Giáo án Sinh học 11 - Bài 30: Truyền tin qua XINAP - Nguyễn Thị Thu Thảo

-Nghiên cứu SGK và kể tên có những loại chất trung gian hoá học phổ biến ở động vật?

+những chất kích thích: axetylcholin,

+ những chất ức chế: axit gamma-aminobutylic, glyxin, axit glutamic

+Những chất có thể kích thích hoặc ức chế: adrenalin, noradrenalin, dopamin, serotonin

- Vị trí của khe xinap?

Khe xinap là một khoảng hở nên xung thần kinh không thể lan truyền liên tục. Tại đây có chứa các enzym đặc hiệu có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền qua xináp. Khi các enzym này bị bất hoạt, cơ thể có thể gặp nguy hiểm.

 Kích thước của khe xinap thay đổi tuỳ theo loại xinap.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 4538 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 30: Truyền tin qua XINAP - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 11 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	Lớp dạy:
Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XINAP
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Vẽ và mô tả được cấu tạo của xinap.
-Trình bày được quá trình truyền tin qua xinap.
2.Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng quan sát H30.1; H30.2; H30.3 rút ra kiến thức về cấu tạo của xinap, quá trình truyền tin qua xinap.
-Kỹ năng hợp tác khi tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm xinap, đặc điểm cấu tạo của xinap và quá trình truyền tin qua xinap.
3.Thái độ:
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng trong thực tế.
-Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng, có niềm tin vào khoa học, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Giáo án
 2.Học sinh:
-Xem bài mới trước ở nhà
III.Tiến trình tiết dạy:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
-Sự lan truyền xung TK ở 2 loại sợi TK?
 3.Bài mới:
 Xung thần kinh lan truyền trên dây thần kinh khi di chuyển sang tế bào thần kinh khác hay tế bào khác thì chúng sẽ truyền tin như thế nào? Hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài mới: Bài 30: Truyền tin qua xinap để biết xinap là gì, cấu tạo xinap và quá trình truyền tin của nó.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
HĐ 1: Khái niệm xinap và cấu tạo của xinap
PP: trực quan+vấn đáp
-Cho HS quan sát Slide 2
-Xác định vị trí của xinap?
-Vậy xinap là gì?
-Quan sát lại hình và cho biết có các kiểu xinap nào?
-Dựa vào đâu mà người ta gọi tên xinap như vậy?
HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo xinap
PP: Vấn đáp trực quan
-Có những loại xinap nào? Loại nào là phổ biến ở động vật?
Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu loại xinap phổ biến đó là cấu tạo của xinap hoá học.
-Quan sát Slide 3 mô tả cấu tạo hoá học của xinap hoá học?
Màng trước xinap thuộc noron trước, còn màng sau thuộc noron sau. Màng trước phình to thành chuỳ xinap.
-Chuỳ xinap có chứa gì?
- Vấn đáp tái hiện chức năng của ti thể? ( Ti thể có chức năng OXH các chất tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của xinap)
mỗi xinap chỉ có 1 loại chất trung gian hoá học. 
-Nghiên cứu SGK và kể tên có những loại chất trung gian hoá học phổ biến ở động vật?
+những chất kích thích: axetylcholin,
+ những chất ức chế: axit gamma-aminobutylic, glyxin, axit glutamic
+Những chất có thể kích thích hoặc ức chế: adrenalin, noradrenalin, dopamin, serotonin
- Vị trí của khe xinap?
Khe xinap là một khoảng hở nên xung thần kinh không thể lan truyền liên tục. Tại đây có chứa các enzym đặc hiệu có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền qua xináp. Khi các enzym này bị bất hoạt, cơ thể có thể gặp nguy hiểm.
