Giáo án Sinh học 11 năm 2014 - 2015

- Học sinh viết bản thu hoạch về:

+ Nhận xét, đánh giá về rừng trồng, rừng tự nhiên có ở địa phương.

+ Nhận xét, đánh giá về rừng giống, vườn ươm, rừng trồng của cơ sở sản xuất.

+ Những phát hiện tài nguyên

doc84 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 năm 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu SGK và tham khảo các tài liệu có liên quan tới bài giảng.
Một số tranh hình mô tả các phương thức làm đất trồng rừng.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc bài trước khi đến lớp
3. Tiến trình lên lớp: 
a. Ổn định tổ chức
b. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
c. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Làm đất trồng rừng nhằm mục đích gì?
- Theo em làm đất trồng rừng cần tiến hành theo mấy phương pháp?
- Phương pháp làm đất trồng rừng toàn diện được áp dụng ở địa hình nào?
- Phương pháp này có ưu và nhược điểm gì?
- Làm đất cục bộ được tiến hành như thế nào?
- Làm đất theo băng nghĩa là như thế nào?
- Hướng của băng chạy theo đường đồng mức có ý nghĩa gì?
- vì sao làm đất theo hố được áp dụng một cách phổ biến?
- vì sao khi đào hố thường đặt đất mặt 1 bên và lớp đất đáy 1 bên?
 - Đất trồng rừng hầu hết là đất hoang , đất đồi núi dốc, nhìn chung là xấu , độ dày tầng đất mặt mỏng, có nhiều sỏi đá, độ xốp kém , khô, chua, nghèo d.dưỡng,...
- Làm đất trên toàn diện tích 
- Làm đất trên một phần diện tích
- Làm đất trên một phần diện tích.
- Có thể áp dụng trên địa hình dốc , đất có nhiều đá nổi, đá chìm.
- Làm luống lõm: ở nơi khí hậu khô hạn, đất cát nghèo dinh dưỡng, thoát nước tốt, cây trồng ưa ẩm.
- Liên hệ trả lời
- thích hợp với nhiều địa hình khác nhau nên được áp dụng rất rộng rãi.
- Vì để lấp đất mặt cho cây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA LÀM ĐẤT:
 - Đất trồng rừng hầu hết là đất hoang , đất đồi núi dốc, nhìn chung là xấu , độ dày tầng đất mặt mỏng, có nhiều sỏi đá, độ xốp kém , khô, chua, nghèo dinh dưỡng,...
II. LÀM ĐẤT TRỒNG RỪNG
1.Làm đất trồng rừng toàn diện 
- Làm đất trên toàn diện tích định trồng rừng.
- Chỉ áp dụng ở nơi địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ.
- Ưu điểm: dễ cơ giới hoá, rừng trồng có chất lượng tốt.
- Nhược điểm: đòi hỏi địa hình bằng phẳng , vốn đầu tư cao.
2. Làm đất cục bộ: 
- Làm đất trên một phần diện tích.
- Có thể áp dụng trên địa hình dốc , đất có nhiều đá nổi, đá chìm.
- Ưu điểm: vốn đầu tư ít , dễ làm .
- Có thể tiến hành theo 2 phương pháp :
a. Phương pháp làm đất theo băng:
- áp dụng ở nơi có địa hình bằng phẳng, ít dốc .
- Làm luống lõm: 
- Làm luống nổi: 
b. Phương pháp làm đất theo hố: thích hợp với nhiều địa hình khác nhau nên được áp dụng rất rộng rãi.
- Kích thước hố: (40 x 40 x 40) cm.
- Đất đào lên cần phơi ải 2-3 tuần mới lấp hố.
- Lấp hố phải lấy lớp đất mặt đã được phơi ải để lấp , tuỳ thuộc loại hố để lấp cao hơn mặt đất hoặc thấp hơn mặt đất.
- Hoàn thành việc làm đất trước trồng rừng từ 1-4 tuần lễ.
d. Củng cố, luyện tập
 - Gv tóm tắt các kiến thức cơ bản của bài.
 - Sử dụng các câu hỏi cuối bài để kiểm tra đánh giá hs.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà và Chuẩn bị bài mới.
