Giáo án Sinh học 11 - Bài 35: Hoocmôn thực vật - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Hương

- GV: Trong chương trình Sinh học 8 đã được học, cho biết:

+ Hoocmon là gì?

+ Hoocmon có vai trò như thế nào đối với cơ thể động vật?

- GV: Hoocmon động vật cũng có đặc ddiemr và vai trò tương tự như hoocmon thực vật.

- GV: Nghiên cứu nội dung SGK tr 134, cho biết hoocmon thực vật là gì? Có đặc điểm gì? Và tác động như thế nào đến thực vật?

- GV: Nhận xét, bổ sung.

- GV: Tùy thuộc theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng, hoocmon được chia làm 2 loại:

+ Hoocmon kích thích.

+ Hoocmon ức chế.

- HS: Vận dụng kiến thức Sinh học 8 để trả lời:

+ Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.

+ Duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể. Điều hòa quá trình sinh lí trong cơ thể.

- HS: Trình bày được:

+ Khái niệm hoocmon thực vật.

+ Các đặc điểm của hoocmon thực vật.

+ Tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

 I. Khái niệm

- Hoocmon thực vật là chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

- Đặc điểm:

+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác. Vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

+ Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

+ Tính chuyên hóa thấp.

- Phân loại:

+ Hoocmon kích thích.

+ Hoocmon ức chế.

