Giáo án Sinh học 10 - Tiết 5 - Bài 4, 5: Lipit và protein

- Yếu tố môi trường: nhiệt độ cao, độ pH- phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của protein.

- Tác hại: protein mất chức năng.

* Hiện tượng biến tính: Là hiện tượng protein bị biến đổi cấu trúc không gian.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 8844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 5 - Bài 4, 5: Lipit và protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/2013
Ngày giảng:……………10a1;....................10a2;......................10a3
Tiết 5: 
Bài 4,5:
LIPIT VÀ PROTEIN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	 1. Kiến thức
 	 - HS phải biết được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong các cơ thể sinh vật.
 	- Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
 	 - Kể tên các loại lipit và chức năng của từng loại lipit.
 	 - Học sinh phân biệt được các mức độ cấu trúc của protein và chức năng của protein.
 	2. Kĩ năng
 	 - Quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ
 	- Khát quát hóa kiến thức
B. PHƯƠNG PHÁP
 	 - Vấn đáp, thuyết trình, giảng giải.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Tranh phóng to hình 4.1, 4.2 SGK trang 20, 21.
 	 - Phiếu học tập
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 	1. Ổn định tổ chức lớp
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ
 	 - Trình bầy cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước.
 	- Trả lời câu hỏi 2 SGK – trang 18.
	 3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cacbohiđrat (đường)
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1: “ Tìm hiểu cấu trúc cacbohiđrat”
I. Cacbohiđrat (đường)
1. Cấu trúc hóa học
(Đáp án phiếu học tập)
Đáp án nội dung phiếu học tập số 1
Đường đơn (Mônôsaccarit)
Đường đôi 
(Đisaccarit)
Đường đa 
(Pôlisaccarit)
Ví dụ
- Glucôzơ, Fructôzơ (đường trong quả)
- Galactôzơ (đường sữa)
- Sacacrôzơ (Đường mía)
- Lactôzơ, Mantôzơ (mạch nha)
- Xenlulôzơ, tinh bột, glycogen, kitin.
Cấu trúc
- Có từ 3 -7 nguyên tử cacbon.
- Dạng mạch thẳng và mạch vòng.
- 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glicôzit.
- Rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.
- Xenlulôzơ:
+ Các đơn phân liên kết bằng liên kết glicôzit
+ Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi xenlulôzơ.
+ Các vi sợi liên kết tạo nên thành tế bào thực vật.
- GV bổ sung kiến thức:
+ Xenlulôzơ đặc biệt cấu tạo nên thành tế bào.
+ Đường đôi còn được gọi là đường vận chuyển vì nhiều loại trong số chúng được cơ thể sinh vật dùng để chuyển từ nơi này đến nơi khác. Lactôzơ là loại đường sữa mà mẹ dành nuôi con.
- Cho biết chức năng của cacbohiđrat?
* Liên hệ: Vì sao khi bị đói lả (hạ đường huyết) người ta thường cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác?
- Người và các sinh vật khác sử dụng các loại đường như thế nào?
2. Chức năng
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.
Ví dụ:
+ Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ trong cây.
+ Glicôgen là nguồn dự trữ ngắn hạn.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Ví dụ: Kitin cấu tạo nên thành tế bầo nấm và bộ xương ngoài của côn trùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lipit
- GV nêu câu hỏi:
+ Lipit có đặc điểm gì khác cacbohiđrat?
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2
II. Lipit
1. Đặc điểm chung
- Có đặc tính kị nước.
- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần hóa học đa dạng.
2. Các loại lipit
Đáp án nội dung phiếu học tập số 2
Mỡ
Photpholipit
Stêrôit
Sắc tố và vitamin
Cấu tạo
- Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 3 axit béo (16 – 18 nguyên tử C)
+ Axit béo no: trong mỡ động vật.
+ Axit béo không no: Có trong thực vật, 1 số loài cá.
- 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.
- Chứa các nguyên tử kết vòng.
- Viatmin là phân tử hữu cơ nhỏ.
- Sắc tố carôtenôit
Chức năng
- Dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Tạo nên các loại màng tế bào.
- Cấu tạo màng sinh chất và 1 số hoocmon.
- Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.
Hoạt động 3: Tìm hiểu protein
- Protein có đặc điểm gì?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu 4 bậc cấu trúc của protein qua phiếu học tập.
III. Protein
1. Cấu trúc của protein
a. Đặc điểm chung
- Protein là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân của protein là aa.
- Protein đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa.
Đáp án nội dung phiếu học tập số 3
Loại cấu trúc
Đặc điểm
Bậc 1
- aa liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.
Bậc 2
- Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hoặc gấp nếp nhờ liên kết hiđro giữa các nhóm peptit gần nhau.
Bậc 3
- Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều.
- Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch pôlipeptit.
Bậc 4
- Prôtein có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau tạo phức hợp lớn hơn.
GV hỏi:
- Thế nào là hiện tượng biến tính?
- Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng biến tính?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc của protein?
* Liên hệ: Tại sao 1 số VSV sống ở suối nước nóng có nhiệt độ ~ 10000 C mà protein của chúng không bị biến tính?
- Tại sao khi đun nóng nước gạch cua (canh cua) thì protein của cua lại đóng thành từng mảng?
- Protein có chức năng gì? Cho ví dụ cụ thể?
- Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
* Tích hợp MT:
- Các nguồn thực phẩm từ thực vật và động vật cung cấp đa dạng các loại pr cần thiếtà cần có ý thức bảo vệ động vật, thực vật, bảo vệ nguồn gen-đa dạng sinh học.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc protein
- Yếu tố môi trường: nhiệt độ cao, độ pH- phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của protein.
- Tác hại: protein mất chức năng.
* Hiện tượng biến tính: Là hiện tượng protein bị biến đổi cấu trúc không gian.
2. Chức năng của protein
 (SGK)
→ Vì mỗi loại protein có cấu trúc và chức năng khác nhau.
+ Có thể trong mỗi giai đoạn khác nhau thì sử dụng lượng protein khác nhau.
	 4. Củng cố
 - HS đọc kết luận SGK trang 22.
 - Kể tên các loại đường, các loại lipit và cho biết vai trò.
 	5. Dặn dò
 - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Ôn tập kiến thức về ADN.
	6. Rút kinh nghiệm bài dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiết 5.doc