Giáo án Sinh học 11 - Tiết 22 - Bài 20: Cân bằng nội môi

Vai trò của hệ Đệm trong cân bằng PH nội môi.

- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

- Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH- (khi thừa OH-) khi các ion này làm thay đổi pH của môi trường trong.

- Có các hệ đệm:

Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3.

Hệ đêm photphat: NaH2PO4/NaHPO4.

Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4996 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 22 - Bài 20: Cân bằng nội môi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/12/2012
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 22:
Bài 20: 
CÂN BẰNG NỘI MÔI
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	- Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH).
	- Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối liên hệ ngược).
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh một số thao tác tư duy: Quan sát, phân tích, so sánh tổng hợp.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế.
B.PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức thảo luận, vấn đáp tìm tòi, nêu vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	H 20.1 ( SGK), 20.2 SGK
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1. Tính tự động của tim là gì? Tại sao tim có tính tự động? Nêu cơ chế?
 	Câu 2: Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi trong mạch như thế nào? 
 3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: khái niệm và ý nghĩa cân bằng nội môi.
- Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH).
Thời gian: 7 phút.
Đồ dùng dạy học.
Cách tiến hành: 
B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là cân bằng nội môi, cho ví dụ ?
2. Cân bằng nội môi có ý nghĩa gì ?
B2: Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành câu hỏi.
B3: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
- Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: H.20.1; H 20.2 SGK
- Cách tiến hành:
+B1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK mục II; kết hợp quan sát H20.1 SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi:
- Những bộ phận nào tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi ? Chức năng của từng bộ phận ?
- Liên hệ ngược là gì ?
- Trả lời câu hỏi lệnh SGK.
+B2: Học sinh nghiên cứu SGK, trả lời.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Mục tiêu: - Nêu được vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK mục III, thảo luận theo nhóm nhỏ, cho biết:
- Thận có những chức năng gì ?
- áp suất thẩm thấu của máu là gì ? Phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Gan có vai trò gì ?
- Gan có vai trò như thế nào trong việc điều hoà nồng độ Glucozo trong máu?
- Tuỵ có vai trò gì ?
+B2: Học sinh nghien cứu SGK, trao đổi nhóm nhỏ, trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động IV: Tìm hiểu: Vai trò của hệ Đệm trong cân bằng PH nội môi.
- Mục tiêu: - Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng PH nội môi.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành: 
+B1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm nhỏ, cho biết:
- Có những hệ Đệm nào trong máu ?
- Hệ Đệm nào mạnh nhất ?
- Thận phổi có vai trò gì trong điều hoà PH nội môi ?
+B2: Học sinh nghiên cứu SGK, trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung.
I. Khái niệm và ý nghĩa cân bằng nội môi
- Nội cân bằng (cân bằng nội môi) là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể (duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt...), đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào ® đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật.
- Ví dụ:
II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. Trong cơ chế này quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng. 
Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi có sự tham gia của các hệ cơ quan như bài tiết, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, nội tiết...
- Liên hệ ngược: sự trả lời của bộ phận thực hiện trở thành kích thích tác dụng ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích và bộ phận điều khiển.
III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
1. Vai trò của thận.
+ Điều hoà lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, hoặc thể tích máu giảm ® vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước ® giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu, tăng thể tích máu ® tăng bài tiết nước tiểu.
+ Điều hoà muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm ® tuyến trên thận tăng tiết anđostêron ® tăng tái hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại, khi thừa Na+ ® tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát ® uống nước nhiều ® muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu.
2. Vai trò của Gan.
- Gan có vai trò quan trọng trong việc điều hoà nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu( Đặc biệt điều hoà nồng độ Glucozo trong máu).
+ Điều hoà glucô huyết: Glucô tăng ® hoocmôn insulin ® glicôgen; nếu glucô giảm ® hoocmôn glucagôn ® glucô.
IV. Vai trò của hệ Đệm trong cân bằng PH nội môi.
- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
- Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH- (khi thừa OH-) khi các ion này làm thay đổi pH của môi trường trong.
- Có các hệ đệm: 
Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3.
Hệ đêm photphat: NaH2PO4/NaHPO4. 
Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).
4. Củng cố:
 	Học sinh rút ra kiến thức trọng tâm của bài.
Trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 	Học bài theo nội dung câu hỏi SGK.
Đọc trước nội dung bài thực hành 21
 6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc