Giáo án Sinh học 10 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Năm học 2015-2016 - Lê Thu Trang
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về môi trường và các kiểu dinh dưỡng
1. Tìm hiểu về các loại môi trường cơ bản
GV : Hoạt động cá nhân, trong vòng 3 phút.
Trên bảng cô có 3 khay chứa loại môi trường với ba thành phần khác nhau. Các em hãy nghiên cứu sgk và đặt tên cho từng loại môi trường. Giải thích tại sao em lại đặt tên như vậy?
Khay 1 chứa: MgSO4 - 1,5 g/l; CaCl2 – 0,3g/l; NaCl – 3g/l
Khay 2 chứa : Nước thịt; cao nấm men
Khay 3 chứa: Cao thịt bò; Glucozo; tiamin ( vitamin B1)
GV : Mời đại diện HS lên trả lời. Cho HS thảo luận kết quả
GV : Nhận xét, đánh giá, tổng kết kiến thức
GV: Tại sao chúng ta cần nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm?
2. Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng
GV:Quan sát bảng trang 89 hãy cho cô biết người ta chia ra làm mấy kiểu dinh dưỡng chính? Đó là những kiểu dinh dưỡng nào?
GV: Vậy em hiểu thế nào là tự dưỡng, thế nào là dị dưỡng?
GV: Tương tự vậy, bạn nào có thể cho cô biết thế nào là hóa dưỡng, thế nào là quang dưỡng?
Họ và tên : Lê Thu Trang Trường : Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày soạn : 02/03/2016 Sinh học 10 cơ bản BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được: Về kiến thức Phát biểu được khái niệm vi sinh vật, lấy được ví dụ Nêu được các đặc điểm của vi sinh vật Trình bày được các loại môi trường cơ bản của vi sinh vật Mô tả được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn năng lượng và nguồn cacbon So sánh được hô hấp hiểu khí, hô hấp kị khí, lên men Giải thích được “ Kích thước nhỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống vi sinh vật” Về kỹ năng Học sinh rèn luyện được các kỹ năng: Kỹ năng học tập : tự học, hợp tác, nghiên cứu sách giáo khoa, Kỹ năng tư duy : Trình bày, phân tích, giải thích, tổng hợp hóa kiến thức Kỹ năng sinh học : Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng quan sát hình ảnh, sử dụng thuật ngữ khoa học, kỹ năng lập sơ đồ,.. Về thái độ Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Tăng thêm niềm yêu thích khám phá khoa học, đặc biệt là môn khoa học Sinh học PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Nhóm phương pháp dùng lời : Thuyết trình, vấn đáp Nhóm phương pháp trực quan : Tranh ảnh về các vi sinh vật Nhóm phương pháp dạy học tích cực : Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề sáng tạo PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa, giáo án Tranh về các loại vi sinh vật Giấy Ao, phiếu học tập TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm VSV GV: Mời một em HS lên bảng làm thư ký viết hết các ý kiến của các bạn GV : Không sử dụng sách giáo khoa hãy cho cô biết : “ Vi sinh vật là gì?Chúng có những điểm gì đặc biệt? Mỗi em HS đưa ra 1 hiểu biết của mình khi nghe đến khái niệm Vi sinh vât. Bạn phát biếu sau không được trùng với bạn trả lời trước. GV: Tổng kết lại những ý kiến đúng. Dựa vào những thông tin trên bảng và sgk các em hãy cho cô biết thế nào là vi sinh vật? VSV có những đặc điểm gì? GV: Tổng kết, đánh giá nhận xét, rút ra kiến thức cần ghi vở GV: Theo các em “ Kích thước nhỏ có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật?” GV: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho học sinh HS : Tham gia hoạt động HS: Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, kích thước hiển vi. HS: Giúp VSV hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, từ đó phân bố rộng Khái quát Khái niệm Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, kích thước hiển vi. Đặc điểm Phần lớn là cơ thể đơn bào hoặc tập hợp đơn bào Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh Sinh trưởng và phát triển nhanh Phân bố rộng Hoạt động 2 : Tìm hiểu về môi trường và các kiểu dinh dưỡng Tìm hiểu về các loại môi trường cơ bản GV : Hoạt động cá nhân, trong vòng 3 phút. Trên bảng cô có 3 khay chứa loại môi trường với ba thành phần khác nhau. Các em hãy nghiên cứu sgk và đặt tên cho từng loại môi trường. Giải thích tại sao em lại đặt tên như vậy? Khay 1 chứa: MgSO4 - 1,5 g/l; CaCl2 – 0,3g/l; NaCl – 3g/l Khay 2 chứa : Nước thịt; cao nấm men Khay 3 chứa: Cao thịt bò; Glucozo; tiamin ( vitamin B1) GV : Mời đại diện HS lên trả lời. Cho HS thảo luận kết quả GV : Nhận xét, đánh giá, tổng kết kiến thức GV: Tại sao chúng ta cần nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm? Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng GV:Quan sát bảng trang 89 hãy cho cô biết người ta chia ra làm mấy kiểu dinh dưỡng chính? Đó là những kiểu dinh dưỡng nào? GV: Vậy em hiểu thế nào là tự dưỡng, thế nào là dị dưỡng? GV: Tương tự vậy, bạn nào có thể cho cô biết thế nào là hóa dưỡng, thế nào là quang dưỡng? GV: Tổng kết, hoàn thiện kiến thức cho HS GV: Giải thích cách gọi tên kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng Mời một bạn lên giải thích cách gọi tên của kiểu dinh dưỡng: Hóa dị dưỡng GV:Hoạt động theo bàn trong 5 phút: Nghiên cứu bảng các hình thức dinh dưỡng sgk trang 89, sau đó hoàn thiện sơ đồ (1). GV: Mời nhóm nhận xét, bổ sung, đáp án của bạn GV: Các em có thể kể cho cô một số loại VSV hóa dị dưỡng trong đời sống hàng ngày không? HS: Hoạt động cá nhân và đưa ra kết quả: Khay 1: Môi trường tổng hợp vì môi trường gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng Khay 2: Môi trường tự nhiên vì môi trường chứa các chất tự nhiên Khay 3: Môi trường bán tổng hợp vì chứa cả chất tự nhiên và chất hóa học HS: Để phục vụ nghiên cứu; thu số lượng lớn và tập trung thì cần nuôi cấy HS: Có 4 kiểu dinh dưỡng chính là quang tự dưỡng,hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng HS: Hóa là dựa vào nguồn năng lượng là chất hóa học; dị là dựa vào nguồn cacbon do VSV sử dụng HS: VSV lên men trong muối dưa ,cà; lên men rượu; nấm mốc, VSV hoại sinh xác động vật; VK E.Coli trong đường ruột, Môi trường và các kiểu dinh dưỡng Các loại môi trường cơ bản ( trong phòng TN) Trong phòng thí nghiệm; căn cứ vào các chất dinh dưỡng; người ta chia thành ba loại môi trường nuôi cấy: + Môi trường tự nhiên + Môi trường tổng hợp + Môi trường bán tổng hợp 2 Các kiểu dinh dưỡng ( Sơ đồ hóa kiến thức như sơ đồ 1) Hoạt động 3:Tìm hiểu về hô hấp và lên men GV: Hoạt động nhóm 2 bàn; trong 7 phút; hoàn thiện phiếu học tập số 1 GV: Nhấn mạnh tiêu chí để phân loại thành hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ( chất nhận electron cuối cùng) GV: Tổng hợp và hoàn thiện kiến thức GV: Kể tên các loại vi sinh vật cho từng loại hô hấp mà em biết HS: Tham gia hoạt động nhóm HS: Trao đổi, thảo luận kết quả hoạt động của nhóm bạn HS: Hô hấp hiếu khí như nấm, động vật nguyên sinh, xạ khuẩn Hô hấp kị khí như vi khuẩn axetic, vi khuẩn sinh mì chính Lên men như vi khuẩn lactic, nấm men Hô hấp và lên men ( Kẻ bảng theo phiếu học tập số 1) Củng cố kiến thức Câu 1 : Bài tập 3 sách giáo khoa trang 91 Khi có ánh sáng và CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 - 0,2 ;CaCl2 - 0,1; NaCl- 5,0 Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi : Môi trường mà VSV phát triển là môi trường gì ? – Môi trường tổng hợp VSV phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì? – Quang tự dưỡng Nguồn cacbon và năng lượng của VSV là gì ? – Nguồn cacbon là CO2; nguồn năng lượng là ánh sáng. 5.Dặn dò, bài tập về nhà Hoàn thiện sơ đồ tóm tắt các kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon Xem lại bài cũ, học ghi nhớ sgk trang 90 Đọc “ Em có biết” sgk trang 91 Xem trước bài mới: Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật Sơ đồ học tập số 1: Quang dưỡng 3 .Quang dị dưỡng 5. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hiđrô 2. Vi khuẩn lam, tảo đơn bào 4. Hóa tự dưỡng 6. Hóa dị dưỡng Quang tự dưỡng .....(2) (3).. VK không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía ..(1).. Nguồn C Hóa dưỡng Nguồn năng lượng ..(4) (5) Nguồn C ..(6) Nấm, động vật nguyên sinh Phiếu học tập số 1: So sánh hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men Hô hấp Lên men Hiếu khí Kị khí Khái niệm Là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ để thu năng lượng cho tế bào Là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào Quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất Chất nhận electron cuối cùng Ôxi phân tử Phân tử vô cơ không phải ôxi phân tử: NO3- , SO42- Phân tử hữu cơ Sản phẩm CO2, H2O, năng lượng Chất vô cơ, chất hữu cơ, năng lượng Chất hữu cơ, năng lượng
File đính kèm:
- Bai_22_Dinh_duong_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang_luong_o_vi_sinh_vat.docx