Giáo án Sinh học 11 - Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản - Nguyễn Thị Thu Thảo
-Nồng độ progesteron và ostrogen trong máu tăng cao ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên nên làm cho hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH=>trứng không chín và không rụng. Khi nồng độ của 2 hoocmon này giảm thì vùng dưới đồi và tuyến yên không bị ức chế tiếp tục tiết hoocmon FSH và LH gây trứng chín và rụng theo chu kì.
Bộ môn: Sinh học 11 CB Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo Ngày soạn: Lớp dạy: Tiết dạy: Bài 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN I.Mục tiêu 1.Kiến thức -Nắm được cơ chế điều hòa sản sinh tinh trùng. -Nắm được cơ chế điều hòa sinh trứng. -Nêu được sự ảnh hưởng của môi trường và thần kinh đến sự điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng. 2.Kỹ năng -Quan sát, tư duy, so sánh khái quát hóa. -Nâng cao khả năng hoạt động nhóm. -Vận dụng kiến thức. 3.Thái độ -Tự giác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vị thành niên hiệu quả. -Tuyên truyền phổ biến kiến thức trong đời sống nâng cao hiểu biết cho mọi người. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên -Giáo án. -PHT PHT 1 : Tìm hiểu các hocmon điều hòa sinh tinh Tên hoocmon Nơi sản suất Vai trò GnRH Vùng dưới đồi Kích thích tuyến yên sản xuất FSH và LH FSH Tuyến yên Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng LH Tuyến yên Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testosterol Testosterol Tế bào kẽ Kích thích sự phát triển của ống sinh tinh và tinh trùng PHT 2: Tìm hiểu các hocmon điều hòa sinh trứng Tên hoocmon Nơi sản xuất Vai trò GnRH Vùng dưới đồi Kích thích tuyến yên sản xuất FSH và LH FSH Tuyến yên Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrogel LH Tuyến yên LH làm trứng chín và rụng thể vàng Thể vàng tiết ra hocmoon ơstrogel và progesterol. Ơstrogel Thể vàng và nang trứng. Làm cho niêm mạc phát triển dày lên để đón chờ trứng đã thụ tinh. Progesterol Thể vàng 2.Học sinh: -Tự nghiên cứu SGK. -Nhớ lại kiến thức về sinh sản hữu tính đã học ở tiết trước. III.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ -Sinh sản hữu tính là gì? Ưu, nhược điểm của sinh sản hữu tính ở động vật? 3.Bài mới: Ở bài trước, chúng ta đã hiểu sinh sản hữu tính là gì. Vậy quá trình sản sinh tinh trùng và trứng được điều hòa như thế nào và có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng thì chúng ta cùng tìm hiểu sang bài tiếp theo Bài 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 27 phút HĐ1: Tìm hiểu về cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. PPDH: Trực quan + vấn đáp + PHT -Tại sao nói điều hòa sinh sản chủ yếu là điều hòa sinh tinh và sinh trứng? - Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng? Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết, hệ thần kinh tác động đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng cũng thông qua hệ nội tiết. - Ở đây chúng ta chỉ xét các tuyến nội tiết. Sản phẩm của tuyến nội tiết là gì? Các Hoocmôn là yếu tố chủ yếu tham gia điều hòa sinh tinh và sinh trứng do các tuyến nội tiết tiết ra -> theo đường máu: + Đến tinh hoàn kích thích quá trình sản sinh tinh trùng. + Đến buồng trứng kích thích quá trình sản sinh trứng. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng thì hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu mà trong đó chính là hoocmon. -Có những Hooc môn nào ảnh hưởng đến sự sinh tinh? + GnRH: Grown Releasing Hormone ( Hocmon tăng trưởng). + FSH: Follicle Stimulating Hormon (Hocmon kích thích nang trứng). + LH: Luteinizing Hormon (Hocmon kích thích thể vàng). + Testotstêrôn: Hocmon sinh dục nam. Hoàn thành nội dung PHT số 1 “Tìm hiểu các hoocmon điều hòa sinh tinh” - Cho HS thảo luận nhanh theo bàn (vì PHT đã giao về nhà chuẩn bị trước). Vấn đáp học sinh để hoàn thành nội dung phiếu học tập. -Qua đó, em nào có thể khái quát lại cơ chế điều hòa sinh tinh? -Vậy theo các em, khi cơ chế điều hòa sinh tinh được điều khiển theo 1 chiều như vậy, thì nồng độ Testostêrôn trong máu sẽ rất cao, như vậy hiện tượng gì sẽ xảy ra? -Khi nồng độ Testostêrôn trong máu quá cao, tinh trùng được sản sinh quá nhiều thì quá trình sinh tinh được điều chỉnh như thế nào? - Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi thì người ta gọi là cơ chế liên hệ ngược hay cơ chế điều hòa ngược