Giáo án Sinh học 10 - Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch - Nguyễn Thị Thu Thảo

Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua những con đường nào?

- GV nhận xét và đưa ra kết luận dựa vào khả năng lan truyền ta có thể chia thành 2 phương thức lan truyền đó là truyền ngang và truyền dọc:

+ Truyền ngang là hình thức chỉ lan truyền từ cá thể này sang cá thể khác trong quần thể.

+ Truyền dọc là hình thức lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Em nào có thể nêu một vài ví dụ cụ thể về phương thức truyền ngang?

 

docx8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 4906 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 10 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	Lớp dạy:10 cơ bản
Tiết dạy:
 Bài 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
-Học sinh nắm được khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
-Biết được cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
-Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghiên cứu, phân tích, rút ra kiến thức phòng tránh bệnh truyền nhiễm, phân biệt các loại miễn dịch.
-Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
3.Thái độ:
-Có thái độ tin tưởng vào khoa học.
-Có ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình.
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên:
-Giáo án
-Phiếu học tập:
 + PHT số 1: Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut.
 + PHT số 2: Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
PHT : Các bệnh truyền nhiễm thường gặp cho virut.
Các bệnh truyền nhiễm
Cách xâm nhập
Bệnh thường gặp
Bệnh đường hô hấp
- Virut từ không khí qua niêm mạc vào mạch. máu tới đường hô hấp.
- Viêm phổi, cúm, SARS,
Bệnh đường tiêu hóa
- Virut qua miệng nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu đến các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột ra ngoài theo phân.
- Viêm gan, tiêu chảy, quai bị,
Bệnh hệ thần kinh
- Virut vào máu hoặc theo dây thần kinh ngoại vi tới hệ thần kinh trung ương. 
- Viêm não, bại liệt, bệnh dại.,...
Bệnh đường sinh dục
- Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục.
HIV/AIDS, viêm gan B,
Bệnh da
- Virut qua đường hô hấp vào máu rồi đến da.
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc đồ dùng hàng ngày.
- Sởi, đậu mùa,
2.Học sinh:
-Học bài cũ.
-Nghiên cứu trước bài mới (Có thể đọc thêm thông tin bổ sung Bài 35 trang 104 – 105 Công Nghệ 10).
III.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới: (35 phút)
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường thấy hoặc mắc phải một số bệnh như bệnh cúm, đậu mùa, sốt xuất huyết, và chúng ta cũng đã học qua bệnh HIV. Những bệnh này được gọi là những bệnh truyền nhiễm. Vậy bệnh truyền nhiễm là gì? Tác nhân gây bệnh, phương thức lan truyền, cách phòng chống bảo vệ sức khỏe của mình và người thân? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
Bài 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm
PP: Trực quan + Vấn đáp + PHT
Chiếu slide 2 giới thiệu đây là các bệnh truyền nhiễm
-Đặc điểm chung của các bệnh này?
- Bệnh truyền nhiễm là gì?
- Quan sát hình minh họa và cho biết các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm? 
- Tác nhân gây bệnh? (Slide 3,4,5)
- Điều kiện gây bệnh? 
+ Độc lực tức là khả năng gây bệnh ở đây được hiểu là nó phải độc với loài sinh vật nào đó, có thể độc với loài này nhưng có thể không độc với loài khác. Khi tạo được độc trong trường hợp này nó đã thỏa mãn có độc lực, muốn vậy thường số lượng nhiễm rất lớn. 
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua những con đường nào?
- GV nhận xét và đưa ra kết luận dựa vào khả năng lan truyền ta có thể chia thành 2 phương thức lan truyền đó là truyền ngang và truyền dọc:
+ Truyền ngang là hình thức chỉ lan truyền từ cá thể này sang cá thể khác trong quần thể.
+ Truyền dọc là hình thức lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Em nào có thể nêu một vài ví dụ cụ thể về phương thức truyền ngang?
