Giáo án Sinh học 10 - Bài 9, 10: Tế bào nhân thực

Màng sinh chất.

a. cấu tạo:

- từ lớp kép photpholipit và các phân tử protein ( khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử cloesteron làm tăng tính ổn định cho màng.

b. chức năng:

- TĐC với môi trường một cách có trọn lọc, thu nhận thông tin từ tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ nhờ ”dấu chuẩn”

- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng dinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulozo. Còn ở tế bào nấm là kitin có tác dụng bảo vệ tế bào cũng như xác định hình dạng của tế bào.

 

docx4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 9, 10: Tế bào nhân thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2014	Tuần học : 04
Ngày dạy : 13/10/2014	Tiết PPCT: 04
BÀI 9-10- TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của lục lạp và ti thể.
- Giải thích được vì sao ti thể được coi là “nhà máy sản xuất năng lượng” cho tế bào.
- Nêu được chức năng của không bào, ribôxôm.
- Mô tả được cấu trúc màng sinh chất,hiểu được vì sao MSC có cấu trúc khảm động.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, khai thác thông tin từ hình ảnh.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ: Theo tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học THPT, liên hệ:
- mục VI- Lục lạp:
+ Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái và giáo dục trồng và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Giáo án.
- Phiêu học tập 
Ti thể
Lục lạp
Cấu tạo
Chức năng
- Clip tuyên truyền bảo vệ tài nguyên rừng.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Học bài cũ và xem trước bài 9-10: Tế bào nhân thực.
 III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp. Kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân thực? Tại sao gọi là tế bào nhân thực?
- Phân biệt lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
3. Bài mới:
Mở bài: tại sao cây xanh có thể quang hợp? Bào quan nào thực hiện quá trình này.
I. Tìm hiểu câu tạo và chức năng của ti thể và lục lạp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập trong vòng 5 phút.
Ti thể
Lục lạp
Cấu tạo
Chức năng
- Tại sao lại ví Ti thể như một nhà máy điện?
- Những tế bào nào chứa nhiều ti thể nhất?
- Tại sao lá cây mà xanh? Lá của cây trồng ngoài ánh sáng và lá cây trồng trong bóng râm lá nào chứa nhiều lục lạp hơn? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cho HS.
- GV mở rộng: trong hệ sinh thái thực vật đóng vai trog cực kì quan trọng như điều hòa khí hậu, cung cấp thức ăn cho các loài sinh vật khác, đảm bảo cân bằng sinh thái... nhưng hiện nay diện tích rừng đang bị thu hẹp (chiếu phim về nạn chặt phá rừng và hậu quả để lại...) đặt cho HS câu hỏi: chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng?
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cho HS
- HS tiến hành thảo luận, đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 
- Vì ti thể tham gia vào quá trình hô hấp, chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành năng lượng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
- Những tế bào nào hoạt động nhiều nhất thì cần năng lượng thì chứa nhiều ti thể nhất.
- HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời.
- HS xem phim, liên hệ kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
* Tiểu kết:
4. Ti thể và lục lạp:
Ti thể
Lục lạp
Cấu trúc
- Cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên chứa nhiều enzim hô hấp
- Bên trong chất nền chứa AND và Riboxom
- Cấu trúc màng kép
- Bên trong chứa chất nền, AND và riboxom cùng hệ thống túi dẹt được gọi là tilacoit. Trên màng tilacoit chứa nhiều enzim quang hợp
Vi lượng
- là nơi tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
- nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển quang năng thành hóa năng)
II. Tìm hiểu một số bào quan khác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: Không bào
- Nêu đặc điểm của không bào?
- Chức năng của không bào là gì?
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS.
Hoạt động II: Lizoxom
- Đọc mục :Em có biết ? Con nòng nọc mất đuôi do hoạt động của bào quan nào?
- Nêu đặc điểm cấu tạo của lizoxom và chức năng của nó.
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho HS.
- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
- Nòng nọc mất đuôi do hoạt động của lizoxom
- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
* Tiểu kết: 
5. Không bào
- Cấu trúc: Là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào có chứa các chất hữu cơ và các ion tạo nên áp suất thẩm thấu.
- Chức năng: Phụ thuộc vào từng loại tế bào.
 6. Lizôxôm
- Cấu trúc: Là bào quan dạng túi, có màng đơn.
 - Vai trò: Tiết ra các enzim thuỷ phân phân huỷ tế bào chết hoặc bị bệnh.
III. Tìm hiểu màng sinh chất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Quan sát hình 10.2, mô tả cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động.
- Tại sao lại gọi là mô hình khảm động?
- Màng sinh chất có chức năng gì?
- Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể nhận lại có thể nhận biết ra các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan ghép này?
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho HS.
- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
- Vì màng sinh chất có khả năng nhận biết các tế bào lạ nhờ “dấu chuẩn”
HS chú ý lắng nghe.
* Tiểu kết: 
7. Màng sinh chất.
a. cấu tạo:
- từ lớp kép photpholipit và các phân tử protein ( khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử cloesteron làm tăng tính ổn định cho màng.
b. chức năng:
- TĐC với môi trường một cách có trọn lọc, thu nhận thông tin từ tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ nhờ ”dấu chuẩn”
- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng dinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulozo. Còn ở tế bào nấm là kitin có tác dụng bảo vệ tế bào cũng như xác định hình dạng của tế bào.
4. Củng cố:
-GV củng cố bằng các câu hỏi trong SGK. 
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 14.
- Đọc phần X- Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất , mục ghi nhớ và mục Em có biết.
- Tự giác ôn tập từ bài 1à bài 10 để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxbai 9 10 Te bao nhan thuc tt.docx
Giáo án liên quan