Giáo án Sinh học 10 - Tiết 31 - Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Giai đoạn sơ nhiễm

* Giai đoạn không triệu chứng

* Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS

→ Thời gian ủ bệnh của HIV rất lâu, có thể đến 10 năm. Sau khi phơi nhiễm, người bệnh chỉ bị sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi nổi hạch trong thời gian ngắn nên rất dễ nhầm với các bệnh khác. Sau thời kì này là đến giai đoạn không biểu hiện triệu trứng. Chỉ khi nào cơ thể bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, các VSV cơ hội mới tấn công cơ thể để gây triệu chứng AIDS. Khi còn chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể không biết mình đã mắc bị nhiễm HIV nên không có biện pháp phòng ngừa, dễ lây lan cho người thân và cộng đồng

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 15854 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 31 - Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2013
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
 Tiết 31:
Bài 30:
SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	1. Kiến thức: 
	 - HS nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virut
 - HS hiểu HIV là virut gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội.
 	2. Kỹ năng: 
	 - Quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ
 	 - Khát quát hóa kiến thức
 	 - Vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng thực tế.
B. PHƯƠNG PHÁP.
	 - Vấn đáp, thuyết trình
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh phóng to hình 30 SGK trang 119.
 	- Tờ rơi tuyên truyền về đại dịch AIDS.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bầy cấu trúc và hình thái của virut? Cho ví dụ về virut và bệnh do virut gây nên?
3. Bài mới:
Hoạt động thầy trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut
- GV yêu cầu HS
+ Gấp toàn bộ SGK
+ Quan sát hình 30 phóng to ở trên bảng.
+ Nghiên cứu các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virut.
- GV yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi:
+ Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể nhiễm vào 1 loại tế bào nhất định? (Trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut).
+ Làm thế nào virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt?
(Virut có hệ gen mã hóa lizôzôm để làm tan thành tế bào). 
+ 1 số virut kí sinh trên động vật có thể xâm nhập bằng cách ẩm bào hay thực bào.
* Liên hệ 
- Từ 1 phân tử axit nucleic, khi vào trong tế bào có thể bắt tế bào tổng hợp ra hàng trăm, hàng nghìn virut mới, giống như 1 que diêm có thể gây ra 1 đám cháy lớn.
- Tại sao 1 số động vật như: trâu, bò, gà bị nhiễm virut thì bệnh tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong? (Virut nhân lên rất nhanh trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục xâm nhập vào các tế bào cùng loại, sử dụng chất dinh dưỡng và thải độc vào tế bào làm cho tế bào ngừng hoạt động.)
Hoạt động 2: Tìm hiểu HIV/AIDS
- GV nêu câu hỏi:
+ HIV là gì?
+ Tại sao lại nói HIV gây suy giảm miễn dịch ở người?
+ Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì?
- GV giảng giải: 1 số bệnh nhân khi bị nhiễm HIV sẽ bị nhiễm bệnh cơ hội và chết vì các bệnh cơ hội.
- GV dùng tranh ảnh để giảng giải sự nhân lên của virut HIV trong cơ thể người và nhấn mạnh sự phiên mã ngược ARN của virut thành ADN và gắn vào ADN của tế bào T4 chỉ huy bộ máy di truyền và sinh tổng hợp của tế bào, sao chép sinh ra 1 loạt HIV, làm tế bào T bị vỡ ra. Đây cũng là lí do khiến HIV trở nên cực kì nguy hiểm.
- GV thông báo: Virut HIV xâm nhập vào cơ thể, nhân lên phá huỷ hệ thống miễn dịch, sau quá trình ủ bệnh thì chuyển sang AIDS.
+ Trình bầy các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS?
+ Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? (Gái mại dâm, tiêm chích ma túy)
+ Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội? 
+ Làm thế nào để phòng tránh HIV?
+ Liên hệ thực tế về công việc tuyên truyền phòng tránh HIV?
I. Chu trình nhân lên của virut
Chia làm 5 giai đoạn:
1. Sự hấp thụ
- Tất cả virut (trần hoặc có vỏ ngoài) đều có gắn các gai glycoprotein của mình vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào để mở đầu cho sự xâm nhập của virut vào tế bào.
2. Xâm nhập
* Với phagơ
→ Phá hủy thành tế bào nhờ enzim lizôzim
→ Bơm axit nucleic vào tế bào chất, vỏ nằm ngoài.
* Với virut động vật
→ Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất
→ Cởi vỏ nhờ enzim để giải phóng axit nucleic.
3. Sinh tổng hợp
- Virut tổng hợp axit nucleic và protein cho mình nhờ emzim và nguyên liệu của tế bào (có 2 loại protein là: protein enzim và protein vỏ capsit)
4. Lắp ráp
- Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo virion hoàn chỉnh.
5. Phóng thích
Theo 2 cách:
* Virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt → làm tế bào chết ngay (gọi là quá trình sinh tan)
* Virut chui ra từ từ theo lối nảy chồi → tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (quá trình tiềm tan)
II. HIV/AIDS
1. Khái niệm về HIV
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người
- HIV có khả năng gây nhiễm và phá huỷ 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 , đại thực bào) làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
* Vi sinh vật cơ hội: là vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch tấn công.
* Bệnh cơ hội: Bệnh do vi sinh vật cơ hội gây nên (VD: Lao phổi, viêm màng não,…)
2. Các con đường lây truyền HIV
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích,…
- Qua đường tình dục.
- Do mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ.
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh
* Giai đoạn sơ nhiễm
* Giai đoạn không triệu chứng
* Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS
→ Thời gian ủ bệnh của HIV rất lâu, có thể đến 10 năm. Sau khi phơi nhiễm, người bệnh chỉ bị sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi nổi hạch trong thời gian ngắn nên rất dễ nhầm với các bệnh khác. Sau thời kì này là đến giai đoạn không biểu hiện triệu trứng. Chỉ khi nào cơ thể bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, các VSV cơ hội mới tấn công cơ thể để gây triệu chứng AIDS. Khi còn chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể không biết mình đã mắc bị nhiễm HIV nên không có biện pháp phòng ngừa, dễ lây lan cho người thân và cộng đồng
4. Biện pháp phòng ngừa
- Sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Loại trừ tệ nạn xã hội.
- Vệ sinh y tế theo quy trình nghiêm ngặt.
4. Củng cố
 	 	 - Tại sao nói virut là dạng kí sinh nội bào bắt buộc? Ở ngoài cơ thể sống, virut có tồn tại đựoc không? (không tồn tại được lâu vì virut không có khả năng trao đổi chất và năng lượng).
 	 - Trên da luôn có các tế bào chết. HIV bám lên da có thể lây nhiễm được không? (không gây nhiễm được) Trường hợp nào có thể lây nhiễm? (khi da bị thương).
5. Dặn dò: 
 	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 	- Đọc mục: “Em có biết?”.
 	- Tìm hiểu về bệnh do virut gây nên ở động vật, thực vật.
 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
	........................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc