Giáo án Sinh 8 - Trường THCS Trung Hà
Tiết 39 - Bài 37 : THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH
MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm vững các bước thành lập khẩu phần
- Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu .
- Biết cách tự lập được khẩu phần ăn hàng ngày.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích , kỹ năng tính toán .
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
- Kĩ năng xác định giá trị: Cần cung cấp hợp lí và đu chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh
................... 8B ngày .... tháng 12 năm 2014 .............................. Tiết 36 - Bài 33: THÂN NHIỆT I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm thân nhiệt. Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định. - Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích - Kĩ năng hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu thân nhiệt và sự điều hòa thân nhiệt của cô thể, biết được các biện pháp chống nóng lạnh - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. 3. Thái độ Học sinh yêu thích môn học II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên : Tư liệu về sự trao đổi chất, thân nhiệt, tranh môi trường 2. Chuẩn bị của học sinh : Xem trước nội dung bài III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Động não - Vấn đáp – tìm tòi - Trực quan - Dạy học theo nhóm - Giải quyết vấn đề IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Kiểm tra bài cũ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào ? Nêu nội dung của từng quá trình ? Chuyển hóa cơ bản là gì ? ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản ? 2. Bài mới Gv: Nêu vấn đề: Nhiệt do dị hóa giải phóng được bù vào phần đã mất, tức là thực hiện điều hòa thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì? Cơ thể có những biện pháp nào để điều hòa thân nhiệt Hoạt động 1: Tìm hiểu thân nhiệt của cơ thể Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv: Y/c hs đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi sau: (?) Thân nhiệt là gì? (?) Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì? (?) Người khỏe mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh? - Gv: lưu ý : HS hỏi tại sao khi sốt nhiệt độ tăng quá 420 C ? ( GV vận dụng thông tin bổ sung tư liệu và kiến thức bài 14 để giải thích cho HS hiểu - Gv: chuyển ý : Cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt là cơ chế tự điều hoà thân nhiệt I. Thân nhiệt: - HS: Tự thu nhận thông tin trong SGK - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể - HS: Dùng dụng cụ y tế (nhiệt kế) đo để biết được nhiệt độ của cơ thể - Thân nhiệt luôn ổn định 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt . Tiểu kết : - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể - Thân nhiệt luôn ổn định 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt . Hoạt động 2: Tìm hiểu sự điều hòa thân nhiệt Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv nêu vấn đề: (?) Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt? - Gv: Y/c hs đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi sau: (?) Nhiệt độ hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì? (?) Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào? (?) Vì sao vào mùa hè da người thường hồng hào, còn mùa đông (trời rét) da tái hay sởn gai ốc? Ví dụ : Mùa nóng ( nhiệt độ cao , mạch máu dãn , máu qua da nhiều à mặt hồng lên và mùa rét nhiệt độ thấp thì nguợc lại . (?) Khi nóng độ ẩm không khí cao, không thoáng gió ( oi bức ) cơ thể có phản ứng gì? và cảm giác như thế nào? - Gv: Liên hệ thực tế và cho hs tự rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt - Gv: Cho hs tự nghiên cứu thông tin /sgk (?) Hệ thần kinh có vai trò như thế nào trong sự đi ều hòa thân nhiệt? - Gv: Qua các nội dung trên y/c hs tự rút ra kết luận chung: II. Sự điều hòa thân nhiệt 1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt - HS: Da điều hòa thân nhiệt dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh - HS: Tự thu thập thông tin trong SGK - HS: Vào máu, phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường - HS: Qua da, hệ hô hấp, bài tiết - HS: Vì mao mạch dưới da dãn, lượng máu qua da nhiều, tạo diều kiện cho cơ thể tỏa nhiệt → da hồng hào. Còn mùa đông thì ngược lại - HS: Mồ hôi thoát ra nhiều, bực bội, khó chịu 2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt - HS: Tự thu thập thông tin - HS: Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. - Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt . - Cơ chế : Khi trời nóng lao động nặng : Mao mạch ở da dãn → toả nhiệt , tăng tiết mồ hôi . Khi trời rét : Mao mạch co lại, cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt ( run sinh nhiệt ). - Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh Tiểu kết : - Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt . - Cơ chế : Khi trời nóng lao động nặng : Mao mạch ở da dãn → toả nhiệt , tăng tiết mồ hôi . Khi trời rét : Mao mạch co lại → cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt ( run sinh nhiệt ). - Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh Hoat động 3: Tìm hiểu phương pháp phòng chống nóng, lạnh Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin /sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục lệnh/sgk (5’) (?) Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như rhế nào? (?) Chúng ta phải làm gì để chống nóng và chống lạnh? Mùa hè : Đội mũ nón khi đi đường, lao động. Mùa đông: Giữ ấm chân, cổ, ngực. Thức ăn nóng, nhiều mỡ. (?) Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp chống nóng, lạnh? (?) Việc xây nhà ở, công sở,cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, lạnh? (?) Trồng nhiều cây xanh có phải là 1 biện pháp chống nóng không? Tại sao? - Gv: Tích hợp: Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng không?(Cây xanh cho ta bóng mát, tạo môi trường sống mát mẻ, không khí trong lành. Vì thế ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở trường, ở nhà) - Gv: giúp HS hoàn thiện kiến thức III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh - HS: Tự thu thập thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến - HS: Ăn uống phù hợp cho từng mùa - HS: Chọn quần áo mặc cho phù hợp với điều kiện của thời tiết - HS: Tăng sức chịu đựng của cơ thể - HS: Nhà thoáng mát mùa hè, ấm cúng mùa đông - HS: Trồng nhiều cây xanh → tăng bóng mát, Oxi - HS: (Kết luận phần ghi nhớ) 3. Củng cố, kiểm tra đánh giá - Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định? - Nhiệt độ hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì? - Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào? - Vì sao vào mùa hè da người thường hồng hào, còn mùa đông (trời rét) da tái hay sởn gai ốc? - Hãy giải thích câu nói “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” 4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà - Học bài, trả lời câu hỏi/sgk - Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài vitamin và muối khoáng Soạn ngày : 27 tháng 12 năm 2014 Giảng dạy : 8A ngày 5 tháng 1 năm 2015 Điều chỉnh : ............................. 8B ngày 8 tháng 1 năm 2015 .............................. Tiết 37 - Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được vai trò của Vitamin và muối khoáng . - Vận dụng hiểu biết về Vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến liên quan đến chức năng của chúng. 2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng tư duy phân tích - Kĩ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng - Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK và tham khảo một số tài liệu để tìm hiểu vai trò nguồn cung cấp và cách phối hợp khẩu phần ăn hằng ngày đáp ứng nhu cầu vitamin và muối khoáng cho cơ thể. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên : Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa Vitamin và muối khoáng 2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước nội dung bài III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Động não - Vấn đáp – tìm tòi - Trực quan - Thảo luận cặp đôi - Giải quyết vấn đề IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Kiểm tra bài cũ Thân nhiệt là gì? Ở người bình thường nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức độ là bao nhiêu? Da giữ vai trò như thế nào trong sự điều hòa thân nhiệt? GV đưa thông tin lịch sử tìm ra Vitamin , giải thích ý nghĩa của từ Vitamin . 2. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của Vitamin đối với đời sống. Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv:Vận dụng hiểu biết về Vitamin và trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn. - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, thảo luận và hoàn thành bài tập - Gv: Gợi ý các câu đúng của bài tập: 1, 3, 5, 6 - Gv: yêu cầu học sinh nghiên cứu tiếp thông tin trong bảng 34.1 và trả lời câu hỏi : (?) Em hiểu Vitamin là gì ?Viatamin có vai trò gì đối với cơ thể? - Gv: Cần nhấn mạnh: Con người có thể lấy vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Từ đó liên hệ thực tế, để hs vận dụng vào cuộc sống. (?) Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể ? - Gv: Làm cho hs thấy được nguồn gốc của từng loại vitamin (?) Nếu cơ thể thiếu vitamin gây ra hậu quả như thế nào? - Gv: Liên hệ: Thí dụ cơ thể thiếu vitamin D, A...Từ đó giáo dục hs - Gv: Không lạm dụng nhiều vitamin ở dạng thuốc có thể gây bệnh nguy hiểm. → Thí dụ tiêm nhiều vitamin D sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa canxi của mô mềm, có thể dẫn đến tử vong. I/ Vai trò của Vitamin đối với đời sống - HS: Tự thu thập thông tin và hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của gv - HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 34.1 - Vitamin là hợp chất hoá học đơn giản , là thành phần cấu trúc của nhiều Enzim. Đảm bảo sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. - Con người không tự tổng hợp được Vitamin mà phải lấy từ thức ăn. - Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể - HS: Tự suy nghĩ trả lời Tiểu kết: - Vitamin là hợp chất hoá học đơn giản , là thành phần cấu trúc của nhiều Enzim. Đảm bảo sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. - Con người không tự tổng hợp được Vitamin mà phải lấy từ thức ăn. - Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cơ thể Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv: Vận dụng hiểu biết về muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn . - Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong bảng 34.2 và thảo luận câu hỏi : Vì sao nếu thiếu Vitamin D trẻ sẽ mắc bệnh còi xương ? (?) Vì sao nhà nước vận động sử dụng muối Iốt ? (?) Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần làm như thế nào để đủ Vitamin và muối khoáng? - Gv: Liên hệ về cách sử dụng muối iôt (muối iôt dễ bay hơi ở nhiệt độ cao) - Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận: (?) Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai? → Vì chất sắt cần cho sự tạo hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, bà mẹ khỏe mạnh. II/ Vai trò của muối khoáng đối với cơ thể: - HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 34.2 - HS: Thiếu Vitamin D : → Trẻ em còi xương vì : Cơ thể chỉ hấp thụ Canxi khi có mặt Vitamin D - HS: Cần sử dụng muối Iốt để phòng tránh bệnh bướu cổ. - HS: Bằng cách phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày. Kết luận: - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào , tham gia vào nhiều hệ Enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng . - Khẩu phần ăn cần: + Phối hợp nhiều loại thức ăn (động vật và thực vật ) + Sử dụng muối Iốt hằng ngày + Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất Vitamin Trẻ em nên tăng cường muối Canxi . Tiểu kết: - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào , tham gia vào nhiều hệ Enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng . - Khẩu phần ăn cần: + Phối hợp nhiều loại thức ăn (động vật và thực vật ) + Sử dụng muối Iốt hằng ngày + Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất Vitamin Trẻ em nên tăng cường muối Canxi . 3. Củng cố, kiểm tra đánh giá - Vitamin và muối khoáng có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? - Kể tên một vài loại vitamin và cho biết vai trò? - Vì sao nói thiếu vitamin D trẽ em sẽ mắc bệnh còi xương? - Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iôt? - Chúng ta cần phải làm gì để cơ thể cung cấp đầy đủ vitamin và muối khoáng? - Vì sao cần bổ sung chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai? 4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 106 - Xem trước nội dung bài 38. Soạn ngày : 29 tháng 12 năm 2014 Giảng dạy : 8A ngày 8 tháng 1 năm 2015 Điều chỉnh : ............................. 8B ngày 9 tháng 1 năm 2015 .............................. Tiết 38 - Bài 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau - Trình bày được nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng 2. Kĩ năng: - Hoạt động nhóm - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứvào cuộc sống - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ - Kĩ năng xác định giá trị: Cần cung cấp hợp lí và đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm, nâng cao chất lượng cuộc sống II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên : Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng 2. Chuẩn bị của học sinh : Xem trước nội dung bài III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Động não - Vấn đáp – tìm tòi - Dạy học theo nhóm - Giải quyết vấn đề IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Kiểm tra bài cũ Trình bày vai trò của vitamin và muối khoáng đối với cơ thế? Vì sao nói thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương? Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể hằng ngày theo các tiêu chuẩn qui định. Gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Vậy dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí? Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. 2. Bài mới Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở hoạt động 1 và đọc bảng: “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam “ ( trang 120 ) Trả lời câu hỏi : (?) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? - Gv: Liên hệ thực tế v/v hoạt động, lao động giữa người trưởng thành, trẻ em và người già (?) Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? - Gv: Liên hệ ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. (?) Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? (?) Tại sao người mới khỏi bệnh, lại cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người bình thường - Gv: Người có kích thước lớn thì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn (hình thức lao động) - Gv: Lấy thí dụ và liên hệ thức tế để hs thấy được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể khác nhau, y/c hs tự rút ra kết luận: I/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - HS: Tự thu thập thông tin trong SGK - HS: Nêu được + Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành, đặc biệt là protein (đạm). Vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển + Ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn. Vì sự vận động cơ thể kém hơn người trẻ. - HS: Ở những nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp. - HS: Nêu được + Lứa tuổi + Giới tính + Tình trạng sức khỏe - HS: Vì để phục hồi sức khỏe - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau . - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc : + Lứa tuổi + Giới tính + Trạng thái sinh lí + Lao động Tiểu kết: Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc biệt là protein vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển, ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của cơ thể kém người trẻ. Ở những nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố : + Giới tính : nam có nhu cầu cao hơn nữ +Lứa tuổi : trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên. + Dạng hoạt động : người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. + Trạng thái cơ thể : người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để cơ thể phục hồi sức khỏe. Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác - Gv: Y/c học sinh nghiên cứu thông tin ,quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng giá trị dinh dưỡng một số lọai thức ăn và hoàn chỉnh phiếu học tập: Lọai thực phẩm Tên thực phẩm Giàu Gluxit Giàu Prôtêin Giàu Lipít Nhiều Vitamin và chất khóang ............................... ............................... ............................... ............................... (?) Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì? + Giúp ăn ngon miệng + Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể + Sự hấp thụ thức ăn diễn ra tốt hơn - Gv: Chốt lại kiến thức và cho hs tự rút ra kết luận: II/ Giá trị dinh dưỡng của thức ăn : -HS: Nghiên cứu thông tin ,quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng giá trị dinh dưỡng một số lọai thức ăn à hoàn chỉnh phiếu học tập Lọai thực phẩm Tên thực phẩm Giàu Gluxit (chất đường bột) Giàu Prôtêin (chất đạm) Giàu Lipít (chất béo) Nhiều Vitamin và chất khoáng Gạo , ngô , khoai , sắn .. Thịt , cá , trứng ,sữa , đậu , đỗ Mỡ động vật , dầu thực vật Rau quả tươi và muối khoáng Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở: Thành phần các chất Năng lượng chứa trong nó Cần phối hợp các lọai thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể . Tiểu kết:Do tỉ lệ các chất hữu cơ có trong thực phẩm không giống nhau, tỉ lệ các loại vitamin ở những thực phẩm khác nhau cũng khác nhau, nên cần có sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Mặt khác, sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Do đó, sự hấp thụ thức ăn của cơ thể cũng tốt hơn Hoat động 3: Tìm hiểu khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần Rèn kỹ năng quan sát ; xử lí và trình bày số liệu Rèn năng lực tự học ,tư duy sáng tạo và hợp tác GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: (?) Khẩu phần là gì ? - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận : (?) Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường ? (?) Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau , quả tươi ? (?) Để xây dựng khẩu phần hợp lí cần dựa vào những yếu tố nào ? (?) Tại sao những người ăn chay vẫn khỏe mạnh ? Tích hợp giáo dục môi trường: Để có được những thực phẩm sạch ta cần phải làm gì ?(tránh các chất độc hại, mầm bệnh đi vào cơ thể cùng các loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày) GV: Yêu cầu HS rút ra nguyên tắc lập khẩu phần. III/ Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần : - Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày - HS: Người mới ốm khỏi thỉ cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe. - HS: Để cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể - HS: Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần - HS: Họ dùng sản phẩm từ thực vật như đậu , vừng , lạc chứa nhiều Prôtêin, tăng cường chất xơ → dễ tiêu hóa. - Bảo vệ môi trường nước, đất, sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học. - Nguyên tắc lập khẩu phần là: + Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng + Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin + Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tiểu kết: Khẩu phần cho các đối tượng khác nhau không giống nhau và ngay với một người, trong những giai đoạn khác nhau cũng khác nhau, vì nhu cầu năng lượng và nh
File đính kèm:
- SINH 8.doc