Giáo án Sinh hoạt lớp - Tuần 35 - Năm học 2017-2018

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Khi thực hiện tiết SH theo chủ đề GV cho HS thảo luận lựa chọn nội dung và hình thức thực hiện, hoặc GV gợi ý định hướng sau đó phân công hoặc cho HS theo nhóm, tổ tự chọn hình thức hoạt động phù hợp với năng lực của từng nhóm tổ và cá nhân, không áp đặt bốc thăm

- Công tác chuẩn bị có thể từ 1-2,3 tuần tùy theo nội dung cần tổ chức thực hiện theo chủ đề.

 VD: Để thực hiện tuần 35, trong tiết sinh hoạt tuần 33, giáo viên cần chuẩn bị:

 - Thông báo kế hoạch sinh hoạt tuần 35 theo chủ đề: "Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ kính yêu".

 - Chuẩn bị một số nội dung cho các nhóm bốc thăm. Kết quả bốc thăm để các nhóm chuẩn bị như sau:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh hoạt lớp - Tuần 35 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/5/2018
Ký duyệt của BGH
Ngày dạy: 12/5/2018
Giáo án chi tiết 
HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 35
 (Từ ngày 07/5 đến ngày 12/5)
Chủ đề: "Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ kính yêu"
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức
	- Sơ kết tuần 34 ( Đã có trong sổ CN)	
	- Sinh hoạt theo chủ đề: Mỗi tháng 1 chủ đề ( Dựa theo sách HĐNGLL) để GV xây dựng giáo án 
	+ Học sinh hiểu biết thêm về .
	2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng chủ động tổ chức bình xét tuần, kỹ năng điều khiển sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa.
	- Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày trước tập thể, tích cực tham gia các hoạt động và phát huy năng lực bản thân.	
	3. Thái độ
	- Tự hào, trân trọng, biết ơn và kính yêu Bác, học tập tấm gương đạo đức của Bác, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện.
	- Có thái độ mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày trước tập thể, để từ đó các em có những kĩ năng sống và hoàn thiện bản thân.
	- Có tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật cao trong học tập, rèn luyện để xứng đáng là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.
	4. Định hướng phát triển năng lực 
	- Năng lực tư duy linh hoạt (Phân tích và phán đoán) 
	- Năng lực tự chủ: Trong học tập rèn luyện và các tình huống khác
	- Năng lực tiếp cận các kênh thông tin
	- Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể
	- Năng lực vận dụng tri thức vào thực tế
	- Năng lực hợp tác, chia sẻ
	- Năng lực giao tiếp được rèn kĩ năng nói qua sinh hoạt
	- Năng lực lập kế hoạch học tập và rèn luyện
	II. CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Khi thực hiện tiết SH theo chủ đề GV cho HS thảo luận lựa chọn nội dung và hình thức thực hiện, hoặc GV gợi ý định hướng sau đó phân công hoặc cho HS theo nhóm, tổ tự chọn hình thức hoạt động phù hợp với năng lực của từng nhóm tổ và cá nhân, không áp đặt bốc thăm 
- Công tác chuẩn bị có thể từ 1-2,3 tuần tùy theo nội dung cần tổ chức thực hiện theo chủ đề. 
	VD: Để thực hiện tuần 35, trong tiết sinh hoạt tuần 33, giáo viên cần chuẩn bị:
	- Thông báo kế hoạch sinh hoạt tuần 35 theo chủ đề: "Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ kính yêu".
	- Chuẩn bị một số nội dung cho các nhóm bốc thăm. Kết quả bốc thăm để các nhóm chuẩn bị như sau: 
Nội dung 1: Thực hành trải nghiệm:
	+ Nhóm 1: Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
	+ Nhóm 2: Hát múa theo chủ đề: "Bác Hồ kính yêu"
	+ Nhóm 3: Sáng tác thơ về Bác