 - Nhắc nhở hs đọc trước bài học kế tiếp
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
Tiết theo PPCT : 56, 57, 58	
BÀI 13: TRỒNG CÂY RỪNG BẰNG CÂY CON
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
- Hiểu được phương thức, phương pháp trồng cây rừng.	
- Hiểu được các biện pháp và yêu cầu kĩ thuật của quy trình trồng cây gây rừng bằng cây con.
b. Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát.
c. Về thái độ
- Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của GV
- Tranh phóng to các hình 31.1; 31.2; 31.3; 31.4; 31.5; 31.6.
- Sưu tầm phương pháp trồng cây rừng bằng cây con ở địa phương.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài mới ở nhà.
3. Tiến trình lên lớp: 
a. Ổn định tổ chức
b. Kiểm tra bài cũ: Trình bày phương pháp làm đất theo hố?
 Đáp án: 
- Kích thước hố: (40 x 40 x 40) cm.
- Đất đào lên cần phơi ải 2-3 tuần mới lấp hố.
- Lấp hố phải lấy lớp đất mặt đã được phơi ải để lấp , tuỳ thuộc loại hố để lấp cao hơn mặt đất hoặc thấp hơn mặt đất.
- Hoàn thành việc làm đất trước trồng rừng từ 1-4 tuần lễ.
c. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần- Bứng cây và cho biết:
- Khi bứng cây cần chú ý gì?
- Bứng cây rể trần và cây có bầu khác nhau ở điểm nào?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần – Bao gói, vận chuyển và cho biết:
- Mục đích của làm bao gói là gì?
- cho biết cách xếp cây con vào bao gói?
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần (1) và cho biết:
- Có những phương thức trồng cây rừng nào?
- ở địa phương em thường áp dụng phương thức nào?
- Trong các phương thức đó, phương thức nào được áp dụng phổ biến?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- GV bổ sung và kết luận.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần này và cho biết:
- Có mấy phương pháp trồng cây rừng? Đó là những phương pháp nào?
- Thế nào là phương pháp trồng rừng bằng gieo hạt thẳng? Ưu, nhược điểm của phương pháp?
- Thế nào là phương pháp trồng rừng bằng cây con? Ưu, nhược điểm của phương pháp?
- Quan sát hình 13.5 , hãy ttrình bày kĩ thuật trồng cây con rể trần và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp?
- Quan sát hình 13.6 và trình bày kĩ thuật trồng cây con có bầu, ưu, nhược điểm củ phương pháp đó?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- GV bổ sung và kết luận.
- Học sinh nghiên cứu SGK
- Trước khi bứng phải đảo bầu, cắt lá.
- Trước khi đưa cây ra khỏi luống phải dùng dây, bao tải buộc chặt bầu để cho bầu khỏi vỡ.
- Bảo vệ cay con trong khi chuyên chở.
- Dùng sọt, hòm, xe cải tiến . . . để chuyên chở.
- Không làm cây và bộ rể cây bị gẫy, sây sát, giập nát, khô héo.
- Phương thức trồng rừng toàn diện
- Phương thức trồng cây rừng cục bộ
- Phương pháp trồng cây rừng bằng gieo hạt thẳn
- Phương pháp trồng rừng bằng cây con
- Là phương pháp gieo hạt giống trực tiếp trên đất trồng rừng
- Là phương pháp sử dụng cây con ở vườn ươm để trồng rừng.
- Ưu điểm: Tiết kiệm được hạt giống và số lần chăm sóc.
- Nhược điểm: Tốn công vận chuyển cây con và tạo cây con
- Dùng cuốc, cuốc một nhát vào giữa hố, đặt cây con vào chính giữa lỗ, đường kính cổ rể thấp hơn mặt đất 1 - 2 (cm), dùng tay vun đất tơi nhỏ cho đầy hố và ấn nhẹ cho đất và rễ chặt.
- Ưu điểm: Giá thành trồng rừng thấp.
- Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho ít loài cây.
- Loại bỏ vỏ bầu, đặt cây con vào chinnhs giữa hố, đường kính cổ rể ngang bằng hoặc thấp hơn mặt đất 1 - 2 (cm). Dùng tay vun đất tơi nhỏ, lấp xung quanh bầu, lấy tay ấn chặt xung quanh bầu.
I . BỨNG CÂY, BAO GÓI VÀ VẬN CHUYỂN.