- Em nào có thể nêu một vài ví dụ cụ thể về phương thức truyền dọc?
Nếu để tự nhiên thì quá trình phát sinh, phát triển của bệnh truyền nhiễm gồm 4 giai đoạn: ủ bệnh, tiền phát, ốm (toàn phát) và bình phục (cuối bệnh). Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng biệt. Ví dụ sốt xuất huyết: 
+ Giai đoạn ủ bệnh: virut gây sốt xuất huyết mới xâm nhập nên nó cần thích ứng môi trường mới, chưa tăng số lượng, chưa gây bệnh.
+ Giai đoạn tiền phát: Chúng sinh sản, tăng dần số lượng, độc lực, bắt đầu có triệu chứng như mệt mỏi, mất nước nhẹ, sốt nhẹ.
+ Giai đoạn toàn phát: Bệnh phát triển mạnh, các triệu chứng riêng của bệnh rất rõ ràng: sốt nặng, mất nước, chán ăn, đau đầu, ngủ li bì, số lượng hồng cầu giảm nhanh chóng đa số người phát hiện mình mắc bệnh vào giai đoạn này.
+ Giai đoạn bình phục: Sau khi chữa trị sẽ khỏi bệnh, cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
- GV hỏi: Có phải bệnh truyền nhiễm nào cũng phát triển qua 4 giai đoạn?
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức: 
+ HIV thì chỉ có 3 giai đoạn, không có giai đoạn bình phục do cơ thể không có khả năng miễn dịch với HIV. 
+ Chúng ta cần nắm rõ cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm này và nhận biết sớm các dấu hiệu bị nhiễm HIV để điều trị kịp thời nhằm kéo dài thời gian sống. 
-các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut gây ra?
- GV nhận xét và yêu cầu HS thảo luận hoàn thành PHT để biết về cách xâm nhập và các bệnh truyền nhiễm do virut thường gặp.
- GV yêu cầu HS sửa nhanh vào vở bài tập và chừa vở học để về nhà hoàn thành PHT 
+ Do VSV gây ra.
+ Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh
- HS trả lời: Chỉ gây bệnh khi hội đủ 3 điều kiện:
+ Độc lực.
+ Số lượng nhiễm đủ lớn.
+ Con đường xâm nhập thích hợp.
- HS trả lời: giọt keo chứa VSV khi ho, qua thức thức ăn, qua sữa mẹ,
+ Lây lan qua không khí như bệnh lao, cảm cúm thông thường.
+ Lây lan qua ăn uống hay đường tiêu hóa: bệnh tả, lị.
+ Lây lan qua các động vật khác: cúm gia cầm, sốt xuất huyết.
- HS trả lời:
+ Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ. Vd: HIV, viêm gan B.
- HS trả lời: bệnh HIV chỉ trả qua 3 giai đoạn.
- HS trả lời: Các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut gây ra: 
+ Bệnh đường hô hấp.
+ Bệnh đường tiêu hóa.
+ Bệnh hệ thần kinh.
+ Bệnh lây qua đường sinh dục.
 + Bệnh da.
- HS thảo luận và hoàn thành PHT 
I. Bệnh truyền nhiễm:
1. Bệnh truyền nhiễm:
a) Khái niệm:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
b) Tác nhân:
- Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh,
c) Điều kiện gây bệnh:
- Chỉ gây bệnh khi hội đủ 3 điều kiện:
+ Độc lực.
+ Số lượng nhiễm đủ lớn.
+ Con đường xâm nhập thích hợp.
2. Phương thức lây truyền:
a) Truyền ngang:
- Qua sol khí: các giọt keo nhỏ nhiễm VSV bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. Vd: cúm thông thường, lao.
- Qua đường tiêu hóa: VSV từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm. Vd: bệnh tả, lị.
- Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, đồ dùng hàng ngàyVd: HIV.
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt (qua trung gian truyền bệnh). Vd: sốt xuất huyết, cúm gia cầm.
b) Truyền dọc:
- Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Vd: HIV, viêm gan B.
- Nhiễm qua sữa mẹ hay khi sinh nở. Vd: Viêm gan B.
3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut:
 PHT 
HĐ 2: Tìm hiểu về miễn dịch.
PP: Trực quan + Vấn đáp + PHT
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 126 và từ hiểu biết bản thân trả lời câu hỏi: Vì sao xung quanh chúng ta tồn tại nhiều VSV gây bệnh mà ta vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường?
- GV hỏi: Vậy miễn dịch là gì?
+ Kháng nguyên là các chất lạ, thường là các protein, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch. Ví dụ: virut, vi khuẩn.
+ Kháng thể là các protein được sản xuất ra để đáp ứng sự xâm nhập của các kháng nguyên lạ.
+ Mối quan hệ giữa kháng nguyên và kháng thể?
