Giáo án Sinh học 10 - Bài 23: Hô hấp và lên men ở vi sinh vật. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

-Các nhóm khác bổ sung -Sau đó GV tổng kết, dán đáp án PH

+khi không có ôxi sẽ diễn ra quá trình hô hấp kị khí và lên men. Ngược lại có ôxi sẽ diễn ra quá trình hô hấp hiếu khí

 + năng lượng đươc giải phóng qua quá trình lên men thấp hơn quá trình hô hấp hay lên men không giải phóng hết năng lượng sẵn có trong mỗi phân tử đường.

 + hô hấp ở sinh vật nhân sơ khác với sinh vật nhân thực là sinh vật nhân sơ không có bào quan có màng nên chu trình crep xảy ra ở TBC còn sinh vật nhân thực ở chất nền ti thể. Còn chuỗi chuyền (e) ở sinh vật nhân thực xảy ra ở màng trong ti thể ở sinh vật nhân sơ xảy ra ở MSC. Riêng quá trình đường phân đều xảy ra ở TBC.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 3247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 23: Hô hấp và lên men ở vi sinh vật. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 10 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	Lớp dạy:10 cơ bản
Tiết dạy:
Bài 23: HÔ HẤP VÀ LÊN MEN Ở VI SINH VẬT
QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT
I.Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
-Nắm rõ khái niệm hô hấp và lên men ở vi sinh vật, phân biệt được hô hấp và lên men
- Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ en zim.
- Nêu được một số ứng dụng đặc điểm có lợi hạn chế các đặc điểm có hại của quá trình phân giải các chất.
- Phân biệt được lên men Lactic và lên men Rượu.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thông qua việc nghiên cứu SGK rút ra kiến thức mới.
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp 
3. Thái độ
 -Giáo dục cho HS những ứng dụng gần gũi của VSV trong đời sống hằng ngày
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Giáo án
-PHT Phân biệt lên men và hô hấp
Đặc điểm so sánh
Hô hấp
Lên men
Hiếu khí
Kị khí
Nơi xảy ra
-Nhân sơ: trên màng sinh chất.
 -Nhân chuẩn: ty thể.
Trong TBC
Đk xảy ra
Có O
Thiếu O(NO, SO, CO)
Thiếu O
Chất nhận e cuối cùng
O phân tử
Phân tử vô cơ
Phân tử hữu cơ
Sản phẩm tạo thành
Chất hữu cơ được phân giải hoàn toàn tạo CO, HO và 38ATP
Chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn tạo sản phẩm trung gian và 8 ATP
Chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn tạo sản phẩm là 1 số hợp chất hữu cơ như rượu, a.lactic và 3ATP
Ví dụ
ĐVNS
Vk phản nitrat hóa
Vk lactic
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa 
- Đọc trước bài.
II.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp: 1-2 phút
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những kiểu dd của VSV?
3.Bài mới:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu hô hấp và lên men
PP: PHT+ Vấn đáp
Hô hấp và lên men là các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV.
- Hô hấp là gì?
- Có mấy loại hô hấp? đó là những loại nào?
Hô hấp gồm hô hấp hiếu khí (là quá trình oxy hóa các phân tử hữu cơ trong điều kiện có O2). Hô hấp kị khí( là quá trình phân giải chất hữu cơ để thu NL trong điều kiện không có O2)
Quá trình lên men GV đưa ra ví dụ:
Ví dụ: trong thực tế lên men tạo các sản phẩm như rượu, cà muối, dưa muối, sữa chua...
-lên men có điều kiện gì?
-GV: vậy lên men là gì?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và hoàn thành PHT