1. Bứng cây:
 Khi bứng cây cần chú ý:
- Trước khi bứng phải đảo bầu, cắt lá.
- Bứng cây rể trần phải nhẹ nhàng, và xếp ngay vào dụng cụ.
- Bứng cây có bầu trên luống, kích thước to nhỏ tuỳ thuộc tuổi cây. Trước khi đưa cây ra khỏi luống phải dùng dây, bao tải buộc chặt bầu để cho bầu khỏi vỡ.
- Khi bứng cây cần phân loại và thống kê cây con. 
2. Bao gói và vận chuyển:
- Mục đích: Bảo vệ cay con trong khi chuyên chở.
- Dùng sọt, hòm, xe cải tiến . . . để chuyên chở.
- Khi vận chuyển cần đảm bảo nguyên tắc: Không làm cây và bộ rể cây bị gẫy, sây sát, giập nát, khô héo.
II . KĨ THUẬT TRỒNG CÂY RỪNG:
1. Phương thức trồng cây rừng:
 Các phương thức trồng rừng:
a) Phương thức trồng rừng toàn diện: 
- Là trồng rừng trên toàn bộ diện tích trồng rừng.
- Đặc điểm : Không có sự tham gia của tái sinh tự nhiên, do con người tiến hành.
- Thường áp dụng ở những nơi đồi núi trọc, đất hoang, bĩa cát ven biển.
b) Phương thức trồng cây rừng cục bộ:
- Là trồng cây rừng nhân tạo phối hợp với tái sinh tự nhiên.
- Đặc điểm: Có sự tham gia của tái sinh tự nhiên.
- Thường áp dụng ở những nơi rừng sau khai thác, rừng khoanh nuôi.
2. Phương pháp trồng cây rừng: 
a) Phương pháp trồng cây rừng bằng gieo hạt thẳng:
- Là phương pháp gieo hạt giống trực tiếp trên đất trồng rừng.
- Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ làm, giảm được công lao động.
- Nhược điểm: Tốn hạt giống, tỉ lệ thành rừng thấp.
- Để trồng rừng theo phương pháp này thành công cần chọn nơi có khí hậu và đất tốt, loài cây có nhiều hạt giống, hạt có sức nảy mầm mạnh.
b) Phương pháp trồng rừng bằng cây con:
- Là pp sử dụng cây con ở vườn ươm để trồng rừng.
- Ưu điểm: Tiết kiệm được hạt giống và số lần chăm sóc.
- Nhược điểm: Tốn công vận chuyển cây con và tạo cây con.
- Phương pháp trồng rừng bằng cây con rể trần:
+ Cách tiến hành: Dùng cuốc, cuốc một nhát vào giữa hố, đặt cây con vào chính giữa lỗ, đường kính cổ rể thấp hơn mặt đất 1 - 2 (cm), dùng tay vun đất tơi nhỏ cho đầy hố và ấn nhẹ cho đất và rễ chặt.
+ Ưu điểm: Giá thành trồng rừng thấp.
+ Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho ít loài cây.
- Phương pháp trồng cây con có bầu:
+ Cách tiến hành: Loại bỏ vỏ bầu, đặt cây con vào chinnhs giữa hố, đường kính cổ rể ngang bằng hoặc thấp hơn mặt đất 1 - 2 (cm). Dùng tay vun đất tơi nhỏ, lấp xung quanh bầu, lấy tay ấn chặt xung quanh bầu.
d. Củng cố, luyện tập
GV nhắc lại một số nội dung chính của bài để học sinh nắm bài chắc hơn:
- Kĩ thuật trồng cây rể trần.
- Kĩ thuật trồng cây con có bầu.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà và Chuẩn bị bài mới.
- GV yêu cầu học sinh về ôn bài theo câu hỏi SGK và đọc trước bài mới.
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
Tiết theo PPCT : 59, 60, 61 	
BÀI 14: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
 Học xong bài này học sinh cần:
- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của chăm sóc và bảo vệ rừng là tạo điều kiện môI trường thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.	
- Hiểu được nội dung các biện pháp và yêu cầu kĩ thuật về chăm sóc bảo vệ rừng.
b. Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương.
c. Về thái độ
- Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan.
- Sưu tầm kinh nghiệm về chăm sóc và bảo vệ rừng ở địa phương.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài mới ở nhà.