-Miễn dịch được chia ra làm mấy loại? Đó là những loại nào?
-Thế nào là miễn dịch không đặc hiệu?
-Phương thức miễn dịch và cơ chế tác động của miễn dịch không đặc hiệu?
-Có tính đặc hiệu không?
-Thế nào là miễn dịch đặc hiệu?
-Miễn dịch đặc hiệu gồm những loại nào?
-Thế nào là miễn dịch thể dịch?
-Cơ chế của miễn dịch thể dịch?
-Thế nào là miễn dịch tế bào?
-Cơ chế của miễn dịch tế bào?
-Trong bệnh do virut, miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực? Vì sao?
-câu hỏi lệnh trang 126 SGK để biết được các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay khoa học đã phát triển các nhà khoa học đã nghiên cứu và con người đã tạo ra được thuốc kháng sinh như ampicilin mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm được chữa khỏi. Tuy nhiên ta không nên lạm dụng thuốc nếu không sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh (thuốc không còn tác dụng với tác nhân gây bệnh). Cách phòng tốt nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh.
+ Điều kiện gây bệnh (không đủ 3 điều kiện gây bệnh).
+ Do cơ thể có khả năng miễn dịch (hàng loạt cơ chế thích ứng rất phức tạp).
- Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- HS trả lời: Quan hệ Ổ khóa – Chìa khóa.
- HS trả lời: Miễn dịch được chia làm 2 loại miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
-Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào
-Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể 
- Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.
-Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc.
-tế bào T độc tiết ra protein độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được.
- Miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
+ Dùng thuốc kháng sinh thích hợp không lạm dụng thuốc.
+ Tiêm vắc xin phòng ngừa.
+ Giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân.
+ Kiểm soát các vật trung gian mang mầm bệnh như ruồi, muỗi, ve, bét...
II. Miễn dịch:
1. Khái niệm:
- Miễn dịch là khả năng của cơ thể (các tổ chức của cơ thể) chống lại các tác nhân gây bệnh.
2. Các loại miễn dịch:
a.Miễn dịch không đặc hiệu
- Là loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc trước với kháng nguyên
- Ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp,).
- Tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập (thực bào), tiết dịch phá hủy,
- Không có tính đặc hiệu
b.Miễn dịch đặc hiệu:
- Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
-Có tính đặc hiệu
*Miễn dịch thể dịch
-Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể
- Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.
*Miễn dịch tế bào:
 -có sự tham gia của các tế bào T độc.
 -tế bào T độc tiết ra protein độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được.
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- Dùng thuốc kháng sinh thích hợp không lạm dụng thuốc.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa.
- Giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân.
- Kiểm soát các vật trung gian mang mầm bệnh như ruồi, muỗi, ve, bét...
4.Củng cố: (2-3 phút)
Câu 1: Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về điều kiện cần để gây bệnh truyền nhiễm?
A. Có khả năng lây từ các thể này sang cá thể khác.
B. Tác nhân gây bệnh phải có độc lực.
C. Đường vào phải phù hợp với mỗi loại tác nhân gây bệnh.
D. Không phụ thuộc vào số lượng tác nhân gây bệnh nhiều hay ít.
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch đặc hiệu? 
A. Là miễn dịch tiếp thu được khi tiếp xúc với kháng nguyên.
B. Bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.	
C. Cơ chế miễn dịch chỉ được hình thành sau khi tiếp xúc với kháng nguyên.
D. Không phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
-Trả lời câu hỏi: Vì sao ta chỉ mắc một số bệnh truyền nhiễm duy nhất 1lần trong đời hoặc rất khó mắc lại? (Ví dụ bệnh đậu mùa)
-Ôn tập kiến thức để học bài tiếp theo Bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật.
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai_32_Benh_truyen_nhiem_va_mien_dich.docx