Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

.-TBT : là thể mang túi được phát triển từ phôi, nằm trên thể giao tử và được cung cấp chất dinh dưỡng từ TGT.

*Ở dương xỉ:

-TGT: là nguyên tản lưỡng tính.

-TBT : là cây trưởng thành đã phân hóa thành rễ, thân, lá thật.

 - Yêu cầu HS quan sát kết hợp nội dung mục II.2 SGK, hoàn thành sơ đồ về sinh sản bào tử.

- Trong chu trình sinh sản trên có xen kẽ thế hệ không?

- Có nhận xét gì về hình dạng của thể giao tử và thể bào tử?

- Thể giao tử hay thể bào tử chiếm ưu thế hơn trong chu trình sinh sản? (Thể nào có thời gian tồn tại dài hơn trong chu trình sinh sản?)

-Vậy, cơ thể mới có nguồn gốc từ đâu?

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 11 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	Lớp dạy:
Tiết dạy:
Chương IV: SINH SẢN
A: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm chung về sinh sản và sinh sản vô tính ở thực vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính. Nêu được cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính.
- Vai trò của SSVT ở TV và ứng dụng của SSVT đối với con người.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát tìm tòi phát hiện kiến thức từ thông tin và tranh ảnh.
- Phân tích, tổng hợp, khái quát.
- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ: 
-Giáo dục ý thức biết sử dụng các thành tựu trong lĩnh vực nhân giống để phục vụ cho cuộc sống con người.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
Trứng
(n)
Túi noãn
(n)
TGT cái (n)
- Sơ đồ sinh sản bằng bào tử
Thụ tinh
Hợp tử
(2n)
Thể giao tử
(n)
Túi tinh
(n)
Tinh trùng
(n)
TGT đực
(n)
NP và PT
Thể bào tử
(2n)
Bào tử
(n)
Nguyên phân và Phát triển
Giảm phân
- PHT: Các phương pháp nhân giống vô tính giâm, chiết, ghép
Nội dung
Giâm
Chiết
Ghép
Cách tiến hành
 Lấy một phần cơ quan sinh trưởng có đủ mắt, chồi vùi vào đất ẩm.
 Chọn cành Þ cạo lớp vỏ Þ bọc đất mùn quanh chỗ đã cạo Þ mọc rễ Þ đem trồng
Lấy cành hoặc chồi của cây này ghép lên thân hay chồi của cây khác Þ cột chặt lại
Ưu điểm
-Bảo đảm DT được TT mong muốn.
-Gía trị kinh tế cao.
-Sản xuất giống cây sạch bệnh.
-Phục chế giống cây quý.
-Hạ giá thành cây con.
Phối hợp được các đặc tính tốt của cây cùng loài, cùng giống.
Ví dụ
Khoai lang, tiêu, mía,
Bưởi, vú sữa, cam, chanh,
Cam, bưởi, hoa hồng,
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trước kiến thức về sinh sản.
- Sách giáo khoa.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Chúng ta đã biết rằng Sinh vật sống có 4 đặc trưng cơ bản và ta đã lần lượt tìm hiểu các đặc trưng: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc trưng cuối cùng của sinh vật, đó là Sinh sản. Ta sang chương mới.
Chương IV: SINH SẢN
A: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
22 phút
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm chung về sinh sản 
PP Trực quan+Vấn đáp
Các cá thể mới được tạo ra khi đến tuổi sinh sản chúng lại tiếp tục sinh sản cho ra những cá thể tiếp theo. Cứ như thế lặp đi lặp lại từ thế hệ này đến thế khác. Người ta gọi là sinh sản
- Vậy sinh sản là gì?
- Có những kiểu sinh sản nào ở sinh vật?
HĐ 2: Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật
PP Trực quan+Vấn đáp,PHT
Slide 2
- Các cây con mọc ra từ bộ phận nào của cây mẹ?
- Ở đây có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái hay không?
- Có nhận xét gì về hình dạng của các cây con với nhau và với cây mẹ?
-Đó chính là những đặc điểm của sinh sản vô tính ở thực vật. Vậy SSVT ở TV là gì?
-Ở thực vật những hình thức SSVT nào?
