Giáo án Sinh học 11 - Tiết 30 - Bài 28, 29: Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Cấu tạo sợi thần kinh: Sợi thần kinh có bao miêlin bao bọc ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao miêlin có tính cách điện.

- Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp giữa các eo Ranvie trên sợi trục thần kinh.

- Đặc điểm lan truyền: Truyền nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác trên sợi thần kinh.Tốc độ lan truyền nhanh khoảng 100m

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5903 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 30 - Bài 28, 29: Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/02/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 30:
Bài 28,29: 
ĐIỆN THẾ NGHỈ, ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	- Nêu được khái niệm về điện thế nghỉ, cơ chế của điện thế nghỉ cũng như vai trò của các ion tham gia vào điều khiển điện thế nghỉ.
2. Kĩ năng
 	- Rèn luyện được tư duy hệ thống,phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	 Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 28.1., 28.2, 28.3 và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Câu 1: Các yếu tố nào hình thành nên điện thế nghỉ?
Câu 2: Dựa vào hình 28.2 và cho biết tại sao phía ngoài màng tế bào lại tích điện (+), phía trong
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu1. Nêu cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống? Vai trò của các bộ phận trong hệ thần kinh dạng ống?
Câu 2: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Chiều hớng tiến hoá của hệ thần kinh?
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Khái niệm điện thế nghỉ. .
- Mục tiêu: - Nêu được khái niệm điện thế nghỉ.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 28.1 SGK.
- Cách tiến hành: 
B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát thí nghiêm yêu cầu:
- Hãy rút ra kết luận về sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng tế bào? 
 - Hiện tượng có sự chênh lệch điện thế giữa 2 màng tế bào trong trạng thái nghỉ ngơi gọi là điện thế nghỉ: vậy điện thế nghỉ là gì? Dựa vào chiều dịch chuyển của kim điện kế hãy xác định dấu điện tích của trong màng và ngoài màng tế bào?
B2: HS: Trả lời các câu hỏi.
B3: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Điện thế hoạt động. .
- Mục tiêu: Nêu được khai niệm điện thế hoạt động, các giai đoạn của điện thế hoạt động.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 29.1 SGK.
- Cách tiến hành: 
B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát sơ đồ hình 29.1 để trả lời các câu hỏi :
- Điện thế hoạt động là gì? 
- Để chuyển từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động phải trải qua nhứng giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn?
B2: HS Trả lời các câu hỏi.
B3: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Sự lan truyền thần kinh trên sợi thần kinh.
- Mục tiêu: Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao Miêlin và không có bao Miêlin.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình 29.3, 29.4
- Cách tiến hành:
B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 29.3, 29.4 thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
B2: HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiều học tập, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm và nhận xét các nhóm khác.
B3: GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận và chính xác kiến thức.
B4: GV: Sử dụng các câu hỏi bổ sung:
 - Bản chất của bao miêlin là gì? Bao miêlin có vai trò gì?
 - Yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh SGK.
B5: HS: Trả lời các câu hỏi
- Trong mội tế bào sống đều có điện tế bào, điện tế boà gồm 2 loại: Điện thế hoạt động và điện thế nghỉ.
I. Khái niệm điện thế nghỉ.
 - Thí nghiệm: SGK.
 - Kết luận: Giữa 2 bên của màng tế bào nghỉ ngơi luôn có một hiệu điện thế. Gọi đó là điện thế nghỉ.
 - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện tích âm so với phía ngoài màng mang điện dương.
II. Điện thế hoạt động.
- Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.
*. Đồ thị điện thế hoạt động.
 - Điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động khi tế bào bị kích thích xẩy ra qua 3 giai đoạn:
 + Mất phân cực: Mặt trong và ngoài màng tế bào trung hoà về điện.
 + Đảo cực: Mặt trong mang điện (+), mặt ngoài mang điện (-).
 + Tái phân cực: Trở về trạng thái của điện thế nghỉ, mặt trong mang điện (-), mặt ngoài mang điện (+).
III. Sự lan truyền thần kinh trên sợi thần kinh.
1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
- Cấu tạo sợi thần kinh: Sợi thần kinh không có bao miêlin bao bọc.
- Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp giữa các vùng trên sợi trục thần kinh. 
- Đặc điểm lan truyền: Truyền liên tục một chiều dọc sợi trục thần kinh. Tốc độ chậm khoảng 3-5 m/s.
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin.
- Cấu tạo sợi thần kinh: Sợi thần kinh có bao miêlin bao bọc ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao miêlin có tính cách điện.
- Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp giữa các eo Ranvie trên sợi trục thần kinh. 
- Đặc điểm lan truyền: Truyền nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác trên sợi thần kinh.Tốc độ lan truyền nhanh khoảng 100m
4. Củng cố:
 	- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời lạivcác câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 30 – Truyền tin qua xi náp.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc