Giáo án Sinh học 11 - Tiết 10 - Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

+ Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hoà tài cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, cường độ ánh sáng tăng tài cường độ quang hợp giảm dần.

 Thành phần quang phổ: Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

+ Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 - 35 oC rồi sau đó giảm mạnh.

+ Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước  ảnh hưởng đến độ mở khí khổng  ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp  ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 10 - Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/10/2013
Ngày giảng: .........................11a1; .............................11a2; ..........................11a3.
Tiết 10:
Bài 10.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
	- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
B. PHƯƠNG PHÁP
	- Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 10.1, 10.2, 10.3 SGK.
Phiếu học tập 1:Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quang hợp
STT
Các nhân tố
Ảnh hưởng
1
Nồng độ CO2
2
Ánh sáng
- Cường độ ánh sáng:
- Thành phần quang phổ
3
Nhiệt độ
4
Nước
5
Dinh dưỡng khoáng
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ :
 Câu 1: Nêu sự khác nhau về chất nhậnCO2, sản phẩm đầu tiên, diến biến của thực vật C4 với thực vật C3?
 Câu 2: Thực vật CAM có đặc điểm quang hợp gì để phù hợp với đời sống khô hạn?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp- Thảo luận nhóm .
 - Mục tiêu: - Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường 
- Thời gian: 30 phút
- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, hỡnh
- Cách tiến hành:
+B1: GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1 trong thời gian 10 phút.:
* yờu cầu: 
- N1: Hoàn thành nội dung 1
- N2: Hoàn thành nội dung 2
- N3: Hoàn thành nội dung 3
- N4: Hoàn thành nội dung 4,5
+ B2: Cỏc nhúm thảo luận theo nội dung, kết hợp quan sỏt hỡnh SGK, hoàn thành bảng:
+B3: GV quan sát các nhóm và có sự điều chỉnh, yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức: Bảng:
*Tích hợp MT:
- Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm ( hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quang hợp.
- Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (sử dụng ánh sáng nhân tạo )
Kết luận: Bảng
IV. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo. ( SGK)
- Trồng cây dưới nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao.
Đáp án phiếu học tập:
STT
Các nhân tố
Ảnh hưởng
1
Nồng độ CO2
+ Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
2
Ánh sáng
+ Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hoà tài cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, cường độ ánh sáng tăng tài cường độ quang hợp giảm dần.
 Thành phần quang phổ: Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
3
Nhiệt độ
+ Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 - 35 oC rồi sau đó giảm mạnh.
4
Nước
+ Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ® ảnh hưởng đến độ mở khí khổng ® ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp ® ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
5
Dinh dưỡng khoáng
+ Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các sắc tố quang hợp, enzim quang hợp…® ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
4. Củng cố:
	- GV hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết”
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 10.doc