3. Tiến trình lên lớp: 
a. Ổn định tổ chức
b. Kiểm tra bài cũ: Trình bày mục đích, kĩ thuật bao gói và vận chuyển cây con?
 Đáp án: 
- Mục đích: Bảo vệ cay con trong khi chuyên chở.
- Dùng sọt, hòm, xe cải tiến . . . để chuyên chở.
- Khi vận chuyển cần đảm bảo nguyên tắc: Không làm cây và bộ rể cây bị gẫy, sây sát, giập nát, khô héo.Trình bày phương pháp làm đất theo hố?
c. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần
 - Làm cỏ xới đất và cho biết:
- Công việc đầu tiên của chăm sóc rừng là gì?
- Làm cỏ, xới đất được tiến hành theo mấy phương thức?
- Làm cỏ xới đất cần tiến hành trong mấy năm ? mỗi năm làm mấy lần?
- Giáo viên bổ sung và kết luận.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và cho biết:
- Thế nào là bón thúc?
- Dùng loại phân nào để bón thúc?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và cho biết:
- Tại sao phải tiến hành trồng dặm?
- Khi nào thì phải tiến hành trồng dặm?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- GV bổ sng, kết luận.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần này và cho biết:
- Bảo vệ rừng tiến hành vào thời gian nào?
- Bảo vệ rừng bao gồm những công việc gì?
- Có những biện pháp nào để phòng trừ sâu bệnh hại?
- Để phòng, chống cháy rừng chúng ta cần phải làm gì?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần này và cho biết:
- Có những phương pháp nào để khoanh nuôi, bảo vệ rừng?
- Khoanh nuôi, bảo vệ rừnh bao gồm những công việc nào? Ưu, nhược điểm củ phương pháp này?
- Nội dung của phương pháp: Khoanh nuôi, xú tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
- Nghe và ghi chép
- Làm cỏ, xới đất
- Làm cỏ, xới đất toàn diện và 
- Làm cỏ xới đất cục bộ là làm cỏ xới đất trên một phần diện tích rừng trồng
- Bón thúc là bón vào giai đoạn cây sinh trưởng, phát triển mạnh nhất.
- Loại phân dùng để bón thúc là phân chuồng hoai và NPK.
- Sau khi trồng do kĩ thuật kém, bỏ sót hố, thời tiết không thuận lợi nên cây chết, phải tiến hành trồng dặm.
-Việc bảo vệ rừng cần phải tiến hành sau khi trồng đến khi rừng khai thác
- Không chăn thả gia súc bừa bải, đặc biệt lúc rừng mới trồng.
- Phòng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp
- Xây dựng nội quy
- Đẩy mạnh nội quy, nâng cao nhận thức của người dân về việc phòng chống cháy rừng.
- Bảo vệ rừng nghiêm ngặt.
- Dùng các biện pháp hành chính để xử lí các hành vi tàn phá rừng.
- Canh giữ vật nuôi chu đáo
- Ưu điểm : Đơn giản, dễ làm, dỡ tốn kém.
- Nhược điểm : Thời gian phục hồi rừng dài
- Bảo vệ rừng nghiêm ngặt.
- Xúc tiến tái sinh tự nhiên.
- Trồng bổ sung
I . CHĂM SÓC RỪNG.
1. Làm cỏ, xới đất:
- Có 2 phương thức làm cỏ, xới đất:
+ Làm cỏ, xới đất toàn diện là làm cỏ, xới đất trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng. Phương thức này ít được áp dụng.
+ Làm cỏ xới đất cục bộ là làm cỏ xới đất trên một phần diện tích rừng trồng. Phương thức này thường được áp dụng phổ biến ở nước ta.
- Sau khi trồng rừng, làm cỏ xới đất phải tiến hành thường là 3 năm.
2. Bón thúc:
- Bón thúc là bón vào giai đoạn cây sinh trưởng, phát triển mạnh nhất.
- Bón thúc có thể bón một hoặc nhiều lần.
- Loại phân dùng để bón thúc là phân chuồng hoai và NPK.
3. Trồng dặm:
- Sau khi trồng do kĩ thuật kém, bỏ sót hố, thời tiết không thuận lợi nên cây chết, phải tiến hành trồng dặm.
- Nếu tỉ lệ sống > 95%, số cây chết phân giải đều thì không phải trồng dặm.
- Nếu tỉ lệ sống < 95% hoặc số cây chết tập trung thì phải tiến hành trồng dặm.
4. Bảo vệ rừng:
-Việc bảo vệ rừng cần phải tiến hành sau khi trồng đến khi rừng khai thác.
- Các công việc bảo vệ rừng:
- Chăn thả gia súc: Không chăn thả gia súc bừa bải, đặc biệt lúc rừng mới trồng.
- Phòng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp:
+ Phương pháp kĩ thuật lâm nghiệp.
+ Phương pháp cơ giới vật lí.
+ Phương pháp sinh học.
+ Phương pháp hoá học.
- Phòng chống cháy rừng:
+ Xây dựng nội quy
+ Đẩy mạnh nội quy, nâng cao nhận thức của người dân về việc phòng chống cháy rừng.
II . KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG:
1. Khoanh nuôi, bảo vệ rừng:
- Nội dung:
+ Bảo vệ rừng nghiêm ngặt.
+ Dùng các biện pháp hành chính để xử lí các hành vi tàn phá rừng.
+ Canh giữ vật nuôi chu đáo.
- Ưu điểm : Đơn giản, dễ làm, dỡ tốn kém.
- Nhược điểm : Thời gian phục hồi rừng dài.
2. Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung
- Nội dung:
+ Bảo vệ rừng nghiêm ngặt.
+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên.
+ Trồng bổ sung.
- Ưu điểm: Phục hồi rừng nhanh.
- Nhược điểm : Chất lượng chưa cao.
d. Củng cố, luyện tập
- Căn cứ vào nội dung câu hỏi cuối bài, GV nhấn mạnh một số nội dung chính để học sinh nắm được.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà và Chuẩn bị bài mới.
- GV yêu cầu học sinh về ôn bài và chuẩn bị cho bài thực hành. 
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
Tiết theo PPCT : 62 - 67 	
BÀI 16:THỰC HÀNH: LÀM ĐẤT TRỒNG CÂY GÂY RỪNG
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
 Học xong bài này học sinh cần:
- Củng cố lại các kiến thức đã học về kĩ thuật làm đất trồng rừng ở các điều kiện khác nhau.	
- Làm được và thực hiện đúng kĩ thuật các biện làm đất trồng rừng ở các điều kiện địa hình khác nhau.
b. Về kỹ năng
- Thực hiện đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
c. Về thái độ
- Có hứng thú học thực hành môn nghề trồng rừng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của GV
- GV phân công và cùng học sinh chuẩn bị
- Giáo án, giáo trình trồng rừng
- GV liên hệ với người dân có diện tích đất rừng còn bỏ hoang gần khu vực trường. Nếu không liên hệ được thì tiến hành hướng dẫn cho học sinh thực hiện ở vườn trường.
b. Chuẩn bị của HS
- Công cụ lao động: Dao chặt phát cây, cuốc, thuổng, dụng cụ đựng và vận chuyển phân bón.
- Nguyên liệu: Phân chuồng hoai và NPK
3. Tiến trình lên lớp: 
a. Ổn định tổ chức
b. Kiểm tra bài cũ: Trình bày phương thức làm cỏ, xới đất?
 Đáp án: 
- Có 2 phương thức làm cỏ, xới đất:
+ Làm cỏ, xới đất toàn diện là làm cỏ, xới đất trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng. Phương thức này ít được áp dụng.
+ Làm cỏ xới đất cục bộ là làm cỏ xới đất trên một phần diện tích rừng trồng. Phương thức này thường được áp dụng phổ biến ở nước ta.
- Sau khi trồng rừng, làm cỏ xới đất phải tiến hành thường là 3 năm
c. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV giới thiệu quy trình thực hành
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm và tiến hành quy trình. Yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành 5 hố.
- Căn cứ vào việc thực hiện quy trình và các hố tạo ra để đánh giá bằng cách cho điểm mỗi nhóm
- Nghe và ghi chép
- Thực hành theo nhóm
- Tự đánh giá kết quả tjwcj hành của nhóm mình
I - LÝ THUYẾT: QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
GV giới thiệu quy trình thực hành:
Bước 1: Phát dọn thực vật hoang dại nơI trồng rừng.
