Giáo án Sinh học 11 - Tiết 35: Kiểm tra 1 tiết
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh, từ đó phát hiện những kiến thức còn yếu để bổ sung.
- Hoàn thành chương trình học kì I theo đúng phân phối trương trình.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và trình bày.
- Rèn luyện khả năng làm bài trắc nghiệm.
B.PHƯƠNG PHÁP
Ngày soạn: 05/03/2013 Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3. Tiết 35: KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: Đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh, từ đó phát hiện những kiến thức còn yếu để bổ sung. Hoàn thành chương trình học kì I theo đúng phân phối trương trình. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và trình bày. Rèn luyện khả năng làm bài trắc nghiệm. B.PHƯƠNG PHÁP - Sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan, kết hợp tự luận thời gian làm bài 45 phút. C. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA STT Nội dung chính Đọc hiểu Thông hiểu Vận dụng Điểm TL TN TL TN TL TN 1 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật 0 0 0 0 0 0 0 2 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở Động vật 02 03 05 câu 1,25 điểm 3 Cảm ứng ở thực vật 01 01 02 câu 0,5 điểm 4 Cảm ứng ở Động vật 0 01 01 02 01 01 TN: 05 câu 1,25 điểm TL: 2 câu 7 điểm D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Đề kiểm tra học kì I. 2. Đáp án - Thang điểm phần trắc nghiệm I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ). Câu Đáp án Thang điểm Câu Đáp án Thang điểm 01 a 0,2 06 b 0,2 02 c 0,2 07 a 0,2 03 c 0,2 08 d 0,2 04 b 0,2 09 a 0,2 05 c 0,2 10 b 0,2 3. Tự luận. ( 8 điểm). Câu Đáp án Điểm TP Điểm Tổng 01 Tập tính bảm sinh - Sinh ra đã có. - Mang tính di truyền. - Đặc trưng cho loài. - Cơ sở thần kinh: là các phản xạ không điều kiện Tập tính học được - Thông qua học tập và rút kinh nghiệm. - Không bền vững - Các phản xạ có điều kiện. 0,5 0,5 0,5 0,5 2.0 Ví dụ về các loại tập tính ở động vật - Tập tính kiếm ăn. - Tập tính sinh sản. - Tập tính di cư. - Tập tính bảo vệ lãnh thổ 0,25 0,25 0,5 0,5 1,5 ứng dung: - Giải trí. - Nông nghiệp. - An ninh quốc phòng 0,25 0,25 0,5 1 02 Khái niệm. Cơ chế hình thành: + Giai đoạn 1: + Giai đoạn 2: + Giai đoạn 3: 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2,5 Lan truyền xung thần kinh: 0,5 0,25 0,25 1 Không có bao Miêlin Đặc điểm cấu tạo. Cơ chế lan truyền. Tốc độ lan truyền Có bao Miêlin Đặc điểm cấu tạo. Cơ chế lan truyền. Tốc độ lan truyền E. ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC I.Phần trắc nghiệm 1.Cây có tính hướng sáng là do. A. Các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía được chiếu sáng. B. Các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn các tế bào phía được chiếu sáng. C. Các tế bào hai phía có tốc độ sinh trưởng như nhau. D. Ánh sáng tạo ra lực hút ngọn cây về phía mình. 2. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Rễ có tính hướng trọng lực dương và thân có tính hướng trọng lực âm. B. Rễ có tính hướng hoá dương với các loại chất độc và hướng hoá âm với các chất dinh dưỡng. C. Thân có tính hướng sáng âm, rễ có tính hướng sáng dương. D. A và C. 3. Những dây leo trong rừng nhiệt đới quấn quanh những thân cây gỗ để leo lên cao là kết quả của: A. Tính hướng sáng. B. Tính hướng tiếp xúc. C. Tính hướng trọng lực âm. D. A, B và C. 4. Những sinh vật có hệ tuần hoàn kép có: A. Tim một ngăn, 1 vòng tuần hoàn. B. Tim 4 ngăn 2 vòng tuần hoàn. C. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. D. Tim 1 ngăn. 5. Ở động vật: hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng phụ thuộc vào: A. Khối lượng, kích thước cơ thể. B. Loài động vật. C. Mức độ tiến hoá của tổ chức thần kinh. D. A và C. 6. Cảm ứng ở động vật đơn bào là đơn giản nhất trong các loài động vật là do: A. Cơ thể chúng rất nhỏ bé. B. Chúng chưa có tổ chức thần kinh. C. Chúng ít tiếp nhận kích thích. D. A và C. 7. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở: A. Ruột khoang. B. Giun dẹp. C. Giun tròn, chân khớp. D. B và C. 8. Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thuỷ tức sẽ có hiện tượng: A. Phản ứng toàn thân. B. Chỉ phản ứng tại điểm đó. C. Phản ứng tại một số điểm gần đó. D. Không có phản ứng gì. 9. Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch sẽ có hiện tượng: A. Phản xạ toàn thân. B. Không phản xạ. C. Phản xạ tại một vùng hạch thần kinh gần điểm kích thích. D. Phản xạ tại một số điểm. 10. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch tiến hoá hơn hệ thần kinh dạng lưới. B. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. C. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạnh chuỗi hạch kém chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới. D. Ở động vật chân khớp đã có não( hạch thần kinh đầu). II.Phần tự luận Câu 1: Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được? cho vd minh họa? nêu những ứng dụng của tập tính trong đời sống con người? Câu 2: Khái niệm và cơ chế hình thành điện thế nghỉ, điện thế hoạt động? Câu 3: Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh có bao mieelin và không có bao miêlin?
File đính kèm:
- tiet 35.doc