Giáo án Sinh học 11 - Tiết 3: Thoát hơi nước
Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường:
+ Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ảnh hưởng đến thoát hơi nước.
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khớ).
+ Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thỡ quỏ trỡnh hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thỡ sự thoỏt hơi nước càng giảm.
Ngày soạn: 25/8/2013 Ngày dạy:....................11a1; ....................11a2; ...................11a3 Tiết 3: THOÁT HƠI NƯỚC A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Trình bày được cơ chế thoát hơi nước - Nêu được ý nghĩa quá trình thoát hơi nước đối với đời sống TV. - Nêu được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý. 2. Kỹ năng. - Rèn luyệntư duy logic, so sánh và phân tích hình nắm khiến thức. B. PHƯƠNG PHÁP. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi. C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK, bảng 3 SGK, phiếu học tập. Chỉ tiêu Thoát hơi qua khí khổng Thoát hơi qua cutin Tế bào thực hiện Cơ chế. Lượng nước thoát hơi D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa sự vận chuyển vật chất của dòng mạch gỗ với dòng mạch rây. Câu 2: Động lực của dòng mạch gỗ? Khi một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống có thể tiếp rục đi lên được không? Vì sao? 3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động I: Tìm hiểu phần: Vai trò của quá trình thoát hơi nước - Cả lớp. - GV thông báo trong tổng số nước được hút vào cây thì có tới 90% lượng nước được thoát ra ngoài, chỉ sử dụng 2% cho các hoạt động sống. Vậy thoát hới nước có vai trò gì đối với đời sống thực vật? - HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi: +B3: GV giải thích quá trình hấp thụ CO2 qua thoát hơi nước qua hình 3.1. Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Lá là cơ quan thoát hơi nước - Hoạt động cả lớp. - Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo chung của lá? - GV sử dụng bảng 3 SGK yêu cầu học sinh trả lời các lệnh SGK? Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Hai con đường thoát hơi nước - Thảo luận nhóm. - GV yêu cầu các nhóm học sinh đọc SGK và hình vẽ 3.3, 3.4 để hoàn thiện phiếu học tập trên trong khoảng thời gian 5 phút. - Học sinh tiến hành thảo luận nhóm. GV quan sát điều chỉnh. - GV tổ chức cho đại diện các nhóm thảo luận để rút ra nội dung của bài. - GV có giải thích thêm về sự đóng mở của tế bào khí khổng. *Tích hợp MT: - Tại sao nói nước có vai trò sống còn với đời sống thực vật? - Tại sao cần bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trồng cây ở vườn trường, nơi công cộng? - Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước mang lại lợi ích gì? Hoạt động IV: Tìm hiểu phần: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước - Hoạt động cả lớp. +B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi: - Quá trình thoát hơi nước phụ thuộc vào những tác nhân nào? Nêu ảnh hưởng của từng tác nhân đó đến quá trình thoát hơi nước của lá? +B2: HS Dựa vào SGK, trả lời +B3: GV yêu cầu học sinh tự đọc thêm SGK. Hoạt động V: Tìm hiểu phần: Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí -Hoạt động cả lớp. +B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và giải thích về cơ chế của việc tưới tiêu cho cây trồng hợp lí? +B2: HS nghiên cứu SGK, trả lời I. ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật. - Tạo ra sức hút nước ở rễ - Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước - tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao - Tạo điều kiện để CO2 đi vào và thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hoà không khí.... II. Thoát hơi nước qua lá. 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước. - Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước: Trên bề mặt lá có lớp tế bào biểu bì mỏng và các tế bào khí khổng tham gia vào quá trình thoát hơi nước. - Sự thoát hơi nước của lá phụ thuộc vào sự hóa cutin của lớp biểu bì và số lượng tế bào khí khổng. 2. Hai con đường thoát hơi nước: - Thoát hơi nước qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh + Cấu tạo tế bào khí khổng: Gồm 2 tế bào hình hạt đậu quay mặt lõm vào nhau. Thành tế bào của hai phía có độ dày không đều nhau. + Cơ chế đóng mở: Phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng: Khi tế bào no nước thì khí khổng mở, còn thiếu nước tế bào khí khổng đóng. - Thoát hơi nước qua Cuti trên biểu bì: vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh + Do các tế bào biểu bì đảm nhiệm. + Khi lớp cutin phủ trên bề mặt càng dày sự thoát hơi nước qua cutin càng giảm và ngược lại. Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng, mở khí khổng III.Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. - Ảnh hưởng của điều kiện môi trường: + Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ® ảnh hưởng đến thoát hơi nước. + Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khớ). + Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thỡ quỏ trỡnh hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thỡ sự thoỏt hơi nước càng giảm. + Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thỡ ỏp suất dung dịch đất càng cao ® hấp thụ nước càng giảm. IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. - Cân bằng nước: Tương quan giữa quá trỡnh hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây phát triển bỡnh thường. Cân bằng nước được duy trỡ bởi tưới tiêu hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách. Củng cố. GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm 5. Hướng dẫn học sinh ở nhà. GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 4. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy. …………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- tiet 3.doc