âm tính. Vậy khi tuyến yên và vùng dưới đồi bị ức chế thì nồng độ Testosteron trong máu lúc này thế nào? -Khi nồng độ testosteron trong máu giảm dưới mức sinh lí thì dẫn đến hiện tượng gì? -Vậy từ những gì đã phân tích ở trên một em hãy cho cô biết cơ chế liên hệ ngược điều hòa việc sinh tinh như thế nào? -Vậy vai trò của cơ chế liên hệ ngược là gì? GV bổ sung ý nghĩa của cơ chế điều hòa ngược: nhờ có cơ chế điều hòa ngược này mà giúp cơ thể duy trì và ổn định được yếu tố nội môi đảm bảo sự thống nhất của cơ thể. - Cho biết tên của các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng? Hoàn thành nội dung PHT số 2 “ Tìm hiểu các hoocmon điều hòa sinh trứng” Nhận xét, bổ sung, giảng giải và hoàn thiện kiến thức. - Sự điều hòa sinh trứng có thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược không? - Ở quá trình sinh tinh testosteron điều tiết cơ chế liên hệ ngược. Vậy ở quá trình sinh trứng hoocmon nào điều tiết cơ chế liên hệ ngược? -Vậy cụ thể cơ chế liên hệ ngược điều hòa quá trình sinh trứng như thế nào? - Tại sao quá trình phát triển, chín và rụng trứng diễn ra theo chu kì? Mỗi loài động vật khác nhau có chu kì chín và rụng trứng khác nhau. Yêu cầu HS đọc ví dụ trang 180. - Từ kiến thức chúng ta phân tích, hãy cho biết: Tại sao phụ nữ uống viên thuốc tránh thai lại có thể tránh được mang thai? - Ở vật nuôi làm thế nào để kích thích nhiều trứng chín và rụng cùng lúc để tạo ra nhiều con? - Sau khi tìm hiểu xong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng vậy một bạn hãy cho cô biết cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng giống và khác nhau ở điểm nào? - Sinh sản là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) để tạo thành hợp tử phát triển thành cơ thể. Việc sản sinh ra tinh trùng và trứng liên quan trực tiếp đến kết quả của sinh sản. - Các nhân tố môi trường, hệ thần kinh, hệ nội tiết. - Hoocmon -GnRH, FSH, LH, Testotstêrôn - Khi có kích từ môi trường, sẽ làm cho vùng dưới đồi sản sinh ra hocmon GnRH, hocmon này sẽ kích thích tuyến yên sản sinh ra FSH và LH, trong đó, FSH sẽ kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testosterol, Testostêrôn kích thích sự phát triển của ống sinh tinh và tinh trùng. - Tinh trùng sẽ được sản sinh rất nhiều. - Lúc này, khi nồng độ Testostêrôn trong máu quá cao, nó sẽ quay lại ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên giảm và ngừng tiết GnRH, FSH, LH. - Nồng độ Testosteron trong máu lúc này giảm. - Không gây ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên và hai bộ phận này lại tăng tiết hoocmon. -Khi nồng độ hoocmon testosteron trong máu cao sẽ gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH, và LH -> tế bào kẽ giảm tiết testosteron -> nồng độ testosterol sẽ giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nên hai bộ phận này lại tăng tiết hoocmon. - Điều hòa hoocmon trong máu -> Điều hòa việc sinh tinh. - GnRH, FSH, LH, Ostrogen, Progesteron. - Có. - Ơstrogen và Progesteron. -Nồng độ progesteron và ostrogen trong máu tăng cao ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên nên làm cho hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH=>trứng không chín và không rụng. Khi nồng độ của 2 hoocmon này giảm thì vùng dưới đồi và tuyến yên không bị ức chế tiếp tục tiết hoocmon FSH và LH gây trứng chín và rụng theo chu kì. -Nồng độ hoocmon sinh dục biến đổi theo chu kì (nhờ liên hệ ngược) → quá trình chín và rụng trứng cũng diễn ra theo chu kì. - HS đứng dậy đọc ví dụ Trang 180. -Vì trong thuốc tránh thai có chứa các hocmon progesteron và ostrogen, các hoocmon này có tác dụng ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm giảm tiết GnRH, FSH và LH, dẫn đến trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai. -Có thể tiêm hoocmon FSH và LH hoặc trộn hoocmon vào thức ăn. - Giống: + Đều có sự tham gia điều hòa của các hoocmon FSH, LH và GnRH. + Đều có cơ chế liên hệ ngược. - Khác: + Ở cơ chế điều hòa sinh tinh: không diễn ra theo chu kì. + Ở điều hòa sinh trứng: diễn ra theo chu kì. I.Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng Cơ chế điều hòa sinh tinh PHT * Cơ chế liên hệ ngược: - Khi nồng độ hoocmon testosteron trong máu cao sẽ gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH, và LH -> tế bào kẽ giảm tiết testosteron -> nồng độ testosterol sẽ giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nên hai bộ phận này lại tăng tiết hoocmon. Cơ chế điều hòa sinh trứng PHT * Cơ chế liên hệ ngược: Nồng độ progesteron và ostrogen trong máu tăng cao ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên nên làm cho hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH=>trứng không chín và không rụng. Khi nồng độ của 2 hoocmon này giảm thì vùng dưới đồi và tuyến yên không bị ức chế tiếp tục tiết hoocmon FSH và LH gây trứng chín và rụng theo chu kì. HĐ 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. PP: Ví dụ + vấn đáp -Yếu tố thần kinh ảnh hưởng đến quá trình sinh sản như thế nào? Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng. - Vậy chúng ta cần có những biện pháp nào để tránh bị stress trong đời sống hằng ngày? -Yêu cầu HS quan sát các ví dụ và cho biết trong từng ví dụ đó yếu tố môi trường nào ảnh hưởng đến sinh sản? Ví dụ 1: Ở cá chép Bể 1: chế độ ánh sáng bình thường → Đẻ Bể 2: Để trong tối → Không đẻ Ví dụ 2: Ở cá Rô phi vùng xích đạo có nhiệt độ trung bình 30oC, đẻ 11 lứa/ năm. Đẻ quanh năm. Còn ở nhiệt độ 16-18oC à ngừng đẻ. Ở 2 ví dụ trên, yếu tố ánh sáng nhiệt độ thuộc các điều kiện tự nhiên. ở mỗi loài, động vật sinh sản ở nhiệt độ, độ ẩm chế độ ánh sang thích hợp. Ngoài khoảng thích hợp này sẽ ức chế quá trình sinh sản. Ví dụ 3: Ở Cóc đẻ rộ trong tháng 4 và khối lượng 2 buồng trứng giảm. Sau đó, nếu được ăn uống đầy đủ -> buồng trứng phục hồi khối lượng → lại có khả năng sinh đẻ. Vậy theo các em Cóc không được cung cấp thức ăn đầy đủ thì buồng trứng có phục hồi khối lượng không? Vì sao? Ví dụ 4: Ở người nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma túy à rối loạn quá trình sản sinh trứng và tinh trùng . - Vì sao chất kích thích làm rối loạn quá trình sản tinh trùng và trứng? Trong thuốc lá có hơn 200 loại hóa chất độc hại như: Nicotin, CO, chất sinh ung thư, các chất thuộc nhóm benzen. Tỉ lệ sinh đẻ ở phụ nữ hút thuốc thấp hơn khoảng 30% so với phụ nữ không hút thuốc. Nếu phụ nữ mang thai hút thuốc lá tỉ lệ sẩy thai, đẻ non cao hơn so với những người không hút thuốc. ở nam giới hút thuốc lá ảnh hưởng đến số lượng và tình trạng của tinh trùng. Vậy nên không nên sử dụng thuốc lá, ma túy, tránh lạm dụng rượu, bia để đảm bảo sức khỏe sinh sản. - Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở động vật? - Trong chăn nuôi để đảm bảo cho vật nuôi sinh trưởng và sinh sản tốt nhất cần chú ý đến những biện pháp kĩ thuật nào? - Thần kinh ảnh hưởng đến hệ nội tiết từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh sản - Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh bị stress. - Ánh sáng. - Nhiệt độ. - Chế độ dinh dưỡng. - Không. Vì nếu thiếu ăn, chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Thiếu nguyên liệu để xây dựng nên tế bào, mô, dịch tiêu hóa, hoocmon.. - Chất kích thích. - Vì trong rượu, bia, thuốc lá, ma túy có các chất độc hại gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và gây rối loạn nội tiết tố nên ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. - Ở động vật nuôi bị kích thích bởi âm thanh mạnh con cái bị rối loạn chu kì rụng trứng. - Gà, vịt ăn thiếu chất sẽ ngừng đẻ. - Ở người tuổi dậy thì muộn ở các nước có nền kinh tế nghèo. - Ngoài ra tuổi cao, dùng thuốc, hóa chất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bức xạ điện thoại, laptop cũng nguy hại đến sinh sản. - Tạo điều kiện sống tốt nhất cho vật nuôi: chỗ ở thoáng mát sạch sẽ tránh tiếng ồn... + Có chế độ dinh dưỡng trong thời kì sinh sản. II.Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng Ảnh hưởng của thần kinh. - Căng thẳng thần kinh, lo âu, sợ hãi kéo dài hay đột ngột gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng. Ảnh hưởng của môi trường - Điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng đến sinh sản ở động vật. - Chế độ dinh dưỡng không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh và sinh trứng. - Các chất kích thích làm tinh hoàn giảm khả năng sản sinh tinh trùng và buồng trứng kém hoạt động. 4. Củng cố: Câu 1: Hoocmon nào kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng? LF FSH Ơstrôgen Prôgestêrôn Câu 2: Hoocmon nào kích thích nang trứng chin và rụng trứng, duy trì thể vàng? Ơstrôgen FSH Testostêrôn LH 5.Hướng dẫn học ở nhà: -Trả lời câu hỏi sgk -Đọc trước bài mới IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai_46_Co_che_dieu_hoa_sinh_san.docx