Giáo án Sinh học 11 - Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

- Đại diện: Ong, rệp, kiến.

- Diễn biến: Tế bào trứng không được thụ tinh phát triển thành các thể mới có bộ NST đơn bội. Trinh sản thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.

* Ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính.

- Ưu điểm:

+Các thể sống riêng lẻ vả có khả năng sinh sản, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong thời gian ngắn.

+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến đổi.

- Nhược điểm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3977 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/04/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 46:
Bài 44:
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
 	- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở độngc vật, phân biệt được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật với thực vật.
 	- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
 	- Nêu được ứng dụng của sinh sản vô tính .
 2. Kĩ năng
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, khả năng quan sát, phân tích tổng hợp.
- Hình thành được kĩ năng làm việc theo nhóm.
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 44.1, 44.2, 44.3 SGK và phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Hãy đọc SGK và vận dụng các kiến thức thực tiễn để hoàn thành phiếu học tập.
Hình thức sinh sản
Đại diện
Đặc điểm
Phân đôi
Nảy chồi
Phân mảnh
Trinh sản
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	 - Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	 - Sinh sản hữu tính của thực vật là gì? Đặc điểm của sinh sản hưu tính?
 - Nêu diến biến quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi?
 - Thế nào là thụ phấn, giao phấn, tự thụ phấn? Tại sao nói thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép?
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: I. khái niệm sinh sản vô tính.– Cả lớp. 
 GV Yêu cầu học sinh đọc câu lệnh SGK và tìm ra khái niệm sinh sản vô tính.
HS: Trả lời về khái niệm sinh sản vô tính:
Hoạt động II: Tìm hiểu: Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.– Thảo luận nhóm. 
GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm trong thời gian 7 phút hoàn thiện phiếu học tập:
- HS Thảo luận nhóm trong thời gian 7 phút để hoàn thiện phiếu học tập.
 HS: Cử đại diện nhóm trình bày và nhận xét các nhóm khác.
GV: Nhận xét sự thảo luận của các nhóm và chính xác kiến thức.
GV: Sử dụng câu lệnh SGK yêu cầu học sinh xác định ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính.
HS: Xác định ưu và nhược điểm.
Hoạt động III: Tìm hiểu: ứng dụng– Cả lớp.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và giải thích.
I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?
- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà từ một cá thể sinh ra 1 hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giưũa tinh trùng và tế bào trứng.
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
1. Phân đôi.
- Đại diện: Động vật đơn bào và giun dẹt.
- Diễn biến: Từ một cơ thể mẹ ban đầu tiến hành phân đôi tạo thành 2 cơ thể mới.
2. Nảy chồi.
- Đại diện: bọt biển, ruột khoang.
- Diễn biến; Một phần cơ thể mẹ ban đầu sinh trưởng mạnh hơn các phần khác tạo thành một cơ thể mới.
3. Phân mảnh.
- Đại diện: Bọt biển, giun dẹt.
- Diễn biến: Từ một mảnh nhỏ của cơ thể mẹ ban đầu phát triển thành 1 cơ thể mới.
4. Trinh sản.
- Đại diện: Ong, rệp, kiến.
- Diễn biến: Tế bào trứng không được thụ tinh phát triển thành các thể mới có bộ NST đơn bội. Trinh sản thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
* Ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính.
- Ưu điểm: 
+Các thể sống riêng lẻ vả có khả năng sinh sản, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong thời gian ngắn.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến đổi. 
- Nhược điểm.
+ Tạo ra các thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ, vì vậy khi môi trường thay đổi có thể bị chết, thậm chí bị tiêu diệt.
III, ỨNG DỤNG.
1. Nuôi mô sống.
2. Nhân bản vô tính.
4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về sinh sản vô tính ở động vật. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
 5. Hướng dẫn về nhà: học sinh học bài trả lời các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 46.doc