SSSD tự nhiên và SSSD nhân tạo hay còn gọi là nhân giống vô tính.
- Cho ví dụ về một số thực vật có hình thức sinh sản bào tử ? 
- Slide 3,4,5 một số hình về SSBT ở cây dương xỉ và ở cây rêu.
*Ở rêu :
-TGT : là cây rêu trưởng thành thuộc thế hệ đơn bội có tổ chức và cấu tạo đơn giản
.-TBT : là thể mang túi được phát triển từ phôi, nằm trên thể giao tử và được cung cấp chất dinh dưỡng từ TGT.
*Ở dương xỉ:
-TGT: là nguyên tản lưỡng tính.
-TBT : là cây trưởng thành đã phân hóa thành rễ, thân, lá thật.
 - Yêu cầu HS quan sát kết hợp nội dung mục II.2 SGK, hoàn thành sơ đồ về sinh sản bào tử.
- Trong chu trình sinh sản trên có xen kẽ thế hệ không?
- Có nhận xét gì về hình dạng của thể giao tử và thể bào tử?
- Thể giao tử hay thể bào tử chiếm ưu thế hơn trong chu trình sinh sản? (Thể nào có thời gian tồn tại dài hơn trong chu trình sinh sản?)
-Vậy, cơ thể mới có nguồn gốc từ đâu?
Đó chính là khái niệm của sinh sản bào tử.
Slide 6 : giới thiệu các ổ bào tử ở mặt dưới lá. Trong những túi bào tử này có vô số bào tử và qua NP chúng sẽ phát triển thành cây rêu mới.
- Số lượng cơ thể mới được tạo ra trong một thế hệ như thế nào?
- Nêu con đường phát tán của bào tử?
Đó chính là ý nghĩa của sinh sản bào tử.
Slide 7 Đây là các hình thức sinh sản sinh dưỡng
-Các cây con mọc ra từ bộ phận nào của cây?
- Các cây con này được mọc ra trong điều kiện như thế nào?
- Đó là những đặc điểm của SSSD. Vậy SSSD tự nhiên là gì?
Slide 8
- Có những hình thức SSSD tự nhiên nào?
Chiếu một số hình ảnh minh họa cho các hình thức của SSSD tự nhiên(slide 9, 10,11,12)
-SSSD nhân tạo có những hình thức nào ?
-Hoàn thành PHT : Các phương pháp nhân giống vô tính.
-Vì sao phải cột chặt gốc ghép với cành ghép (hoặc chồi ghép) ?
-Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
-Có bỏ hết lá ở gốc ghép không ?Tại sao ?
-Tại sao phải chọn cành to, khỏe, lá không bị sâu bệnh ?
- Slide 13 :
-Nêu các phương pháp nhân giống vô tính có và không có ở trên hình ?
-Chiếu hình PP chiết cành, giâm cành và những thành tựu.(slide 14,15, 16, 17)
Nuôi cấy Tb và mô TV là gì ?
-Vì sao các thao tác phải tiến hành trong điều kiện vô trùng ?
- Chiếu hình cách nuôi cấy mô ở Cà rốt + một số hình ảnh về thành tựu nuôi cấy mô tế bào(slide 18, 19)
HĐ 3: Tìm hiểu vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
PP Trực quan+Vấn đáp
Slide 20
- Một cây đậu và cây thuốc bỏng trong điều kiện không ra hoa thì cây nào duy trì được nòi giống tốt hơn?
- Vậy vai trò của SSVT đối với TV là gì?
Trình bày vai trò của SSVT đối với ngành nông nghiệp và cho ví dụ minh họa ? (slide 21,22,23,24)
- GV nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức và cho HS ghi bài.
- Sinh sản là quá trình tạo ra cơ thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài .
- Có 2 kiểu: SSVT và SSHT.
- Từ các bộ phận sinh dưỡng.
- Không.
- Hình dạng giống nhau và giống cây mẹ. 
- Trả lời.
- SSVT ở TV có 2 hình thức:
+ Sinh sản bào tử.
+Sinh sản sinh dưỡng.
- Rêu, dương xỉ
- Có.
- Hình dạng khác nhau.
- Thể giao tử.
- Cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình hành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Rất nhiều.
- Nhờ gió, nước, động vật
- Từ cơ quan sinh dưỡng của cây.
- Trong điều kiện tự nhiên.
- Trả lời.
-SSSD từ thân củ, thân rễ
-SSSD từ thân củ, thân rễ, lá, thân,
-Nhằm tạo ra mối liên kết thật sít giữa bề mặt gốc ghép và bề mặt cành ghép (hoặc chồi ghép) giúp cho dòng vật chất dễ dàng di chuyển.
-Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép để giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá và tập trung nước nuôi cành ghép.
