Giáo án Sinh học 10 - Bài 30: Sự nhân lên của Virút trong tế bào chủ - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Đại

GV treo tranh, hướng dẫn học sinh quan sát tranh và hỏi: Hãy cho biết có thể chia chu trình nhân lên của Virút thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

- Nội dung từng giai đoạn.

GV: Để xâm nhập vào tế bào và nhân số lượng, virut phải bám được trên bề mặt tế bào chủHấp phụ.

GV: Hấp phụ là gì?

GV: Virút có thể bám đặc hiệu lên loại tế bào mà nó ký sinh là nhờ yếu tố gì?

GV: Sự bám đặc hiệu của virút trên bề mặt tế bào cho ta biết điều gì?

 * Đối với phagơ:

GV: Phage xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách nào?

 * Đối với virút động vật:

GV: Virut động vật xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách nào?

GV: Sự khác nhau về giai đoạn xâm nhập giữa TBĐV và phagơ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 30: Sự nhân lên của Virút trong tế bào chủ - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường  	Ngày soạn: 09/09/2015
Lớp: 10 	Ngày giảng: 11/09/2015
GV: Bùi Quốc Đại 	
BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRÚT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virút trong tế bào.
Giải thích được tại sao mỗi loại virút chỉ xâm nhập được vào một số loại tế bào nhất định.
Phân biệt được virut độc và virrus ôn hòa, chu trình tiềm tan và chu trình sinh tan.
Nêu được các khái niệm: HIV, AIDS, VSV cơ hội, bệnh cơ hội, giai đoạn cửa sổ.
Trình bày được các con đường lây truyền HIV và các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS.
Kỹ năng: 
Học sinh được phát triển kỹ năng : quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Thái độ: 
Tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
Có ý thức tuyên truyền, giáo dục về AIDS và sự nguy hiểm của AIDS cho mọi người.
II/ Kiến thức trọng tâm:
- Đặc điểm chính 5 giai đoạn nhân lên của virút trong tế bào vật chủ. Trong đó cần nhấn mạnh:
 + Giai đoạn hấp phụ với tính chất bám đặc hiệu của gai glycoprotein.
+ Giai đoạn sinh tổng hợp với việc virút sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào vật chủ.
Giai đoạn cửa sổ gây ra mối nguy hiểm “chết người” đối với xã hội vì: trong giai đoạn này, mặc dù cơ thể có HIV nhưng không có biểu hiện triệu chứng và khi xét nghiệm máu, kết quả lại âm tính.
* Biện pháp phòng ngừa sự lây nhiễm HIV và thái độ không phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV
III/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Hình ảnh về các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào
2. Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà
IV/ Phương pháp:
- Hỏi đáp, thuyết trình, quan sát – tìm tòi bộ phận,..
V/ Tiến trình bài giảng:
Ổn định lớp ( 1’)
Đặt vấn đề vào bài ( 1’)
GV: Virut không có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào, vậy nó xâm nhập và sinh sản như thế nào? Tại sao chúng ta chỉ mắc một số bệnh nhất định? Bệnh AIDS là gì? Để trả lời cho các câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ
Hoạt động 1: CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS
 Mục tiêu:
Trình bày được 5 giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào.
Giải thích được tại sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào một số loại tế bào nhất định.
Giải thích được tại sao chu trình nhân lên của virus trong tế bào được gọi là chu trình sinh tan.
HOẠT ĐỘNG THẤY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
GV treo tranh, hướng dẫn học sinh quan sát tranh và hỏi: Hãy cho biết có thể chia chu trình nhân lên của Virút thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Nội dung từng giai đoạn.
GV: Để xâm nhập vào tế bào và nhân số lượng, virut phải bám được trên bề mặt tế bào chủàHấp phụ.
GV: Hấp phụ là gì?
GV: Virút có thể bám đặc hiệu lên loại tế bào mà nó ký sinh là nhờ yếu tố gì?
GV: Sự bám đặc hiệu của virút trên bề mặt tế bào cho ta biết điều gì?
 * Đối với phagơ: 
GV: Phage xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách nào?
 * Đối với virút động vật:
GV: Virut động vật xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách nào?
GV: Sự khác nhau về giai đoạn xâm nhập giữa TBĐV và phagơ. 
GV: Cả 2 con đường xâm nhập khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là?
GV: Trong giai đoạn này, virút đã tổng hợp những vật chất nào?
