra Có nhiều ở Tác động sinh lý ở cấp độ tế bào Tác động sinh lý ở cấp độ cơ thể D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Sinh trưởng của thực vật là gì?Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp? Câu 2: Mô phân sinh là gì? Phân loại mô phân sinh và giải thích sự hình thành vòng năm ở thực vật thân gỗ? 3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Hoạt động I: Tìm hiểu: Khái niệm - Mục tiêu: Nêu được khái niệm, đặc điểm của Hoocmôn thực vật - Thời gian: 5 phút. - Đồ dùng dạy học: Hình 35 SGK - Cách tiến hành: +B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi : Hoocmôn thực vật là gì? Nêu đặc điểm của hoocmôn thực vật? +B2: HS trả lời các câu hỏi, giáo viên phân tích các ví dụ chứng minh. Hoạt động II: Tìm hiểu: Hoocmôn kích thích – Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Phân biệt các loại Hoocmôn kích thích ở thực vật. - Thời gian: 10 phút. - Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, H 35. SGK - Cách tiến hành: +B1: GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 35.1, 35.2, 35.3 thảo luận nhóm trả lời các câu lệnh SGK và hoàn thiện phiếu học tập: +B2:-HS Thảo luận nhóm trong thời gian 7 phút để hoàn thiện phiếu học tập. GV điều khiển các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng theo đáp án. +B3:-GV: Lấy 3 ví dụ và ứng dụng của hoocmôn thực vật trong nông nghiệp? +B4:- HS lấy ví dụ. I. Khái niệm. - Khái niệm: Hoocmôn thực vật là các chất hưu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. - Đặc điểm: + Được sinh ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. + Với nồng độ thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. + Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao. II. Hoocmôn kích thích. Theo nội dung đáp án phiếu học tập. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP. Nội dung Auxin Gibêrelin (GA) Xitôkinnin Vị trí sinh ra Đỉnh thân và cành Lá và rễ Có nhiều ở Chồi hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, tầng phân sinh bên đang hoạt động, nhị hoa. Lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, hạt và quả đang hình thành, lóng, cành đang sinh trưởng. Tác động sinh lý ở cấp độ tế bào Kích thích quá trình nguyên phân, sinh trưởng dãn dài của tế bào. Tăng số lần nguyên phân, sinh trưởng dãn dài của tế bào. Kích thích phân chia, chậm già hoá của tế bào. Tác động sinh lý ở cấp độ cơ thể Tham gia vào nhiều hoạt động như cảm ứng, kích thích nảy mầm, ra rễ phụ, ưu thế ngon. Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt, phân giải tinh bột. Kích thình hình thành chồi bên trong nuôi cây mô. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò – Nội dung Hoạt động III: Tìm hiểu: Hoocmôn ức chế - Mục tiêu: Phân biệt các loại Hoocmôn ức chế ở thực vật. - Thời gian: 8 phút. - Đồ dùng dạy học: H. 35.4 SGK - Cách tiến hành: +B1!:GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 35.4 SGk, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi : - Êtilen sinh ra ở đâu? Tốc độ sản sinh êtilen phụ thuộc vào yếu tố nào? - Nêu vai trò của êtilen? - Trả lời câu lệnh SGK? Tại sao khi giấm quả lại ủ kín? - AAB sinh ra ở đâu? Tích luỹ nhiều trong bộ phận nào? - AAB Có tác dụng gì? +B2:HS: Đọc SGK trả lời các câu hỏi. +B3:GV: Chính xác kiến thức. Hoạt động IV: Tìm hiểu: Tương quan hoocmôn thực vật . - Mục tiêu: Nêu được mối tương quan giữa các loại hoocmôn thực vật - Thời gian: 5 phút. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: +B1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm, trả lời: - Nêu mối tương quan giữu hoocmôn ức chế với hoocmôn sinh trưởng? Lấy ví dụ? - Nêu mối tương quan giưũa hoocmôn sinh trưởng với nhau? Lấy ví dụ? +B2: GV nhận xét, bổ sung. III. Hôcmôn ức chế. 1. Êtilen. - Được sinh ra ở hầu hết các bộ phận khác nhau của thực vật. - Tốc độ hình thành phụ thuộc vào: + Loại mô: Mô phân sinh, mắt, quả… + Giai đoạn phát triển: Có nhiều trong giai đoạn già. +Tác động của điều kiện: Nhiệt độ cao, ngập úng. - Vai trò thúc quả nhanh chín, rụng lá. 2. Axit abxixic ( AAB). - Được sinh ra ở lá, chóp rễ. - Có nhiều trong các cơ quan đang hoá già. - Tác dụng: ảnh hưởng đến sự ngủ, chín của hạt, đóng mở khí khổng, loại bỏ hiện tượng sinh con. IV. Tương quan hoocmôn thực vật. - Tương quan giưa hoocmôn kích thích với hoocmôn ức chế. VD: SGK. - Tương quan giữa hoocmôn kích thích với nhau. VD: SGK. 4. Củng cố: HS trả lời câu hỏi cuối bài. 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài và đọc trước bài mới. 6.Rút kinh nghiệm giờ dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 37.doc