Bước 2: Chăng dây và cắm cọc xác định nơi đào hố.
Bước 3: Tiến hành đào hố theo kích thước 40 x 40 x 40 (cm).
Bước 4: Tiến hành bón lót phân.
Bước 5: Trộn đều phân với đất và tiến hành lấp hố.
II - THỰC HÀNH
IV - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
d. Củng cố, luyện tập
- Nhận xét giờ thực hành
- Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thực hành
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà và Chuẩn bị bài mới.
- Yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành 17
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
Tiết theo PPCT : 68, 69, 70,71,72, 73 	
BÀI 16: Thực hành 
TRỒNG CÂY RỪNG, CHĂM SÓC RỪNG
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
 Học xong bài này học sinh cần:
- Nắm vững kĩ thuật trồng cây rừng, chăm sóc rừng.
- Thực hiện được việc trồng cây rừng, chăm sóc rừng đạt hiệu quả cao.
b. Về kỹ năng
- Thực hiện đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
c. Về thái độ
- Có hứng thú học thực hành môn nghề trồng rừng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của GV
- Giáo viên phân công và cùng học sinh chuẩn bị
b. Chuẩn bị của HS
- Học sinh xem lại phần lí thuyết có liên quan dến nội dung thực hành (Mục II, Bài 13, Chương 3) 
+ Địa điểm thực hành (khu đất đã đào hố ở bài trước) 
+ Cây con có bầu, cây con rễ trần.
+ Dụng cụ: Cuốc, thuổng, dao, quang gánh, sọt để vận chuyển cây con. 
3. Tiến trình lên lớp: 
a. Ổn định tổ chức
b. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
c. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Em hãy trình bày cách trồng cây ?
- GV giới thiệu quy trình thực hành
- Dùng cuốc vun đất xung quanh gốc có tác dụng gì ?.
- Chăm sóc rừng được tiến hành từ sau khi trồng rừng cho tới khi rừng nào ?
- Tại ssao phải trồng dặm ?
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm và tiến hành quy trình. Yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành 5 hố đã chuẩn bị ở bài trước
- Căn cứ vào việc thực hiện quy trình và các cây đã trồng được để đánh giá bằng cách cho điểm mỗi nhóm. 
- Trình bày
- Nghe và ghi chép
- Cung cấp đất mùn cho cây
- Chăm sóc rừng được tiến hành từ sau khi trồng rừng cho tới khi rừng bắt đầu khép tán
- Những hố cây chết, bỏ sót chưa trồng tiến hành trồng bổ sung
- Thực hành theo nhóm
- Tự đánh giá kết quả của nhóm mình
I - GV GIỚI THIỆU QUY TRÌNH THỰC HÀNH:
1. Trồng cây:
Bước 1: Cuốc xới lại đất trong hố đã đào lấp.
Bước 2: Cuốc một nhát mạnh vào giữa hố tạo thành lỗ để trồng cây.
Bước 3: Đặt cây con rễ trần xuống lỗ, cổ rễ bằng mặt đất, thân đứng thẳng.
Bước 4: Dùng tay nén chặt đất để rể cây tiếp xúc chặt với đất.
Bước 5: Dùng cuốc vun đất xung quanh gốc.
 2. Chăm sóc rừng:
 Chăm sóc rừng được tiến hành từ sau khi trồng rừng cho tới khi rừng bắt đầu khép tán . Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Phát chặt cây bụi, cỏ dại.
Bước 2: Xới và vun gốc cây với đường kính 0,6 - 1,2 (m).
Bước 3: Trồng dặm : Những hố cây chết, bỏ sót chưa trồng tiến hành trồng bổ sung. Cây trồng dặm phải cùng loài cây, cùng kích thước.
II - THỰC HÀNH
III - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
d. Củng cố, luyện tập
- Nhận xét giờ thực hành
- Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thực hành
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà và Chuẩn bị bài mới.
- Yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành 18
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
Chương IV:	
PHÒNG, TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY RỪNG
Tiết theo PPCT : 74, 75, 76 	
BÀI 18: TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH HẠI ĐỐI VỚI CÂY R

File đính kèm:

  • docGiao an trong rung nam 20142015 Dinh Anh Tuan Thong Nguyen.doc