GV: Các nguyên liệu và enzim mà virút sử dụng có nguồn gốc từ đâu.
GV: Để tạo thành virut mới virut phải lắp ráp các thành phầ n lại với nhau
GV: Kết quả của quá trình lắp ráp?
GV: Từ một phân tử a.nu trãi qua các giai đọan, số lượng virut tăngànguyên liệu tế bào chất cạn kiệt dầnàphá vỡ tế bào và phóng thích virut ra ngoài.
GV: virút phá vỡ tế bào để chui ra ngoài gọi là chu trình gì?
GV: Virút không phá vở TB để chiu ra ngoài mà chiu qua lỗ nảy chồi gọi là - Chu trình tiềm tan
GV: Chu trình tiềm tan?
* Liên hệ: Từ một phân tử a.nu khi vào trong tế bào có thể bắt tế bào tổng hợp ra hàng trăm, hàng nghìn virut mới giống như một que diêm có thể gây ra một đám cháy lớn.
HS quan sát tranh và trả lời
- Là giai đoạn virut bám lên bề mặt tế bào chủ.
- Nhờ có gai glycoprotein của virút phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào.
- Mỗi loại virút chỉ có thể bám lên được một số loại tế bào nhất định.
- emzim lizôzim phá huỷ thành tế bào chủ.
- Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chủ.
- Virut tiến hành tổng hợp a.nuclêic và vỏ protein của mình.
- Do tế bào chủ cung cấp.
- Lắp a.nuclêic vào protein vỏ để tạo virút hoàn chỉnh
- Chu trình tan: Virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt làm tế bào chết ngay
- Chu trình tiềm tan
- Chu trình tiềm tan:Virut chui ra từ từ theo lối nảy chồi tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.
I . CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS
Gồm 5 giai đoạn:
1. Hấp phụ:
- Là giai đoạn virut bám lên bề mặt tế bào chủ.
- Gai glycoprotein của virút phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ. 
2. Xâm nhập:
* Đối với phagơ: 
- emzim lizôzim phá huỷ thành tế bào chủ.
- Bơm a.nuclêic vào TBC ( vỏ nằm bên ngoài.)
* Đối với virút động vật:
- Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chủ.
- Sau đó “cởi vỏ” để giải phóng a.nuclêic.
3. Sinh tổng hợp:
- Virut tiến hành tổng hợp a.nuclêic và vỏ protein của mình.
- Nguồn nguyên liệu và enzim do tế bào chủ cung cấp.
4. Lắp ráp: 
Lắp a.nuclêic vào protein vỏ để tạo virút hoàn chỉnh.
5. Phóng thích:
Chu trình tan: Virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt làm tế bào chết ngay .
Chu trình tiềm tan: Vi rut chui ra từ từ theo lối nảy chồi tế bào vẫn sinh trưởng bình thường. 
Hoạt động 2: HIV/AIDS
Mục tiêu:
Phân biệt được các khái niệm: HIV, AIDS, VSV cơ hội, bệnh cơ hội, giai đoạn cửa sổ.
Trình bày được các con đường lây truyền HIV và các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS. Từ đó giải thích được vì sao có nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV.
HOẠT ĐỘNG THẤY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
GV: Em hãy kể tên những bệnh do virus gây ra mà hiện nay chúng ta vẫn chưa có thuốc chữa?
GV: HIV là gì?
GV: AIDS là gì?
GV: Người nhiễm HIV sẽ bị bệnh gì? Biểu hiện lâm sàng của bệnh.
GV: HIV được lây truyền chủ yếu qua những con đường nào?
GV: Tại sao nhiều người không hay biết mình nhiễm HIV ? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với toàn xã hội ?
GV: Có mấy giai đoạn phát triển của bệnh? Kể tên các giai đoạn ?
GV: Để phòng tránh và hạn chế việc lây truyền HIV, chúng ta có thể sử dụng những biện pháp nào?
HIV/AIDS
HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch
Sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy
Máu
Qua đường tình dục
Mẹ truyền sang con (bào thai, sữa mẹ)
Có 3 giai đoạn:
Sơ nhiễm
Không triệu chứng
Biểu hiện triệu chứng AIDS
II. HIV/AIDS
Khái niệm:
HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch
Các con đường lây truyền HIV.
Máu
Qua đường tình dục
Mẹ truyền sang con (bào thai, sữa mẹ)
Các giai đoạn phát triển của bệnh:
Sơ nhiễm (cửa sổ): 2 tuần-3 tháng, không biểu hiện triệu chứng hoặc rất nhẹ.
Không triệu chứng: 1-10 năm, số lượng TB lim phô T-CD giảm dần.
Biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, sốt kéo dài, sút cân.cuối cùng dẫn đến cái chết.
Biện pháp phòng ngừa:
Hiểu biết về HIV.
Sống lành mạnh
Loại trừ tệ nạn xã hội
Vệ sinh y tế
VI/ Củng cố:
Em hãy tóm tắt các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ?
Em hãy nêu cách phòng tránh bệnh AIDS?
Tại sao giai đoạn sơ nhiễm lại chưa biểu hiện bệnh?
Tại sao giai đoạn không triệu chứng lại có thể kéo dài đến 10 năm?

File đính kèm:

  • docBai_30_Su_nhan_len_cua_virut_trong_te_bao_chu.doc