 Kích thước của khe xinap thay đổi tuỳ theo loại xinap. 
- Màng sau có chứa gì?
Mỗi thụ thể gồm có 2 thành phần: Thành phần gắn vào chất trung gian hóa học và thành phần nối với các kênh ion hoặc nối với các enzym.
Mỗi thụ thể chỉ tiếp nhận một chất trung gian hóa học đặc hiệu mà thôi.
-A: ở chỗ tiếp xúc giữa hai tế bào thần kinh
 B: ở chỗ tiếp xúc giữa tb thần kinh và tb cơ.
 C: ở chỗ tiếp xúc giữa tb thần kinh và tb tuyến.
-Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).
-Có 3 kiểu: xinap thần kinh- thần kinh, xinap thần kinh- cơ, xinap thần kinh- tuyến.
- Tên gọi của các kiểu xinap này được gọi theo tên TB mà thần kinh tiếp xúc.
Ví dụ xinap thần kinh- thần kinh là diện tiếp xúc giữa hai tế bào thần kinh
-Có 2 loại xinap: xinap điện và xinap hoá học.Trong đó xinap hoá học là phổ biến.
-Xinap gồm: màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap.
- Có ti thể và các bóng xinap chứa chất trung gian hóa học.
-Cung cấp năng lượng.
Chất trung gian phổ biến ở động vật là: axetylcholin, noradrenalin, ngoài ra còn có chất trung gian khác như dopamin, serotorin.
-Khe xinap: là khoảng hở giữa màng trước và màng sau xinap.
- Màng sau: có nhiều enzim, thụ thể nhận chất trung gian hoá học.
I. Khái niệm xinap
 1. Khái niệm
Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).
2. Các kiểu xinap
- Xinap thần kinh- thần kinh.
- Xinap thần kinh- cơ.
- Xinap thần kinh- tuyến.
II.Cấu tạo xinap
-Màng trước: Phình to làm thành chuỳ xinap 
-Chuỳ xinap có các túi nhỏ chứa chất môi giới hoá học như:(axetylcholin, adrenalin, ) và một số ty thể.
-Khe xinap: là một khoảng hở giữa màng trước và màng sau.
Chất trung gian phổ biến ở động vật là axetylcholin, noradrenalin, ngoài ra còn có chất trung gian khác như dopamin, serotorin.
-Màng sau: có nhiều enzim, thụ thể nhận chất trung gian hoá học.
15’
HĐ 2: Tìm hiểu qúa trình truyền tin qua xinap
PPDH: TQ+VĐ
-Chiếu Slide 4 và cho biết quá trình truyền tin qua xinap diễn ra như thế nào?
Đây là ví dụ đối với xinap có chất trung gian là axetylcholin. 
Xung thần kinh→chuỳ xinap, ion Ca2+ đi vào chuỳ có tác dụng làm giải phóng chất trung gian hoá học→qua khe xinap.Tác dụng này gây ra 2 trạng thái hoặc hưng phấn hoặc ức chế.
- Nếu chất trung gian hóa học gây hưng phấn à tác dụng lên màng sau làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion Na+ à màng sau xuất hiện hưng phấn và tiếp tục truyền đi.
- Nếu chất trung gian hóa học có tác dụng gây ức chế à tác dụng lên màng sau làm thay đổi trạng thái của màng từ phân cực thành tăng phân cực à xuất hiện điện thế ức chế sau xinap. Vậy xung đến xinap dừng lại không được truyền đi nữa.
-Tốc độ lan truyền xung TK qua xinap so với lan truyền xung thần kinh trên sợi TK như thế nào? Tại sao lại như vậy?
- Thông tin được truyền qua xináp nhờ đâu?
- Chất trung gian hóa học có vai trò gì trong quá trình truyền tin qua xinap?
- Chất trung gian hóa học có bị ứ đọng ở màng sau xinap không? Vì sao?
- Khi các bóng xinap đến màng trước vỡ ra giải phóng nhiều chất trung gian hoá học như vậy thì liệu các bóng xinap ở màng trước có bị cạn kiệt không?
-Hiện tượng chậm xinap là gì?
-Điều gì xảy ra nếu màng sau xinap mất khả năng nhận cảm axetylcholin?
-Vì sao xung thần kinh chỉ truyền 1 chiều từ màng trước qua màng sau xinap mà không thể truyền theo chiều ngược lại?
- Tóm lại: Một xung động thần kinh muốn truyền qua được xináp phải có đủ những điều kiện nào?
Tất cả những yếu tố nào ảnh hưởng đến 2 điều kiện trên đây đều làm thay đổi sự dẫn truyền qua xináp. Có những chất làm giảm sự dẫn truyền luồng XTK ở xinap như thuốc giảm đau, thuốc gây mê. Ngược lại có những chất giúp vận chuyển hưng phấn qua xinap dễ dàng như cafein, alcalose, strychnin. 