Gọi đại diện từng nhóm trả lời 
-Các nhóm khác bổ sung -Sau đó GV tổng kết, dán đáp án PH
+khi không có ôxi sẽ diễn ra quá trình hô hấp kị khí và lên men. Ngược lại có ôxi sẽ diễn ra quá trình hô hấp hiếu khí
 + năng lượng đươc giải phóng qua quá trình lên men thấp hơn quá trình hô hấp hay lên men không giải phóng hết năng lượng sẵn có trong mỗi phân tử đường. 
 + hô hấp ở sinh vật nhân sơ khác với sinh vật nhân thực là sinh vật nhân sơ không có bào quan có màng nên chu trình crep xảy ra ở TBC còn sinh vật nhân thực ở chất nền ti thể. Còn chuỗi chuyền (e) ở sinh vật nhân thực xảy ra ở màng trong ti thể ở sinh vật nhân sơ xảy ra ở MSC. Riêng quá trình đường phân đều xảy ra ở TBC. 
HĐ 2: Tìm hiểu quá trình phân giải ở VSV
PP: Vấn đáp, nc sgk
- Thế nào là quá trình phân giải?
-Đơn phân cấu tạo nên protein là gì?
Quá trình phân giải protein sẽ phân cắt protein thành các axit amin dưới tác dụng của enzim proteaza
-Các axit amin này sẽ như thế nào?
-Khi môi trường thiếu C và thừa N
- Quá trình phân giải protein được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?
Câu hỏi lệnh:
-Đơn phân của các polisaccarit là gì?
-Ứng dụng?
-Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất cacbonhydrat
- Hai. Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí
-Không cần O2
-Lên men là quá trình phân giải các hợp chất cacbonhydrat trong điều kiện kị khí, chất nhận e cuối cùng là phân tử hữu cơ.
- Làm nước chấm, mắm
-Là quá trình mà các phân tử phức tạp sẽ được phân cắt thành các phân tử bé hơn
-Các axit amin
-Được VSV hấp thụ
- Khi môi trường thiếu C và thừa N vi sinh vật khử amin, sử dụng axit hữu cơ làm nguồn C
-Bình đựng nước thịt sẽ thối vì môi trường thiếu C. Bình đựng nước đường sẽ chua vì dư C, nên VSV lên men
-Nước mắm...
-Khác nhau.Nước tương là nhờ nấm vàng hoa cau. Nước mắm là nhờ VK kị khí trong ruột cá
-Đường đơn
I.Hô hấp và lên men:
1.Khái niệm:
-Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất cacbonhydrat trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí.
-Lên men là quá trình phân giải các hợp chất cacbonhydrat trong điều kiện kị khí, chất nhận e cuối cùng là phân tử hữu cơ.
2.Phân biệt hô hấp và lên men:
PHT
II. Quá trình phân giải:
1.Phân giải Protein và ứng dụng.
Protein proteaza axit amin
- Vi sinh vật hấp thụ các axit amin và tiếp tục phân giải để tạo năng lượng.
- Khi môi trường thiếu C và thừa N vi sinh vật khử amin, sử dụng axit hữu cơ làm nguồn C
*ứng dụng.
Làm nước mắm, các loại nước chấm.
2. Phân giải Polisaccarit và ứng dụng.
Polisaccarit Đường đơn
Vi sinh vật hấp thụ đường đơn phân giải bằng hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men.
*ứng dụng.
- Lên men Etylic:
Tinh bột nấm (đường hoá) Glucozo
Glucoso nấm men rượu Etanol (2C2H5OH + 2CO2 + NL)
- Lên men Lactic:
Glucose vk lactic đồng hình axit lactic + CO2.(2CH3CHOHCOH + NL)
Glucose vk lactic dị hình axit lactic + CO2 + etylic + axit axetic.
Xenlulose xenlulaza chất mùn
- chủ động cấy VSV để phân giải nhanh xác thực vật.
- Tận dụng xác thực vật để làm nấm ăn.
- nuôi VSV thu sinh khối.
4. Củng cố: 
Tại sao tức ăn để lâu ngày lại có mùi hôi?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài theo vở ghi & SGK.
Trả lời các câu hỏi, bài tập SGK

File đính kèm:

  • docxBai_23_Qua_trinh_tong_hop_va_phan_giai_cac_chat_o_vi_sinh_vat.docx