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 35: Hoocmôn thực vật - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT........ BÀI 35: HOOCMÔN THỰC VẬT
Ngày soạn: : 26/2/2016
Sinh viên: Phạm Thị Hương
Lớp K63A_ Thực hành chiều thứ 2
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS phải:
Kiến thức
Nêu được khái niệm hoocmon thực vật.
Trình bày được đặc điểm của hoocmon thực vật.
Kể tên các loại hoocmon và phân tích được tác động đặc trưng của mỗi hoocmon.
Phân tích được sự tương quan hoocmon thực vật.
Giải thích được cơ chế của tính hướng sáng, quả chín và hiện tượng cảm ứng.
Kĩ năng
Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
Kĩ năng học tập: tự học, hợp tác, đọc sách, thu thập thông tin.
Kĩ năng sinh học:quan sát, định nghĩa, trình bày.
Thái độ
Bảo quản nông sản.
Sử dụng hiệu quả các hoocmon trong trồng trọt.
Hạn chế các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của hoocmon thực vật trong bảo quản thực phẩm.
Phương pháp dạy học
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp giảng giải.
Phương pháp hợp tác.
Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của GV
SGK.
Tranh hình SGK phóng to.
Phiếu học tập:
Tìm hiểu các hoocmon kích thích
Nội dung
Auxin
Giberelin
Xitokinin
Nơi sinh ra
Phân bố
Tác động sinh lí
Ứng dụng
Chuẩn bị của HS
SGK.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là sinh trưởng của thực vật? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
Bài mới
3.1. Đặt vấn đề
Các em đã được học về cảm ứng. Nguyên nhân nào gây ra tính hướng sáng của thực vật khi được chiếu sáng từ một phía? (Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện của thân cây do auxin gây nên). Các chất như auxin và một số chất khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây được gọi là hoocmon thực vật. Vậy hoocmon thực vật là gì, có những loại hoocmon nào và chúng tác động ra sao đến thực vật, sẽ là nội dung nghiên cứu trong bài học 35.
3.2. Triển khai bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hoocmon thực vật
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Trong chương trình Sinh học 8 đã được học, cho biết:
+ Hoocmon là gì?
+ Hoocmon có vai trò như thế nào đối với cơ thể động vật?
- GV: Hoocmon động vật cũng có đặc ddiemr và vai trò tương tự như hoocmon thực vật.
- GV: Nghiên cứu nội dung SGK tr 134, cho biết hoocmon thực vật là gì? Có đặc điểm gì? Và tác động như thế nào đến thực vật?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Tùy thuộc theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng, hoocmon được chia làm 2 loại:
+ Hoocmon kích thích.
+ Hoocmon ức chế.
- HS: Vận dụng kiến thức Sinh học 8 để trả lời:
+ Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
+ Duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể. Điều hòa quá trình sinh lí trong cơ thể.
- HS: Trình bày được:
+ Khái niệm hoocmon thực vật.
+ Các đặc điểm của hoocmon thực vật.
+ Tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
I. Khái niệm
- Hoocmon thực vật là chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
- Đặc điểm:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác. Vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
+ Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hóa thấp.
- Phân loại: 
+ Hoocmon kích thích.
+ Hoocmon ức chế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoocmon kích thích
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu: Quan sát hình 35.1, 35.2, 35.3 SGK tr 139, 140, 141 và nghiên cứu nội dung mục II, hoàn thành nội dung phiếu học tập “Tìm hiểu các hoocmon kích thích”. Hoạt động nhóm 4 người trong thời gian 7 phút.
- GV: Chiếu kết quả thảo luận của một số nhóm.
- GV: Chữa bài, nhận xét và chiếu đáp án phiếu học tập.
- HS: Quan sát hình và nghiên cứu nội dung SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- HS: Đại diện nhóm trình bày => lớp nhận xét bổ sung.
II. Hoocmon kích thích
- Auxin (AIA).
- Giberelin (GA).
- Xitokinin.
(Nội dung phiếu học tập).
Đáp án phiếu học tập:
Nội dung
Auxin (AIA)
Giberelin (GA)
Xitokinin
Nơi sinh ra
Đỉnh của thân, cành
Chủ yếu ở rễ, lá
Rễ, chồi, lá non, tầng phân sinh.
Phân bố
Có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, tầng phân sinh bên...
Có nhiều trong hạt, lá, củ, chồi đang nảy mầm. Trong hạt và quả đang hình thành, trong lóng thân, cành đang sinh trưởng.
Có nhiều trong củ.
Tác động
Mức tế bào
Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của tế bào.
Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.
Mức cơ thể
Tham gia vào hoạt động sống của cây: hướng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi, ra rễ phụ. Thể hiện ưu thế đỉnh.
Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao cây, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.
Phân hóa chồi. Kìm hãm sự già hóa của cơ quan và cây.
Ảnh hưởng đến sự nảy mầm củ hạt, củ.
Ảnh hưởng đến trao đổi chất.
Ứng dụng
- Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả.
- Tạo quả không hạt.
- Nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
- Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ. Tác động đặc trưng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng.
- Kích thích sự ra hoa, hình thành hoa đực.
- Kích thích hình thành quả và quả không hạt.
- Tăng tốc độ phân giải tinh bột.
- Sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy mô tế bào.
- Điều khiển sự phát sinh chồi ở mô callus.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoocmon ức chế
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV nêu vấn đề:
+ Hoocmon ức chế là gì?
+ Có mấy loại hoocmon ức chế?
- GV nêu câu hỏi:
+ Khí etilen được sinh ra từ đâu?
+ Tác động sinh lí của etilen đối với cây?
- GV: Quan sát hình 35.4 cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì?
- GV: Con người đã ứng dụng etilen trong sản xuất như thế nào?
- GV có thể bổ sung thêm:
+ Tạo quả trái vụ ở dứa.
+ Sử dụng các hợp chất sản ra etilen để giấm hoa quả.
+ Ức chế hoa nở đúng vào các dịp lễ tết.
- GV: Nghiên cứu nội dung III.2 SGK tr 141 cho biết:
+ Nơi sản sinh hoocmon axit abxixic?
+ Ứng dụng của AAB?
- GV: Sự rụng lá, sự ngủ của hạt, đóng mở khí khổng có vai trò như thế nào với thực vật?
- HS: Nghiên cứu SGK và trả lời được:
+ Hoocmon ức chế kìm hãm sinh trưởng.
+ Có 2 loại hoocmon ức chế: etilen và axit abxixic.
- HS: Nghiên cứu SGK tr 141 và trả lời:
+ Trong hầu hết các phần khác nhau của thực vật.
+ Thúc quả chóng chín, rụng lá.
- HS: Vận dụng kiến thức để trả lời:
+ Quả đang chín sản ra nhiều etilen.
+ Etilen do quả chín sinh ra kích thích nhanh quá trình chín của quả xanh ở gần.
- HS: Liên hệ thực tiễn để trả lời.
- HS: nghiên cứu SGK và trả lời:
+ Trong lá (lục lạp), chóp rễ, tích lũy ở cơ quan đang già hóa.
+ Điều chỉnh sự rụng lá, sự ngủ nghỉ hạt, sự đóng mở khí khổng.
- HS: 
+ Khi nhiệt độ thấp, hanh khô, sự rụng lá hạn chế thoát hơi nước, mất nước.
+ Sự ngủ nghỉ của hạt bảo vệ hạt trong điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Khí khổng đóng giảm sự thoát hơi nước trong mùa khô.
III. Hoocmon ức chế
1. Êtilen
- Đặc điểm:
+ Sản ra trong hầu hết các phần khác nhau của thực vật. Trong thời gian rụng lá, quả chín, khi hoa già, khi mô bị tổn thương.
+ Tốc độ hình thành phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của cơ thể.
- Vai trò: thúc quả chóng chín, rụng lá.
2. Axit abxixic (AAB)
- Đặc điểm:
+ Chất ức chế sinh trưởng tự nhiên, có trong mô thực vật có mạch.
+ Ở thực vật có hoa, được sản ra trong lá, chóp rễ.
+ Được tích lũy ở cơ quan đang già hóa.
- Vai trò: 
+ Liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.
+ Tương quan AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tương quan hoocmon thực vật
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Tương quan giữa các hoocmon thực vật thể hiện như thế nào?
- GV: Lấy một số VD về tương quan hoocmon thực vật?
- GV: Đưa thêm VD về tương quan hoocmon thực vật:
+ Etilen và AAB có tác dụng đối kháng tuyệt đối với Auxin trong sự rụng của lá và quả.
+ Khi có một tác nhân nào đó cảm ứng sự rụng thì lập tức trong lá và quả tăng cường tổng hợp tích lũy AAB và Etilen tầng rời xuất hiện và gây ra sự rụng của chúng.
- HS: Nghiên cứu SGK tr 142 và trả lời được:
+ Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế sinh trưởng.
+ Tương quan giữa các hoocmon kích thích với nhau.
- HS: Có thể lấy VD dựa vào SGK tr 142.
IV. Tương quan hoocmon thực vật
- Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế sinh trưởng:
VD: GA << AAB: hạt khô ngủ nghỉ.
 GA >> AAB: hạt nảy mầm.
- Tương quan giữa các hoocmon kích thích với nhau:
VD: Auxin >> Xitokinin: ra rễ.
 Auxin << Xitokinin: ra chồi.
Củng cố
Chọn câu trả lời đúng:
1. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Auxin?
A. Vận chuyển không cần năng lượng.
B. Vận chuyển theo mạch rây và mạch gỗ.
C. Chủ yếu được sinh ra ở đỉnh thân và cành.
D. Có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm.
2. Kết luận không đúng về chức năng của xitokinin là?
A. Thúc đẩy sự phát triển của quả.
B. Kích thích sự phân chia tế bào chồi (mô phân sinh).
C. Thúc đẩy sự nảy mầm và sự ra hoa.
D. Thúc đẩy sự tạo chồi bên.
3. Giberelin có chức năng chính là?
A. Kéo dài thân ở cây gỗ.
B. Ức chế phân chia tế bào.
C. Đóng mở lỗ khí.
D. Sinh trưởng chồi bên.
Dặn dò
Học bài, đọc nội dung phần “Em có biết”.
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK tr 142.

File đính kèm:

  • docxBai_35_Hoocmon_thuc_vat.docx