	+ Nhóm 4: Vẽ tranh về Bác
Nội dung 2: Vận dụng liên hệ thực tiễn :
	+ Nhóm 1: Liên hệ thực tiễn ở trường em 
	+ Nhóm 2: Liên hệ thực tiễn ở địa phương em 
	+ Nhóm 3: Liên hệ thực tiễn ở lớp em 
	+ Nhóm 4: Liên hệ thực tiễn bản thân học sinh. 
	- Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước những nội dung để thực hiện trong tuần 35
	- Máy chiếu
	- Các trò chơi, câu hỏi trắc nghiệm, các đoạn nhạc, phần thưởng
	- Biểu điểm chấm cho Ban giám khảo, các đáp án cho học sinh
	- Thành lập Ban giám khảo, thư ký gồm: Cô Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn trường, GV bộ môn Lịch sử, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên Âm nhạc 
* Phương pháp và kỹ thuật DH :
	- Thảo luận nhóm 
	- Tổ chức trò chơi
	- Xử lý tình huống 
	- Liên hệ thực tế 
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Tham khảo các kênh thông tin và xử lý thông tin
	- Hoàn thành các sản phẩm được chuẩ bị trong thời gian 2 tuần để báo cáo và thực hiện: Tranh ảnh, các câu chuyện, các tiết mục văn nghệ, thơ sáng tác, ảnh vẽ, giá vẽ,
	- Báo cáo sơ kết tuần theo tổ, lớp. 
	- Trang trí lớp học.
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định lớp (1') 
	2. Tiến trình các hoạt động 
1. HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG (3')
"Nghe nhạc đoán tên bài hát và tác giả" 
* Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho học sinh trước khi bước vào giờ sinh hoạt, Rèn luyện phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tác phong nhanh nhẹn, tạo tinh thần đồng đội.
* Cách thức tiến hành: 
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Nghe đoạn nhạc đoán tên bài hát và tác giả"
- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- GV phổ biến cách chơi:
+ Có 7 đoạn nhạc
+ HS lần lượt nghe các đoạn nhạc không lời. Trong khoảng thời gian 30 giây bạn nào có đáp áp giơ tay phát biểu cho biết tên và tác giả của bài hát.
- GV mở nhạc
- HS lắng nghe
* Sản phẩm của hoạt động
- Học sinh có được kỹ năng cảm nhận âm nhạc, kỹ năng phản xạ nhanh với chủ đề về Bác, tất cả đều có tâm thế, bước vào giờ sinh hoạt.
2. HOẠT ĐỘNG 2: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH - VỊ LÃNH TỤ KÍNH YÊU” (32')
2.1. Hoạt động 1: Phần thi hiểu biết với tên gọi: "Bác Hồ kính yêu" (5')
* Mục tiêu: Tìm hiểu những nét cơ bản nhất về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của Bác.
* Cách thức tiến hành:
- GV phổ biến nội dung hoạt động:
+ Tổ chức trò chơi theo đội
+ Công bố luật chơi và cách chơi.
Cả lớp được chia thành 4 đội chơi.
- Có tất cả 8 câu hỏi trắc nghiệm.
- Sau khi nghe người dẫn chương trình đọc câu hỏi với các phương án trả lời (A, B, C, D), học sinh suy nghĩ và trả lời trong vòng 10 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Các đội chơi lắng nghe, chọn và giơ đáp án.
- Lớp trưởng điều hành hoạt động:
- Thư kí ghi lại kết quả thi đua của các đội chơi vào bảng tổng hợp.
- Tổng hợp kết quả, tìm ra đội chơi chiến thắng.
- Tuyên dương, trao phần thưởng cho đội giành chiến thắng.
* Sản phẩm phần thi hiểu biết 
- Học sinh có được thêm kiến thức hiểu biết về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp vĩ đại của Người, từ đó càng thêm tự hào, kính yêu và tôn trọng Bác. 
- Rèn kỹ năng phản xạ nhanh, tổng hợp được hệ thống kiến thức 
2.2. Hoạt động 2
 Thực hành trải nghiệm: "Bác Hồ trong lòng chúng em" (20')
* Mục tiêu:
- Học sinh thực hành trải nghiệm bằng những nhiều hình thức với tài năng của mình như kể chuyện, hát múa, sáng tác thơ, vẽ tranh qua đó các em phát huy các năng lực của bản thân: tự chủ, giao tiếp, thẩm mĩ,
- Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ về các quyền của trẻ em; xác định trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
* Cách thức tiến hành:
- GV phổ biến nội dung hoạt động
- Công bố Ban giám khảo bao gồm: Cô TPT, Bí thư Đoàn, GVCN, GV bộ môn lịch sử, GV âm nhạc, Giáo viên mỹ thuật.
- Lớp trưởng điều hành các hoạt động.
- Ban giám khảo đánh giá, cho điểm các phần thi của 4 nhóm.
- Tuyên dương, trao phần thưởng cho nhóm giành chiến thắng.
- Cả lớp chia thành 4 nhóm, tìm hiểu các nội dung: (đã được bốc thăm trong giờ sinh hoạt trước)
* Nhóm 1: Kể chuyện về Bác Hồ: Câu chuyện “Dù mưa hay nắng” 
+ Đại diện nhóm lên kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
* Nhóm 2: Hát múa
+ Học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ nói về Bác Hồ (Hát, Múa)
+ Qua các tiết mục văn nghệ trình bày cho biết bài múa hát đã ngợi ca công lao, phẩm chất, đức tính tốt đẹp nào của Bác.
* Nhóm 3: Sáng tác thơ về Bác.
- Sáng tác một số bài thơ nói về Bác Hồ, tình cảm của thanh thiếu niên giành cho Bác.
- Nêu được ý nghĩa của bài thơ.
* Nhóm 4: Vẽ tranh về Bác Hồ:
+ Học sinh vẽ các bức tranh có nội dung: chân dung Bác Hồ, Bác hồ với thanh thiếu niên
+ Các nhóm trưng bày các bức vẽ: thuyết minh và nêu ý nghĩa của các bức tranh.
* Sản phẩm của phần thi thực hành trải nghiệm: 
- Học sinh được thực trải nghiệm qua 4 hoạt động với 4 loại hình sản phẩm khác nhau.: kể chuyện, tranh vẽ, thơ sáng tác, bài hát múa.
- Thể hiện tài năng cá nhân và năng lực hoạt động nhóm 
- Rèn được các kỹ năng: Tự chủ, giao tiếp, điều khiển hoạt động, kỹ năng trình bày, hợp tác..
GVCN, Ban GK nhận xét và cho điểm 
2.3. Hoạt động 3: "Bác Hồ soi sáng đường chúng em đi". (7')
* Mục tiêu:
- Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ, tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác Hồ dạy.
- Học sinh vận dụng liên hệ thực tế, tích cực rèn luyện, bằng những để xứng đáng là thanh thiếu niên thế hệ Hồ Chí Minh.
* Cách thức tiến hành:
- Đây là hoạt động vận dụng, liên hệ thưc tiễn. Giáo viên cho học sinh 4 nhóm trình bày sản phẩm thảo luận phần liên hệ vận dụng ở các phạm vi: từ xa đến gần, từ phạm vi rộng đến hẹp và cuối cùng là liên hệ cá nhân. 
Câu 1: Ở địa phương em đã và đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
Câu 2. Việc học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trường em đã diễn ra như thế nào?
Câu 3: Lớp em đã thực hiện học tập và làm theo lời Bác như thế nào?
Câu 4: Bản thân em cần học tập và làm theo Bác như thế nào?
- Đánh giá các câu trả lời của học sinh.
* GV Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm trong suốt buổi SH theo chủ đề.
* Sản phẩm của hoạt động
- Học sinh nêu được suy nghĩ và hành động trong việc học tập và làm theo Bác 
- Hình thành kỹ năng vận dụng vào thực tiễn.
	4. Hoạt động 4: Dặn dò (2')
	- Thực hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.
	- Chuẩn bị các điều kiện cho tiết sinh hoạt theo chủ đề" Mùa thi" vào tuần 36.
	- Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
	- Viết bài thu hoạch, tiếp tục sáng tác thơ, vẽ tranh về chủ đề : "Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ kính yêu" lưu vào tập san chung của lớp. 
	V. RÚT KINH NGHIỆM:
.

File đính kèm:

  • docGiao an sinh hoat lop theo chu de_12756298.doc
Giáo án liên quan