Giáo án Sinh học 11 bài 31: Tập tính của động vật
1. Tập tính bẩm sinh :
VD:
- Nhện giăng tơ.
- Chim di cư.
- Cá ngựa đực ấp trứng và nuôi con.
- Ong hút mật.
- Gà sau khi đẻ xong thì cục tác.
- Khái niệm : tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.
- Đặc điểm: mang tính bẩm sinh, bền vững, khó thay đổi.
Ngày soạn: 07/03/2015 Ngày dạy: 11/03/2015 Tại lớp: 11A5 Giáo viên hướng dẫn: Hà Trọng Hiến- Tổ Sinh Địa - Trường THPT Lương Tài Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Hải Yến- Khoa Sinh- KTNN -Trường ĐH sư phạm Hà Nội 2 Tiết 33 - Bài 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm tập tính. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. - Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh và nghiên cứu SGK. - Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ - Tích cực tham gia bài học. - Biết được ý nghĩa của các tập tính đối với đời sống của động vật và con người. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp. III. PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: - SGK, tranh ảnh. 2. Học sinh: - Học bài cũ và xem bài mới trước khi đến lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, nề nếp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu khái niệm xinap và cấu tạo xinap? - Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong 1 cung phản xạ chỉ theo một chiều? 3. Bài mới: Để thích ứng với điều kiện sống luôn biến đổi, ở động vật đã xuất hiện nhiều tập tính. Vậy tập tính là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. Bài 31: Tập tính của động vật.... Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV: Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau phân tích 1 ví dụ, khi mèo bắt chuột thì nó thường thực hiện những động tác nào? HS: 1. Tiến đến gần nơi có chuột. 2. Tìm chỗ nấp. 3. Chờ thời cơ để bắt mồi. GV: Để bắt được chuột mèo đã thực hiện một chuỗi các phản ứng. Chuỗi các phản ứng đó được gọi là tập tính? Tập tính là gì? HS: Trả lời. GV: Vậy chuột bắt mèo hay gấu trắng ngủ đông để làm gì? HS: Trả lời. GV: Bổ sung và hoàn thiện. GV: Theo các em ở thực vật có tập tính hay không? HS: Có hoặc không. Nếu có là cây trinh nữ hoặc cây nắp ấm. GV: Cũng có 1 số tài liệu cho rằng đó là tập tính. Nhưng các em lưu ý : ở thực vật đó là cảm ứng. Vì tập tính là chuỗi phản ứng và có liên quan đến hệ thần kinh. GV: Như vậy có mấy loài tập tính và đó là những loại tập tính nào? Chúng ta sang phần II... GV: Các em hãy quan sát các ví dụ sau và cho cô biết những hoạt động nào sinh ra đã có và những hoạt động nào được hình thành trong đời sống cá thể? VD: - Thú con sinh ra đã biết bú mẹ. - Cá heo làm xiếc theo hướng dẫn. - Ếch nhái thường đẻ trứng trong nước. - Khỉ dùng gậy để hái quả. - Voi vận chuyển gỗ. - Sự gặp gỡ của chuồn chuồn trong mùa sinh sản. GV: Nêu đáp án và nhấn mạnh những hoạt động sinh ra đã có được gọi là tập tính bẩm sinh. Những hoạt động được hình thành trong đời sống cá thể được gọi là tập tính học được. GV: Qua các ví dụ bạn nào có thể nêu được cho cô thế nào là tập tính bẩm sinh? HS: Nghiên cứu SGK và quan sát ví dụ trả lời câu hỏi. GV: Vậy đặc điểm của tập tính này là gì? HS: Trả lời. GV: Bây giờ chúng ta cùng đi tiếp phần 2. Trước hết chúng ta cùng nghiên cứu các ví dụ sau: -Chuột nghe tiếng mèo kêu bỏ chạy. -Cá heo làm xiếc theo hướng dẫn. -Chim sâu không ăn những con sâu có màu sắc sặc sỡ. GV: Không phải ngẫu nhiên mà cá heo lại biết làm xiếc mà phải có sự hướng dẫn của con người. Những tập tính như vậy được gọi là tập tính thứ sinh hay học được. Vậy thế nào là tập tính học được? HS:Trả lời. GV: Vậy tập tính này cóđặc điểm (tính chất) gì? HS: Trả lời. GV:Trong một số trường hợp khó phân biệt rạch ròi giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Các em chú ý các ví dụ trang 124: -Ví dụ: + Tập tính bắt chuột ở mèo vừa là do bẩm sinh, vừa là do mèo mẹ dạy cho. + Tập tính xây tổ của chim vừa mang tính bấm sinh vừa là do học tập được từ đồng loại. Có những tập tính ngoài chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Những tập tính này người ta gọi là tập nhiễm. - Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về hai loại tập tính của động vật, một em hãy đọc to câu hỏi lệnh trang 125. - Hoàn thiện đáp án : Tập tính 1 và 2 là bẩm sinh vì không cần học tập, sinh ra là đã được hình thành, có sẵn trong tiềm thức. Tập tính 3 là tập tính học được vì phải qua học tập mới có. GV: Các tập tính của động vật được hình thành trên cơ sở nào chúng ta sang phần tiếp theo. GV: VD khi gặp trời mưa phản ứng của chúng ta là gì? Đầu tiên là dừng lại mặc áo mưa rồi đi tiếp hoặc có bạn chạy thật nhanh tìm chỗ trú. Qua vd trên các e thấy cơ sở thần kinh của tập tính là gì? HS: Trả lời GV: Trước hết ta khẳng định cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ. Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ. - Các em quan sát hình 31.2 SGK. Ở đây chúng sẽ tiến hành theo 1 cung phản xạ. Đầu tiên khi có kích thích tác dụng lên cơ quan thụ cảm, cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích đến hệ thần kinh trung ương hệ thần kinh sẽ phân tích và tổng hợp thông tin và thông qua đường dẫn truyền đến cơ quan thực hiện. GV: Vẽ sơ đồ hình 31.2 lên bảng. GV : Để hiểu rõ hơn về cơ sở thần kinh của từng loại tập tính các em nghiên cứu SGK và hoàn thiện PHT sau : Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Cơ sở thần kinh Chuỗi phản xạ không điều kiện Trình tự của các phản xạ trong hệ thần kinh được gen quy định Chuỗi phản xạ có điều kiện Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron (đường liên hệ thàn kinh tạm thời) . GV: Nghiên cứu SGK và cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành các tập tính học được? HS: Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ. GV : Đọc và trả lời câu hỏi lệnh trang 126. Trướckhi trả lời câu hỏi này em nào hãy nhắc lại những động vật nào có hệ thần kinh dạng lưới, những động vật nào có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? HS : Những động vật có hệ thần kinh dạng lưới là những động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc nghành ruột khoang như thủy tức. Những động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là những động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, chân khớp. GV :Hoàn thiện. Ở động vật có tổ chức thấp các tập tính của chúng hầu hết là bẩm sinh vì: + Hệ thần kinh có cấu tạo đơn giản. + Số lượng tế bào thần kinh không nhiều. + Tuổi thọ ngắn không có thời gian cho việc học tập. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển đặc biệt là con người có hệ thần kinh phát triển thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. + Tuổi thọ dài cho phép thành lập nhiều phản xạ có điều kiện. Hoàn thiện các tập tính phức tạp để thích ứng với điều kiện sống phức tạp. GV :Bổ sung kiến thức: Một số tập tính của động vật là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và nội tiết. Ví dụ tập tính ghép đôi và sinh sản của chim. Hoocmon sinh dục tiết ra khiến con đực có hoạt động khoe mẽ dẫn dụ con cái, kích thích con cái tiết ra hoocmon dẫn đến quá trình chín của trứng. Sau đó là quá trình giao phối và kết thúc là sự đẻ trứng của con cái. I. Tập tính là gì? -Ví dụ: Nhện giăng lưới. Hổ rình mồi. Mèo bắt chuột. -Khái niệm: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể). -Ý nghĩa: giúp động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. II. Phân loại tập tính Tập tính của động vật được chia làm 2 loại là : tập tính bẩm sinh và tập tính học được 1. Tập tính bẩm sinh : VD: - Nhện giăng tơ. - Chim di cư. - Cá ngựa đực ấp trứng và nuôi con. - Ong hút mật. - Gà sau khi đẻ xong thì cục tác. - Khái niệm : tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài. - Đặc điểm: mang tính bẩm sinh, bền vững, khó thay đổi. 2. Tập tính thứ sinh (tập tính học được). VD: -Chuột nghe tiếng mèo kêu bỏ chạy. -Cá heo làm xiếc theo hướng dẫn. -Chim sâu không ăn những con sâu có màu sắc sặc sỡ. Khái niệm: tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Đặc điểm: không bền, dễ thay đổi. III. Cơ sở thần kinh của tập tính - Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ. Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ. - Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính : H31.2 SGK. - Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào: + Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh dù đơn giản hay phức tạp. +Tuổi thọ của chúng. V.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ - Đọc phần “em có biết” -Làm bài tập cuối bài -Đọc trước bài mới Rút kinh nghiệm: Phê duyệt của GV hướng dẫn Giáo sinh thực tập Hà Trọng Hiến Nguyễn Thị Hải Yến
File đính kèm:
- Bai_31_Tap_tinh_cua_dong_vat_20150726_111417.doc