-Không. Chỉ bỏ một ít lá vì số lá còn lại giúp quang hợp nuôi dưỡng gốc ghép và cành ghép, đồng thời thoát hơi nước.
-Để đảm bảo cành ghép có khả năng sinh trưởng tốt nhất, tỉ lệ thành công cao.
+Có : ghép cành và ghép chồi
+Không có :Chiết cành và giâm cành ;nuôi cấy mô tế bào thực vật ;trồng hom,
-Để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh : nấm, VK, virus, xâm nhập gây phá hủy mô, tế bào
-Cây thuốc bỏng.
-Trả lời.
- Trả lời
I.Khái niệm chung về sinh sản.
Khái niệm: 
Sinh sản là quá trình tạo ra cơ thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài .
2. Các kiểu sinh sản:
Có 2 kiểu sinh sản:
 + Sinh sản vô tính.
 + Sinh sản hữu tính.
II. Sinh sản vô tính ở thực vật.
1. Khái niệm :
SSVT ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
 SSVT ở TV có 2 hình thức:
 + Sinh sản bào tử.
 + Sinh sản sinh dưỡng.
a. Sinh sản bào tử:
* Đại diện: Rêu, dương xỉ,
* Sơ đồ về sinh sản bào tử:
(Sơ đồ)
* Nhận xét sơ đồ:
- Có xen kẽ thế hệ giữa đơn bội (n) và lưỡng bội (2n).
- Có xen kẽ hình thái giữa thể giao tử và thể bào tử.
- Thể giao tử chiếm ưu thế hơn thể bào tử.
* Khái niệm sinh sản bào tử:
Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản vô tính mà cá thể con được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
* Ý nghĩa:
- Tạo ra số lượng lớn cây con trong cùng một thế hệ.
- Mở rộng vùng phân bố của loài.
b. Sinh sản sinh dưỡng (SSSD):
- Khái niệm: SSSD là hình thức sinh sản vô tính mà cá thể mới sinh ra từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
- Các hình thức:
+ Thân rễ: Rau má, cỏ tranh,
+ Rễ củ: củ khoai tây, khoai lang,
+Lá: thuốc bỏng,
+ Thân : mía,
+ Thân hành: củ hành,..
3.Phương pháp nhân giống vô tính:
+Ghép chồi và ghép cành.
+Chiết cành và giâm cành.
+Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
PHT
* Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
- Khái niệm: Đó là sự nuôi cấy các tế bào, mô lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởngtrên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thủy tinh đề tạo ra cây con.
- Lưu ý: Tất cả các thao tác phải được thực hiện ở điều kiện vô trùng.
- Cơ sở khoa học: Tính toàn năng của TB.
III. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người:
1. Đối với đời sống thực vật:
 SSVT giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.(Duy trì nòi giống- Sống qua mùa bất lợi- Phát triển nhanh khi gặp đk thuận lợi.)
2. Đối với đời sống con người:
SSVT có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp:
- Duy trì tính trạng tốt.
- Nhân nhanh giống cây trong thời gian ngắn, hạ giá thành, hiệu quả kinh tế cao.
- Tạo giống cây sạch bệnh.
- Phục chế những giống quí, hiếm.
4. Củng cố :
 	Cho HS làm một số câu trắc nghiệm:
	Câu 1: Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:
	A. Lóng.
	B. Thân rễ.
	C. Đỉnh sinh trưởng.
	D. Rễ phụ.
	Câu 3: Cách nhân giống nào có hiệu quả nhất?
	A. Giâm cành, chiết cành. 
	B. Ghép chồi, ghép cành.
	C. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
	D. Cả A, B và C.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Xem lại các kiến thức sau để chuẩn bị cho bài mới:
	+ Vòng đời của một cây có hoa điển hình.
	+ Cấu tạo của một hoa lưỡng tính.
- Nghiên cứu nội dung bài mới, chú ý những nội dung sau:
	+ Đặc trưng của sinh sản hữu tính là gì?
	+ Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi?
	+ Quá trình thụ tinh kép?
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai_41_Sinh_san_vo_tinh_o_thuc_vat.doc