Trong cơ thể còn có loại xinap ít phổ biến đó là xinap điện. Xinap điện cấu tạo từ các kênh ion nối giữa 2 màng tế bào bên cạnh nhau nên xung thần kinh có thể lan truyền thẳng từ noron này sang noron khác. (loại xinap này cho phép thông tin dẫn truyền theo 2 chiều)
Xinap điện chỉ có ở cơ tim, thành ống tiêu hoá, khí quản, một số vùng trên vỏ não.
- Chậm hơn.Vì trải qua nhiều giai đoạn và qua môi trường dịch mô.
- Nhờ chất trung gian hóa học.
- Chất trung gian hóa học làm thay đổi tính thấm ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
-Không, vì màng sau xinap có Ezim axetincolinesterase phân huỷ Axetincolin thành axetat và colin.
- Không, vì hai chất axetat và colin được tạo ra từ sự phân giải axetycholin sẽ quay lại màng trước vào chuỳ xinap và được tái tổng hợp lại thành axetincolin chứa trong các bóng xinap.
-Do số lượng kích thích đến màng trước xinap quá nhiều cùng lúc, làm cho các túi chứa chất trung gian hoá học bị vỡ ra và không kịp tái tạo ở màng trước dẫn đến các xung thần kinh không thể truyền đi tiếp đến màng sau gọi là hiện tượng chậm xinap.
-Hưng phấn ở màng sau không được hình thành.
-Màng sau không có chất trung gian hoá học để đi về phía màng trước. Màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
-Có đủ 2 điều kiện: 
 + Phải có một lượng nhất định chất trung gian hóa học giải phóng vào khe xináp khi xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng
 + Sau khi giải phóng ra, chất trung gian hoá học phải gắn được vào các receptor ở phần sau xináp.
III.Qúa trình truyền tin qua xinap
-Giai đoạn 1: Xung thần kinh lan truyền đến xináp làm cho Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
-Giai đoạn 2: Ca2+ vào làm bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xináp.
-Giai đoạn 3: Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
3’
- Nêu một số ứng dụng liên quan quá trình truyền tin qua xinap?
Những hiểu biết về quá trình truyền tin qua xinap được ứng dụng khá nhiều trong thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực y học. 
-Atropin là một loại thuốc giảm đau. Atropin là alcaloid chiết xuất từ Atropa belladona Solanaceae. Do atropin phong bế màng sau xinap làm mất khả năng nhận cảm với chất axetincolin của màng sau, làm hạn chế hưng phấn và giảm co thắt, gây giảm đau.
-Aminazin cũng có tác dụng tương tự như enzim aminoxidaza làm phân giải adrenalin. Vì thế làm giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.
-Thuốc tẩy giun sán cho lợn (dipterec), sau khi uống vào, thuốc ngấm vào giun sán, làm phá hủy enzim ở các xinap gây co cơ telanos, làm giun sán cứng đờ, không bám được vào niêm mạc ruột, cơ trơn của ruột lơn tăng cường co bóp đẩy giun sán ra ngoài.
+ Cho học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài để thấy từ xưa con người cũng đã có những ứng dụng về quá trình truyền tin qua xinap trong cuộc sống.
-Ứng dụng trong y học như chế tạo thuốc giảm đau Atropin, aminazin đối với người và thuốc tẩy giun sán Dipterex ở lợn.
IV.Ứng dụng
-Ứng dụng trong y học như chế tạo thuốc giảm đau Atropin, aminazin đối với người và thuốc tẩy giun sán Dipterex ở lợn.
4. Củng cố: (2’)
.Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hoá học nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hoá học? (Ưu điểm của xinap hoá học so với xinap điện)
 -Truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap.
- Mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn.
- Dẫn truyền xung thần kinh theo 1 chiều.
- Chất trung gian hoá học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai_30_Truyen_tin_qua_xinap.docx