Giáo án Sinh 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành lên nhóm cá thể

 Trong 1 nhóm có những mối quan hệ

+ Quan hệ hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiêù thức ăn

+ Quan hệ cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 23	Ngày soạn: 23/01/2015
 Tiết: 46	Ngày dạy: 29/01/2015
Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi.
 - Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức. Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là ĐV.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:	
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt, hải quỳ và tôm kí cư.
2/ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài và học bài cũ
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 9A1
 9A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở đầu: GV cho HS quan sắt một số tranh: Đàn bò, đàn trâu, khóm trúc, rừng thông, hổ đang ngoặm con thỏ và hỏi: những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật?
b/ Phát triển bài 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU QUAN HỆ CÙNG LOÀI 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV yêu cầu: Hãy chọn những tranh có quan hệ cùng loài sgk
+Khi có bão thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
+Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
-GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả.
-GV yêu cầu: Làm bài tập sgk tr 131. Chọn câu trả lời đúng và giải thích.
+Sinh vật cùng loài có mối quan hệ như thế nào?
+Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào?
*GV mở rộng: Sinh vật cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như: Ở thực vật: Còn chống được sự mất nước. Ở động vật: Chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẻ, bảo vệ được con non và yếu.
+ Trong chăn nuôi người ta đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trơ ïcùng loài để làm gì?
-HS trao đổi thu thập thông tin: Chọn đúng tranh quan sát.
+Gió bão cây sống thành từng nhóm ít bị đổ gãy hơn cây sống lẻ.
+Động sống bầy đàn bảo vệ được nhau.
-Đại diện nhóm trình ->nhóm khác bổ sung
-HS tiết tục trao đổi nhóm thống nhất lựa chọn -> nhóm khác nhận xét. Đáp án: câu thứ 3
+2 mối quan hệ: Hỗ trợ, Cạnh tranh
+ Thích nghi với điều kiện sống
+ Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn.
Tiểu kết: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành lên nhóm cá thể
 Trong 1 nhóm có những mối quan hệ
+ Quan hệ hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiêù thức ăn
+ Quan hệ cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn
Hoạt động 2: TÌM HIỂU QUAN HỆ KHÁC LOÀI	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YC HS nghiên cứu bảng 44 nội dung sgk 
+Nêu những mối quan hệ giữa sinh vật khác loài, đặc điểm mối quan hệ đó?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập sgk tr132
- GV chữa bài tập
- GV mở rộng: một số sinh vật tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế- cảm nhiễm
+ Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì? Điều đó có nghĩa như thế nào?
- GV giảng giải: Việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại còn gọi là biện pháp sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
- Học sinh nghiên cứu thu thập thông tin tr 132
+ Dựa vào bảng học sinh trả lời
- Học sinh làm bài tập, sửa bài tập:
+Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y, vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu
+Hội sinh: cá ép và rùa, địa y bám trên cành
+Cạnh tranh: lúa và cỏ dại, dê và bò
+ Kí sinh: rận, bét kí sinh trên trâu, bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người
+Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại
Ví dụ: ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân lúa
Tiểu kết: Nội dung bảng sgk
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk. Trả lời câu hỏi sgk.
2/ Nhận xét: - Gv nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh học bài, chuẩn bị bài 45.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_44_Anh_huong_lan_nhau_giua_cac_sinh_vat_20150726_110050.doc
Giáo án liên quan